【mallorca vs valencia】Bến Tre phấn đấu thành tỉnh khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
TheếnTrephấnđấuthànhtỉnhkhácủavùngĐồngbằngsôngCửmallorca vs valenciao ông Phan Văn Mãi, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, Đại hội sẽ đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đột phá, phấn đấu đưa Bến Tre trở thành tỉnh khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Ông Phan Văn Mãi, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, |
Ông có thể cho biết một số kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế- xã hội của Bến Tre trong 5 năm vừa qua?
Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức về hạn hán, xâm nhập mặn và đại dịch Covid-19, nhưng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Bến Tre bình quân 5 năm tăng trưởng với tốc độ khá, ước đạt 6,41%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, GRDP bình quân đầu người ước đạt 43,6 triệu đồng, đưa tỉnh cơ bản thoát khỏi tụt hậu, mức sống của người dân Bến Tre đã vươn lên ngang bằng mức sống trung bình của người dân trong khu vực. Chất lượng tăng trưởng các khu vực được nâng lên.
Nông nghiệp được đầu tưvà phát triển khá toàn diện với Đề án Tái cơ cấungành nông nghiệp gắn với phát triển chuỗi giá trị và liên kết phát triển bền vững đạt kết quả bước đầu. Diện tích, sản lượng dừa tăng mạnh, diện tích dừa hữu cơ ngày càng tăng; chuỗi giá trị cây dừa khá hoàn chỉnh, giá trị xuất khẩu sản phẩm từ dừa đạt 265 triệu USD (chiếm 22% tổng kim ngạch xuất khẩu).
Cây ăn trái chuyển đổi theo hướng chuyên canh, cây đặc sản có giá trị kinh tế cao phục vụ nhu cầu xuất khẩu, tiêu thụ trong nước, gắn với phát triển du lịch. Ngành thủy sản tiếp tục được đầu tư và khẳng định vai trò quan trọng, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong giá trị sản xuất nông nghiệp (khoảng 53,5%); nuôi sạch và ứng dụng khoa học, công nghệ trong nuôi trồng thuỷ sản tăng khá.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm tăng khá theo hướng gia trại, trang trại, an toàn sinh học và bước đầu hình thành chuỗi giá trị, kết hợp hiệu quả trong kinh tế vườn, thủy sản được nhân rộng. Chương trình xây dựng nông thôn mới phát triển khá, diện mạo nông thôn tiếp tục khởi sắc.
Kinh tế - xã hội của Bến Tre đã đạt được nhiều thành tựu trong thời gian qua. Trong ảnh: Một góc TP. Bến Tre. |
Công nghiệp - xây dựng tăng trưởng khá, giá trị sản xuất tăng bình quân 11,6%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến và các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Hạ tầng các khu, cụm công nghiệp được quan tâm đầu tư; Khu công nghiệp An Hiệp, Giao Long đã được lấp đầy và hoạt động ổn định; xây dựng và đưa vào hoạt động 3 cụm công nghiệp, đang triển khai xây dựng Khu công nghiệp Phú Thuận (chuẩn bị tiếp nhận đầu tư vào năm 2021); giá trị sản xuất trong các khu, cụm công nghiệp chiếm 61,8% giá trị sản xuất công nghiệp và 66,5% tổng kim ngạch xuất khẩu; tỷ lệ giá trị sản phẩm công nghệ cao và ứng dụng công nghệ cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp đến cuối năm 2020 ước đạt 30%, tăng 7,2 điểm % so với năm 2016; giải quyết việc làm cho khoảng 38.000 lao động.
Hệ thống chợ, siêu thị được đầu tư nâng cấp, mở rộng khắp tỉnh, đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân. Du lịch phát triển mạnh, lượng khách tăng bình quân 12,5%/năm. Đặc biệt, thị trường xuất khẩu của tỉnh mở rộng trên 126 nước và vùng lãnh thổ, tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến và một số sản phẩm có giá trị cao. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 5.074 triệu USD, tăng 12,8%/năm.
Cơ cấu các thành phần kinh tế, kinh tế hợp tác và các hình thức liên kết sản xuất chuyển dịch theo hướng tích cực, gắn với chuỗi giá trị; kinh tế dân doanh phát triển khá nhanh, hoạt động hiệu quả. Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), “Đồng khởi khởi nghiệpvà phát triển doanh nghiệp” đạt kết quả khả quan: đã thành lập mới 2.500 doanh nghiệp; 20.999 hộ kinh doanh cá thể, nâng tổng số doanh nghiệp hiện có là 4.709 doanh nghiệp và 50.457 hộ kinh doanh; tổng vốn đăng ký đạt 6.585,4 tỷ đồng, tổng doanh thu năm 2019 đạt 5.501,6 tỷ đồng, giải quyết khoảng 107.361 việc làm.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh là 1.088 triệu USD, tăng 2,36 lần so với nhiệm kỳ trước; vốn đầu tư trong nước ước đạt 68.414 tỷ đồng, tăng 4,28 lần so với nhiệm kỳ trước. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 82.941 tỷ đồng, vượt 3,4% so chỉ tiêu và tăng gần 1,43 lần so với giai đoạn trước; hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) được cải thiện đáng kể (năm 2016 là 5,2; năm 2020 là 4,3).
Quy hoạch đô thị được tập trung thực hiện đúng định hướng, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 20%, trong đó TP. Bến Tre đạt chuẩn đô thị loại II; các thị trấn Ba Tri, Bình Đại, Mỏ Cày đạt chuẩn đô thị loại IV; có 20 trung tâm xã, thị trấn được công nhận đô thị loại V (đạt chỉ tiêu); thu hút đầu tư xây dựng các khu đô thị mới, khu dân cư đạt kết quả tốt.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo, điều hành, cải cách thủ tục hành chính của các cơ quan Đảng, chính quyền các cấp bước đầu phát huy hiệu quả. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm đạt nhiều kết quả thiết thực. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%, giải quyết việc làm cho người lao động ngày càng tăng, bình quân gần 20.000 người/năm, công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng đạt kết quả tốt, đạt gần gấp 2 lần so chỉ tiêu đề ra... là những kết quả nổi bật của tỉnh trong nhiệm kỳ qua.
Theo ông, tỉnh cần khắc phục những hạn chế, yếu kém nào để phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới?
Với sự cầu thị, Tỉnh ủy cũng chỉ ra những mặt còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục, nhằm hoàn thiện hơn trong nhiệm kỳ tới trên lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đó, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp chưa đạt yêu cầu theo đề án; sự liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chưa thật sự hiệu quả; xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực chưa toàn diện.
Bốn tiêu chí về giao thông, thu nhập, môi trường và an ninh trật tự trong xây dựng nông thôn mới chưa đạt mục tiêu. Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thật sự trở thành động lực góp phần nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; thu hút đầu tư vào nông nghiệp còn hạn chế.
Sản xuất công nghiệp tuy tăng trưởng khá, nhưng chưa đạt mục tiêu, tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế còn thấp; kêu gọi đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch chưa đạt chỉ tiêu; chậm triển khai một số dự ánđược cấp phép đầu tư; chưa có nhiều doanh nghiệp lớn có khả năng dẫn dắt kinh tế tỉnh.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế, GRDP bình quân đầu người, kim ngạch xuất khẩu chưa đạt chỉ tiêu; kinh tế tư nhân phát triển khá, nhưng quy mô còn nhỏ, sức cạnh tranh thấp. Hệ thống kết cấu hạ tầng còn nhiều bất cập, nhất là giao thông, thủy lợi, điện, nước chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tiềm năng về du lịch chưa được quan tâm đầu tư và khai thác đúng mức... Đây cũng chính là những điểm nghẽn cần tập trung tháo gỡ nhanh trong thời gian tới.
Bến Tre sẽ đề ra những nhiệm vụ trong tâm và giải pháp đột phá nào về phát triển kinh tế - xã hội để đưa tỉnh phát triển nhanh, hội nhập sâu rộng, phấn đấu trở thành tỉnh khá trong vùng ĐBSCL như mục tiêu đề ra, thưa ông?
Bến Tre sẽ tiếp tục tinh thần thi đua “Đồng khởi mới”, phấn đấu thành tỉnh phát triển khá của vùng ĐBSCL vào năm 2025 và của cả nước vào năm 2030. Tỉnh đề ra 5 nhiệm vụ trọng tâm và 3 nhiệm vụ đột phá.
5 nhiệm vụ trọng tâm gồm:
Một là, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có năng lực và uy tín với Nhân dân. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp uỷ; đẩy mạnh cải cách hành chính trong hệ thống chính trị; tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân.
Hai là, xây dựng con người Bến Tre phát triển toàn diện, thân thiện, năng động, gia đình hạnh phúc - tiến bộ. Khơi dậy mạnh mẽ truyền thống Đồng khởi, khát vọng vươn lên làm cuộc “Đồng khởi mới” trong phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Ba là, tập trung phát triển nông nghiệp sạch, hiệu quả là nền tảng; phát triển công nghiệp chế biến, năng lượng và xây dựng đô thị là động lực tăng trưởng; phát triển thương mại, dịch vụ, ngành du lịch là mũi nhọn.
Bốn là, hoàn thành Quy hoạch tỉnh Bến Tre thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, gắn với định hướng phát triển tỉnh về hướng Đông, liên kết vùng và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Tập trung xây dựng các cơ chế huy động các nguồn vốn, tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi, cấp nước, tạo quỹ đất cho phát triển.
Năm là, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân và thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh; chủ động nắm bắt và xử lý tốt các vấn đề an ninh phi truyền thống; kiểm soát tình hình ma túy, tín dụng đen, trật tự xã hội; xây dựng môi trường xã hội ổn định, an toàn phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
Ba nhiệm vụ đột phá gồm:
Một là, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, phát triển các cơ chế, chính sách phù hợp. Phấn đấu đưa Chỉ số cải cách hành chính vào nhóm 20 cả nước.
Hai là, huy động mọi nguồn lực, đầu tư phát triển hạ tầng thuỷ lợi, cấp nước, giao thông, logistics, đô thị. Phấn đấu hình thành giai đoạn I tuyến động lực ven biển.
Ba là, phát triển nguồn nhân lực phù hợp tầm nhìn chiến lược đến năm 2030 và năm 2045; tập trung xây dựng nhân lực khoa học, công nghệ, chuyển đổi số, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
(责任编辑:World Cup)
- ·Kỳ vọng thanh khoản chứng khoán sớm đảo chiều
- ·Người phụ nữ bị ghét nhất mạng xã hội
- ·Chuyển tiền quốc tế siêu tốc, miễn 100% phí với MSB
- ·TPHCM: Doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội gần 3.000 tỷ đồng
- ·Sách Phật giáo: Những tác giả quen thuộc tiếp tục thu hút độc giả
- ·Thêm nhiều hãng công nghệ lên kế hoạch rút hoàn toàn khỏi Nga
- ·Lần đầu tiên Việt Nam sản xuất Apple Watch và MacBook
- ·TPHCM: Doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động tăng 48,5%
- ·Nút home trên iPhone 7 không hoạt động với găng tay
- ·Việt Nam xếp thứ 2 thế giới về lượng truy cập website Pi Network
- ·Lập đoàn kiểm tra vụ xã bán hàng nghìn m3 đất trái quy định
- ·Viettel, FPT, MobiFone, Bkav, CMC được cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử
- ·Nhiều lợi ích cho doanh nghiệp từ Cổng dịch vụ công quốc gia
- ·Cổ đông lo rủi ro khi Techcombank tập trung vào khách hàng lớn và bất động sản
- ·HCM City's master planning scheme embodies innovative thinking, bold ambitions: PM
- ·SCB đang xúc tiến phát hành 500 triệu cổ phiếu
- ·Công nghệ thực phẩm giải bài toán an ninh lương thực châu Á
- ·Đâu là những vị trí được trả lương cao trong lĩnh vực CNTT?
- ·Vé máy bay dịp Tết: Nhiều chặng bay cháy vé hạng phổ thông
- ·Tăng tốc trở lại nhịp kinh doanh bình thường mới