【xem bong trực tiếp】Hỗ trợ thanh niên lập thân, lập nghiệp
(CMO) Khởi nghiệp, lập nghiệp là vấn đề quan tâm của rất nhiều đoàn viên thanh niên trên địa bàn huyện Đầm Dơi. Tuy nhiên, câu chuyện khởi nghiệp này vẫn còn lắm khó khăn.
Nhận được 10 triệu đồng từ nguồn quỹ hỗ trợ khởi nghiệp của Huyện đoàn Đầm Dơi, đoàn viên Lê Tuấn Kiệt, ấp Cái Ngay, xã Thanh Tùng triển khai mô hình nuôi gà thương phẩm. Với kinh nghiệm từng nuôi gà trước đó, ước đến tháng 9, tháng 10 này gà có thể xuất bán, mang về nguồn thu vài chục triệu đồng. Từ đó, anh có thể trả nguồn vốn vay, cũng như tiếp tục phát triển mô hình.
Anh Trương Văn Đệ, Bí thư Xã đoàn Tạ An Khương Đông, huyện Đầm Dơi (bìa trái) hướng dẫn cách nuôi và chăm sóc dế. |
Anh Lê Tuấn Kiệt chia sẻ: “Mặc dù đã có kinh nghiệm trong việc nuôi gà nhưng do mới lần đầu đầu tư số lượng lớn gà nên cũng lo về đầu ra. Tuy nhiên, bước đầu được hỗ trợ nguồn vốn tôi rất an tâm, vì muốn phát triển kinh tế mà không có đồng vốn sẽ rất khó khăn”.
Bí thư Xã đoàn Thanh Tùng Nguyễn Tuấn Dũ chia sẻ: “Hiện nay, thanh niên rất cần nguồn vốn để phát triển và duy trì các mô hình sản xuất hiệu quả. Có được nguồn vốn từ quỹ hỗ trợ thanh niên như cứu cánh, giúp các bạn đầu tư sản xuất, không phải đi làm ăn xa”.
Nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ dế thái của thị trường và vốn đầu tư ít, năm 2018, Bí thư Xã đoàn Tạ An Khương Đông Trương Văn Đệ tìm hiểu kỹ thuật nuôi dế thông qua sách báo và tham quan, mua con giống tại tỉnh Bạc Liêu. Từ 4 chuồng dế ban đầu đem lại hiệu quả, năm nay, Huyện đoàn hỗ trợ anh 10 triệu đồng từ quỹ hỗ trợ thanh niên, anh mở rộng quy mô lên 9 chuồng nuôi.
Anh Trương Văn Đệ cho biết: “Trước tình hình thanh niên rời địa phương đi làm ăn xa, bản thân là một thủ lĩnh Đoàn thanh niên, tôi đã nghiên cứu mô hình thiết thực, có đầu ra, ít vốn để níu chân thanh niên ở lại địa phương phát triển kinh tế và tham gia hoạt động. Tôi sẽ duy trì mô hình và hướng dẫn cách làm cho nhiều thanh niên khác để cùng phát triển kinh tế”.
Dế sau 1 tháng nuôi là có thể bán được. Nguồn thức ăn cho dế được tận dụng từ các loại lá tại vườn, nhất là lá khoai mì. Hiện tại với 9 chuồng nuôi, trung bình mỗi tháng anh cung cấp ra thị trường trên 40 kg dế. Với giá bán khoảng 100.000 đồng/kg, anh có thu nhập khoảng 4-5 triệu đồng. Ngoài ra, anh còn tận dụng dế làm thức ăn nuôi gà, chim cút tại hộ gia đình. Sau 1 năm, anh đã hoàn được vốn và thu về lợi nhuận mỗi tháng; đồng thời tích luỹ kinh nghiệm trong chăm sóc, nhân giống và sẵn sàng hỗ trợ ai có nhu cầu học hỏi để phát triển kinh tế gia đình.
Điểm chung của 2 mô hình trên chính là sự tiếp sức từ các nguồn vốn vay, sự hỗ trợ của Huyện đoàn và hơn hết là ý chí của thanh niên trên con đường lập thân, lập nghiệp. Tuy nhiên, một số mô hình vẫn chưa có đầu ra ổn định như mô hình nuôi gà thương phẩm của anh Kiệt. Bên cạnh đó, nguồn quỹ khởi nghiệp, lập nghiệp hầu như do đoàn viên tại địa bàn tự đóng góp, do đó, vẫn còn hạn chế và chưa thể hỗ trợ kịp thời cho những địa chỉ cần vốn.
Bí thư Huyện đoàn Đầm Dơi Nguyễn Hải Âu cho biết: “Nguồn vốn quỹ hỗ trợ thanh niên ra đời năm 2019, được lực lượng thanh niên toàn huyện ủng hộ nhiệt tình. Đến nay đã hỗ trợ cho 3 đoàn viên, mỗi đoàn viên 10 triệu đồng. Huyện đoàn sẽ tiếp tục duy trì nguồn vốn hỗ trợ này cũng như nâng số vốn lên để giúp nhiều đoàn viên tiếp cận, phát triển kinh tế gia đình”.
Bên cạnh đó, hiện toàn huyện có 32 đoàn viên thanh niên đăng ký xây dựng mô hình sản xuất có thu nhập từ 50-100 triệu đồng; 16 đoàn viên đăng ký kinh doanh có thu nhập từ 150-250 triệu đồng; xây dựng được 18 CLB thanh niên làm kinh tế với 426 thành viên. Ngoài ra, thực hiện Chỉ thị 03 của BTV Huyện uỷ Đầm Dơi về tăng cường chỉ đạo phát huy sáng kiến của cán bộ và Nhân dân, tổ chức các mô hình, nâng cao hiệu quả phát huy sáng kiến của cán bộ và Nhân dân, qua triển khai đã có 58 mô hình được thực hiện, như: mô hình nuôi sò, nuôi bồ câu, nuôi tôm công nghiệp, dèo cua, trồng rau sạch, làm tôm khô, làm đồ dùng bằng composite... Đây được đánh giá là những mô hình tạo điều kiện cho thanh niên tiếp cận và tìm kiếm thông tin, trau dồi kiến thức, nghiên cứu học tập, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để phát triển kinh tế gia đình. Qua đó, giúp thanh niên làm giàu chính đáng từ đôi bàn tay và khối óc, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, xung kích trong phát triển kinh tế, cũng như trong xây dựng quê hương./.
Thuỳ Mỵ
(责任编辑:Thể thao)
- ·Bình Định khởi công tuyến đường hơn 1.170 tỷ đồng
- ·Bố trí vốn nâng cấp, sửa chữa đường ĐT đi qua huyện Hớn Quản
- ·Lộc Hòa: 142 hộ nông dân sản xuất
- ·Góp sắc xuân cho mọi nhà
- ·Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà ấp ủ viết sách về môi trường
- ·Những nữ đại biểu dân cử vì dân
- ·Lãnh đạo nước ta đón, hội đàm với Thủ tướng Ma
- ·Từ ngày 1/5, giá gas sẽ tăng từ 3.300
- ·Nhận định, soi kèo Angers vs Brest, 21h00 ngày 5/1: Chủ nhà phá dớp
- ·Khai mạc Hội nghị Cấp cao lần thứ hai Ủy hội sông Mê Công quốc tế
- ·VNeID sẽ phục vụ tốt hơn khi sửa đổi luật và hoàn thiện thêm tính năng
- ·Bia chủ quyền ở Trường Sa được công nhận Di tích cấp Quốc gia
- ·Ðảng viên cao niên viết tiếp truyền thống cách mạng
- ·Quốc hội xem xét, quyết định những vấn đề hệ trọng của đất nước
- ·“Trợ lý ảo” VAV
- ·Tiêm vắc xin Sởi
- ·Ngành thủy sản hướng tới cột mốc 10 tỷ USD xuất khẩu
- ·Giảm hơn 1.400 đồng, xăng E5 RON92 xuống còn 17.181 đồng mỗi lít
- ·Thời tiết Hà Nội 22/7: Nắng xuất hiện từ sớm, trời oi nóng
- ·Thủ tướng chỉ đạo: Dập tắt dịch sởi càng sớm càng tốt