【kết quả trực tiếp bóng đá ý】Xây dựng thương hiệu để yến sào chinh phục thị trường tỷ dân
Yến sào Việt Nam bắt đầu thâm nhập thị trường tỷ dân Đưa yến sào sang Trung Quốc bằng chính ngạch Lô yến sào đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc |
Ngày 16/11/2023, Lễ xuất khẩu lô tổ yến đầu tiên của Việt Nam sang Trung Quốc được tổ chức tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: TĐ |
“Quả ngọt” sau gần 5 năm
Sau gần 5 năm nỗ lực trao đổi, đàm phán với rất nhiều cuộc họp kỹ thuật cũng như trao đổi, bổ sung thông tin và đánh giá hệ thống quản lý sản xuất tổ yến của Việt Nam giữa Cục Thú y và Tổng cục Hải quan Trung Quốc, Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch, kiểm tra và vệ sinh thú y đối với tổ yến xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc đã được ký giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc và có hiệu lực từ ngày 9/11/2022. Và ngày 16/11, lễ xuất khẩu lô tổ yến đầu tiên của Việt Nam sang Trung Quốc được tổ chức tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn).
Bà Trần Thị Thu Phương, Phó trưởng Phòng Hợp tác quốc tế và Truyền thông, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, tổ yến được phép xuất khẩu là sản phẩm đã được làm sạch (yến sào tinh), tổ yến thô vẫn tiếp tục quá trình đàm phán và hàng năm phía Trung Quốc sẽ cấp hạn ngạch số lượng được phép nhập khẩu từ các nước và phân cho các nhà nhập khẩu. Về nguyên tắc chung, các doanh nghiệp phải khai báo các nhà yến cung cấp nguyên liệu, nhà yến cần có mã số định danh, có chương trình giám sát dịch bệnh và thực hiện đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc theo quy định.
“Trong quá trình đàm phán, phía Trung Quốc đánh giá Việt Nam có chất lượng tổ yến cao nhưng sản lượng hạn chế nên cần phải kiểm soát chặt về nguồn gốc, tránh bị trà trộn. Ngay trên bao bì sản phẩm, phía Trung Quốc yêu cầu ghi rõ về tên và số đăng ký nhà nuôi yến; tên và địa chỉ, số đăng ký của doanh nghiệp chế biến; điều kiện bảo quản, ngày sản xuất cùng nhiều thông tin liên quan khác. Do vậy, các doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc cần tập hợp danh sách các nhà yến thuộc chuỗi để thực hiện giám sát dịch bệnh, ghi chép nhật ký chăn nuôi, thu hoạch… để có dữ liệu cung cấp cho phía Trung Quốc theo yêu cầu”, bà Trần Thị Thu Phương cho biết thêm.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, Nghị định thư chính thức được ký kết sau gần 5 năm đàm phán. “Đây là điều kiện quan trọng để sản phẩm tổ yến của Việt Nam có đầu ra bền vững tại thị trường Trung Quốc. Nếu thúc đẩy được mặt hàng này, ngành nông nghiệp sẽ đa dạng hóa được sản phẩm, cũng như tăng giá trị xuất khẩu, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu 55 tỷ USD mà Thủ tướng giao”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.
Theo đánh giá của các chuyên gia, Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch, kiểm tra và vệ sinh thú y đối với tổ yến xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc đã tạo ra rất nhiều cơ hội cho nghề nuôi chim yến và chế biến tổ yến của Việt Nam. Cụ thể, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ tổ yến lớn nhất thế giới, chiếm hơn 80% thị phần toàn cầu. Các số liệu chuyên ngành tổ yến tại Trung Quốc cho biết nhập khẩu tổ yến chính ngạch vào Trung Quốc năm 2019 là 180 tấn, năm 2020 là 220 tấn và năm 2021 khoảng hơn 300 tấn. Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng rất lớn và thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi chim yến do có bờ biển dài, nhiều đảo và các dãy núi nhô ra biển, ra các đầm, phá. Chất lượng sản phẩm tổ yến của Việt Nam được đánh giá vượt trội so với các nước trong khu vực. Nhờ vậy, sản phẩm tổ yến của Việt Nam được khách hàng Trung Quốc rất ưa chuộng.
Xây dựng thương hiệu cho ngành hàng triệu đô
Là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho phép xuất khẩu 2 loại sản phẩm tổ yến mà công ty đã đăng ký là tổ yến tinh chế và yến hũ chưng sẵn vào thị trường Trung Quốc, bà Nguyễn Thị Thu Hà, Tổng giám đốc Công ty TNHH AVANEST cho biết, từ lô hàng đầu tiên này, Công ty AVANEST sẽ cố gắng và nỗ lực hơn nữa, không ngừng đổi mới, phát triển để đáp ứng các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, giữ vững uy tín của sản phẩm yến sào Việt Nam. Đồng thời gia tăng giá trị, số lượng sản phẩm yến sang Trung Quốc nói riêng và thị trường quốc tế nói chung.
Để nắm bắt được cơ hội này, ông Hồng Đình Khoa, Tổng giám Đốc Công ty CP Việt Nam Quốc Yến khẳng định, cần xây dựng thương hiệu yến sào Việt Nam lớn mạnh đủ tầm vươn ra thị trường quốc tế, xâm nhập thị trường Trung Quốc, tạo uy tín ở các thị trường cao cấp như Nhật Bản, châu Âu, Mỹ và Canada…. Do vậy, cần phát triển sản xuất theo chuỗi sản phẩm, gắn kết các khâu từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Theo đó, việc đầu tư nhà máy sản xuất yến sào tiêu chuẩn cao thể hiện tầm nhìn dài hạn, hướng tới mục tiêu xuất khẩu bền vững.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Trần Phước Sỹ, Chủ tịch Hội yến sào Quảng Đà đánh giá, nghề nuôi yến đang phát triển tại nhiều địa phương như Quảng Nam, Bình Định, Kiên Giang… Tuy nhiên, chuỗi liên kết giữa người nuôi và doanh nghiệp chế biến chưa thực sự nhiều và bền vững. Bên cạnh đó, người nuôi còn đang gặp phải không ít những thách thức về quy hoạch vùng nuôi, điều kiện cấp mã số vùng nuôi. Do đó, Chủ tịch Hội yến sào Quảng Đà mong muốn các bên liên quan chung tay, tạo cơ chế thuận lợi cho người nuôi, giúp ngành hàng phát triển hết tiềm năng, dư địa.
Còn theo ông Bùi Băng Sơn, Giám đốc Công ty TNHH Yến Sào Trí Sơn (TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang), hiện nay tại tỉnh Tiền Giang có hơn 1.700 nhà yến, cho sản lượng 19 tấn/năm, đứng thứ 3 cả nước. Số lượng nhà yến nuôi ngày càng tăng, nhiều nhất là khu vực Gò Công, huyện Chợ Gạo, Tân Phước… Thời gian qua các ngành chức năng như: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương đã quản lý chặt chẽ các quy định về xây nhà yến, giám sát tình hình chăn nuôi và tạo điều kiện cho các hộ nuôi chim yến, hỗ trợ xuất khẩu tổ yến, tạo chuỗi liên kết sản phẩm, hướng tới xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc và các nước khác. Qua công tác vận động, khuyến cáo của các cơ quan chức năng tỉnh Tiền Giang, Công ty TNHH Yến Sào Trí Sơn đã ký kết hợp tác sản xuất tổ yến với hơn 100 nhà yến trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo vùng nguyên liệu đạt tiêu chuẩn để phía Trung Quốc xem xét cấp mã số xuất khẩu. “Liên kết tức là mình đăng ký nhà yến của hộ nuôi với bên Thú y Vùng 6. Thú y sẽ đi đến các nhà yến đó lấy mẫu kiểm tra dịch bệnh nếu đạt thì sẽ thông qua danh sách đó giống như là vùng nguyên liệu của Công ty Trí Sơn đăng ký với phía Trung Quốc để xuất khẩu. Sau khi nhà yến của người đăng ký được phía Trung Quốc chấp nhận là vùng nguyên liệu, có mã xuất khẩu được chấp nhận, Công ty TNHH Yến Sào Trí Sơn sẽ mua hết các sản phẩm yến đó.
(责任编辑:World Cup)
- ·Đề xuất xây khu tái định cư nứt đất ở Đắk Nông
- ·Chủ tịch Quốc hội: Bảo đảm tiếp cận giáo dục công bằng, bình đẳng
- ·Phải quản lý, sử dụng tài sản công tiệm cận như tài sản tư
- ·Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức thi tìm hiểu về truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng
- ·Còn hơn 900km cao tốc chờ cân đối vốn đầu tư
- ·Thủ tướng: Phát triển thị trường lao động cần trả lời 7 câu hỏi vì sao
- ·Hàng nghìn người dân Philippines phải sơ tán ảnh hưởng từ siêu bão Mawar
- ·Phó Thủ tướng: Bà Rịa
- ·Thêm 2 mái ấm cho người nghèo
- ·Chủ tịch nước gửi thư tới Thủ tướng Nhật Bản chúc mừng sự kiện Olympic
- ·Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/12/2024
- ·Ông Trần Việt Trường tái đắc cử Chủ tịch TP Cần Thơ
- ·Hình ảnh Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm và việc tại tỉnh Lào Cai
- ·Một số đại biểu Quốc hội tiếp xúc với F0 vắng họp Quốc hội
- ·Ngày 5/1: Giá gạo trong nước giảm mạnh
- ·Sẵn sàng cho sân chơi ở Đông Nam Á
- ·Gọi F0, F1 có còn phù hợp?
- ·Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chất vấn Bộ trưởng Tô Lâm về an ninh mạng
- ·Điểm khác nhau giữa Apple iAd, Google và Facebook Ads
- ·TP Hồ Chí Minh: Giải thưởng sáng tạo lần thứ 3 sẽ được trao cho 7 lĩnh vực