【đội hình arsenal gặp tottenham】Mua sắm tập trung: “Bảo bối” chống tham nhũng trong mua sắm công
Hướng theo thông lệ
Theo tổng kết của Bộ Tài chính, từ khi triển khai thí điểm tại 24 bộ, ngành, địa phương vào năm 2008 đến nay, việc mua sắm tài sản Nhà nước theo phương thức tập trung đã chứng tỏ rõ những hiệu quả quan trọng và cho thấy đây là một hướng đi đúng, phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Hiệu quả có thể nhận thấy rõ nhất chính là việc tiết kiệm ngân sách Nhà nước. Theo số liệu tổng hợp, chênh lệch giữa dự toán và số thực tế mua sắm của các bộ, ngành, địa phương tham gia thí điểm là hơn 467 tỷ đồng. Hiệu quả này không chỉ thể hiện ở số tiền giảm chi do mua sắm theo lô lớn mà còn được thể hiện ở chỗ chất lượng đầu vào tốt, giá mua thống nhất, tương đồng về kỹ thuật. Nếu mở rộng phạm vi áp dụng thì số tiền chênh lệch và hiệu quả mua sắm công sẽ lớn hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, việc thí điểm mua sắm tập trung (MSTT) đã hình thành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho việc mua sắm tài sản, hàng hoá theo phương thức tập trung; điều chỉnh từ khâu lập kế hoạch, giao dự toán mua sắm, xây dựng phương án tổ chức mua sắm, tổ chức đấu thầu mua sắm, bàn giao tài sản, hàng hoá cho đơn vị quản lý, sử dụng, bảo hành, bảo trì tài sản mua sắm, kiểm tra giám sát, công khai kết quả mua sắm, xử lý vi phạm, trách nhiệm tổ chức thực hiện... Trên cơ sở các điều kiện về năng lực, về khả năng cung cấp hàng hóa dịch vụ, về cơ chế chính sách quản lý ngân sách và quản lý tài sản nhà nước hiện hành, việc thực hiện tổ chức MSTT tại các bộ, ngành, địa phương đã tạo ra sự chuyển biến về nhận thức, nâng cao tinh thần trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị sử dụng tài sản nhà nước tiết kiệm và hiệu quả.
Không chỉ thế, việc mua sắm tài sản, hàng hoá theo phương thức tập trung đã đáp ứng được yêu cầu trang bị hiện đại, đồng bộ về tài sản, góp phần đổi mới công nghệ quản lý theo hướng cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đặc biệt là việc trang bị thiết bị công nghệ thông tin, trang thiết bị chuyên dùng trong ngành Hải quan, Kho bạc Nhà nước, Y tế, Giáo dục.
Việc tập trung đầu mối thực hiện mua sắm, tổ chức mua sắm góp phần đảm bảo việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước chặt chẽ, đúng pháp luật; hạn chế tình trạng trang bị tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định hoặc trang bị tài sản tràn lan, không hiệu quả. Đặc biệt, do MSTT nên các bộ, ngành Trung ương và địa phương có nhiều thời gian cho công tác chuyên môn của đơn vị mình hơn cũng như có điều kiện rà soát, thực hiện sắp xếp, điều chuyển, sử dụng có hiệu quả tài sản trong quá trình quản lý, sử dụng.
Vấp nhiều rào cản trong thí điểm
Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ Tài chính cũng đã nhận thấy những tồn tại, hạn chế trong quá trình thí điểm.
Trước hết, phương thức MSTT đang được áp dụng dựa trên tinh thần tự nguyện tham gia của các bộ, ngành, địa phương đăng ký tham gia thí điểm; danh mục hàng hóa, tài sản mua sắm chủ yếu do các bộ, ngành, địa phương quyết định; chưa có quy định bắt buộc áp dụng, vì vậy, phạm vi triển khai còn hẹp, chưa đồng nhất. Trong khi đó, nhận thức của các cấp, các ngành về phương thức MSTT với vị trí là công cụ hữu hiệu để phòng, chống tham nhũng, lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính, tài sản công chưa đầy đủ; còn có tâm lý e ngại, chưa chủ động và tích cực khi áp dụng phương thức này. Nhiều bộ, ngành, địa phương có số lượng tài sản mua sắm lớn chưa tham gia vào quá trình thí điểm.
Về cách thức và quy trình MSTT, giai đoạn thí điểm chỉ áp dụng một cách thức MSTT duy nhất là đơn vị được giao nhiệm vụ MSTT ký hợp đồng trực tiếp với nhà cung cấp được lựa chọn. Với cách thức này, quy trình, thủ tục mua sắm sẽ bị kéo dài, chưa phù hợp với quy trình chung về giao dự toán ngân sách, hạn chế quyền chủ động của các cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản dẫn đến bộ máy thực hiện mua sắm cồng kềnh, không hiệu quả, khó có thể nhân rộng.
Một rào cản lớn khác nằm ở mô hình tổ chức của đơn vị MSTT. Ở hầu hết các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương thực hiện thí điểm, việc thực hiện MSTT được giao cho Vụ Kế hoạch - Tài chính, Cục quản lý chuyên ngành, Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế,… thực hiện. Đến nay mới chỉ có Bình Thuận có tổ chức chuyên trách về mua sắm tài sản, hàng hoá theo phương thức tập trung là Trung tâm Mua tài sản công thuộc Sở Tài chính. Cán bộ làm nhiệm vụ MSTT hoạt động kiêm nhiệm. Việc kiêm nhiệm tại các đơn vị gặp nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện, hiệu quả mua sắm tài sản không cao.
Đặc biệt, khi thực hiện MSTT, hợp đồng mua sắm do chủ đầu tư ký với các nhà thầu, các đơn vị nhận hàng hoá, tài sản không được tham gia các điều khoản trong hợp đồng nên có những điều khoản trong hợp đồng khó thực hiện, nhất là điều khoản về bảo hành, bảo trì.
Tiết kiệm 30.000 tỷ đồng/năm
Để khắc phục những tồn tại trên, Bộ Tài chính đã trình và ngày 27-2-2016, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức ký Quyết định quy định việc mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung.
Với Quyết định này, sẽ có 3 cấp đơn vị MSTT gồm: Đơn vị MSTT quốc gia (là đơn vị tại Bộ Tài chính để thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản thuộc danh mục mua sắm tài sản tập trung cấp quốc gia, trừ thuốc); đơn vị MSTT thuốc quốc gia (là đơn vị tại Bộ Y tế để thực hiện nhiệm vụ MSTT thuốc thuộc danh mục MSTT cấp quốc gia) và đơn vị MSTT của các bộ, cơ quan Trung ương, các tỉnh.
Việc thực hiện MSTT được thực hiện theo 2 cách thức là ký hợp đồng trực tiếp hoặc ký thỏa thuận khung. Nếu ký hợp đồng trực tiếp được áp dụng khi mua tài sản thuộc các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, nguồn viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thuộc nguồn ngân sách Nhà nước mà nhà tài trợ có yêu cầu áp dụng theo các thức ký hợp đồng trực tiếp. Trường hợp mua vắc xin phục vụ công tác tiêm chủng cũng được sử dụng cách thức này. Các trường hợp còn lại ngoài 2 trường hợp nói trên được thực hiện MSTT theo cách ký thỏa thuận khung.
Bộ Tài chính, Bộ Y tế, các bộ, cơ quan Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền ban hành danh mục tài sản MSTT căn cứ theo kết quả MSTT, yêu cầu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước, năng lực của các đơn vị MSTT, điều kiện phát triển của thị trường cung cấp tài sản và điều kiện quy định.
Đánh giá tác động khi thực hiện MSTT, ông Trần Đức Thắng – Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết: Nếu triển khai phương thức MSTT tốt, số tiền tiết kiệm được có thể chiếm đến khoảng 15%/tổng giá trị mua sắm. Chi mua sắm tài sản Nhà nước hàng năm của Việt Nam chiếm khoảng 20% chi ngân sách, tương đương khoảng 200.000 tỷ đồng/năm. Như vậy, nếu triển khai MSTT toàn bộ các hàng hóa, dịch vụ như ở một số nước thì hàng năm dự kiến sẽ tiết kiệm chi ngân sách là 30.000 tỷ đồng/năm. Giải thích nguyên nhân, ông Thắng liệt kê: “Mua sắm với số lượng lớn giá mua sẽ giảm; giảm đầu mối thực hiện mua sắm và giảm đáng kể chi phí để tổ chức đấu thầu”.
Ngoài ra, việc thực hiện MSTT sẽ khắc phục được tình trạng mua sắm vượt tiêu chuẩn, định mức, vượt nhu cầu thực tế và mua sắm xa xỉ, không hiệu quả; hạn chế tiêu cực, sai phạm trong việc mua sắm công do việc thực hiện mua sắm được chuyên nghiệp hóa, công khai, minh bạch. Khi phương thức MSTT đi vào vận hành một cách chuyên nghiệp sẽ giảm bộ máy và biên chế trong mua sắm công. “Theo phương án như hiện nay từ hàng chục nghìn đầu mối mua sắm sẽ giảm còn khoảng 170 đầu mối MSTT, gồm 2 đơn vị MSTT cấp quốc gia, 42 đầu mối thuộc các bộ, cơ quan Trung ương và 126 đầu mối của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương – Cục trưởng Cục Quản lý công sản chia sẻ.
Đặc biệt, với công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện phòng chống tham nhũng, lãng phí trong mua sắm công được tăng cường do số lượng cơ quan, đơn vị thực hiện mua sắm công giảm lớn; qua đó góp phần giải quyết được các mục tiêu kinh tế vĩ mô thông qua chính sách và thực hiện gắn với mua sắm công tập trung.
(责任编辑:World Cup)
- ·Vé máy bay dịp Tết: Nhiều chặng bay cháy vé hạng phổ thông
- ·Bổ sung quy định cấm đe dọa, ép buộc khách hàng mua bảo hiểm
- ·Linh hoạt các giải pháp phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện
- ·Kiểu gì cũng vui
- ·Cuốn nhật ký bằng thơ kể lại cuộc đời nhiều biến động
- ·Giá heo hơi hôm nay ngày 20/8/2023: Ghi nhận mức thấp nhất 56.000 đồng/kg
- ·Lý do Israel nhanh chóng kiểm soát núi cao nhất Syria
- ·Cận cảnh kho hàng lậu do Hải quan Quảng Trị bắt giữ
- ·Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường cả năm 2024 đạt mức 227.500 tỷ đồng
- ·Phát triển được 56.572 người tham gia bảo hiểm sau 1 ngày ra quân vận động
- ·Tạm giữ tài xế xe khách trong vụ tai nạn khiến 2 anh em tử vong ở Đồng Nai
- ·Ukraine tố đang bị tấn công toàn diện, Mỹ kêu gọi thế giới trừng phạt Nga
- ·Nga cảnh cáo Phần Lan, Thụy Điển về gia nhập NATO
- ·Một hộ nghèo, cả xã cùng lo
- ·Khởi tố loạt giám đốc doanh nghiệp mua bán trái phép hoá đơn
- ·Mới từ những thay đổi nhỏ
- ·Ông Putin nói phương Tây dối trá, Mỹ khẳng định không gửi quân
- ·Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã
- ·Apple nối lại đàm phán với BMW để phát triển ô tô điện
- ·Nổ vang trời gần trung tâm Kiev, Ukraine kêu gọi “đội quân IT”