【tài góc】Có một Bến Tre ở bình phước
BP - Năm 2002,ộtBếnTreởbigravenhphướtài góc khi người dân Bến Tre đến nhận đất và bắt đầu cuộc sống mới, ông Năm Phong tới thăm hỏi và định hướng canh tác loại cây phù hợp với điều kiện, khí hậu, thổ nhưỡng ở đây. Lúc nghỉ hưu, ông vẫn thường xuyên đi thăm bà con Bến Tre ở Tân Hiệp. Ông nói, không có niềm vui nào hơn khi ngồi ăn bữa cơm với người dân và được họ khoe “Bây giờ hết đói ăn, hết khổ rồi chú Năm ơi”. Cuộc sống ngày càng cải thiện, ngoài sự hỗ trợ, quan tâm của chính quyền thì mỗi người dân phải tự vươn lên và giúp nhau bằng nhiều hình thức, có thể là huy động vốn hỗ trợ phát triển kinh tế. Qua đó, vừa gắn kết mối quan hệ vừa giúp nhau phát triển kinh tế.
Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bùi Thanh Phong trao đổi về mối duyên giữa Bến Tre và Bình Phước
Ngày xuân của người dân ấp Tân Lập, xã Tân Hiệp cũng giống như bao vùng quê khác. Cành mai rực rỡ khoe sắc trước hiên nhà, khay bánh mứt, ấm trà gừng thơm phức trên bàn tiếp khách và tiếng cười nói vui vẻ chúc mừng năm mới của mọi người sau 1 năm làm việc, học tập bận rộn. Đặc biệt, khay mứt chuối sấy khô ăn kèm sợi gừng với bánh phồng Sơn Đốc, bánh tráng Mỹ Lồng; đòn bánh tét nhân chuối đỏ tím, là nét riêng không lẫn vào đâu được của người dân xứ dừa. Thấm thoắt 15 năm trôi qua, cuộc sống của người dân nơi đây có nhiều thay đổi. Một Bến Tre thu nhỏ được hình thành trên quê hương Hớn Quản.
TÂN LẬP - ĐẤT MỚI
15 năm trước, ấp Tân Lập vốn là đất thuộc Nông trường 425, Quân khu 9 nhận khoán của Lâm trường Minh Đức để trồng xoài. Năm 2002, UBND tỉnh Bến Tre đã mua toàn bộ diện tích này để lập dự án di dân các gia đình đang gặp khó khăn không có đất sản xuất đến vùng kinh tế mới. Tháng 6-2002, sau khi Cục Hậu cần Quân khu 9 bàn giao đất cho tỉnh Bến Tre, lần lượt những người trong độ tuổi lao động của 187 hộ bắt đầu lên đây lập nghiệp. Cuối năm 2004, Bến Tre có 1 thị xã và 7 huyện thì cùng lúc đó ấp 8, xã Đồng Nơ, huyện Bình Long (nay là ấp Tân Lập, xã Tân Hiệp, huyện Hớn Quản) cũng có một Bến Tre thu nhỏ tương tự.
“Nhớ hồi ở quê, một nắm đất chúng tôi cũng không có, nhà chỉ là vách lá dừa nước được dựng tạm trên đất thuê. Cuộc sống cực khổ, không có công việc ổn định, cái nghèo đeo bám quanh năm. Lên Bình Phước vừa có 15 công đất (1,5 ha) để canh tác mà vẫn được ở gần bà con chòm xóm, chúng tôi còn mong gì hơn. 15 mùa xuân trôi qua, cuộc sống của chúng tôi đã thay đổi tích cực. Cảm ơn Đảng, chính quyền 2 tỉnh Bến Tre - Bình Phước đã tạo cho chúng tôi cuộc sống ấm no hôm nay”. Đó là những lời rất mộc mạc của ông Trần Thành Công, Bí thư Chi bộ ấp Tân Lập, xã Tân Hiệp. Trong câu chuyện của mình, ông cũng không quên những tháng ngày đi cắt cỏ tranh, đốn le, măng, trồng khoai, mì và đi làm thuê cho các trang trại kiếm sống. Để từ đó, vừa có tiền trang trải cuộc sống vừa có thời gian nghiên cứu tìm ra loại cây chủ lực để “bén duyên” ở vùng đất mới. Ông đã quyết định chuyển đổi toàn bộ diện tích trồng xoài của Nông trường 425 sang trồng cao su, cây ăn trái.
Những hàng dừa, xoài, hoa kiểng đã tạo nên một Bến Tre thu nhỏ tại Bình Phước
Trong căn nhà khang trang của bà Phạm Ngọc Yến, tôi cảm nhận rõ sự thay da đổi thịt của ấp Tân Lập. Trên 1,5 ha là vườn xoài ngày nào giờ thành vườn cây ăn trái xanh ngát, xen với đó là những gốc dừa xiêm, vừa giữ được hình bóng quê nhà vừa tạo thêm thu nhập ổn định cho gia đình. Bà Yến cho biết: “Năm 2005, nhận đất với bạt ngàn xoài, tôi chỉ giữ một số cây để bán trái kiếm thu nhập, còn lại cưa bớt để trồng xen cây khác. Đến năm 2009, tôi chuyển đổi toàn bộ diện tích xoài bằng các loại cây ăn trái, đặc biệt là cây dừa. Đất lành chim đậu, khó khăn dần lùi về sau nhường chỗ cho những cơ hội mới. Cuộc sống của người dân Bến Tre ở đây chưa giàu nhưng chúng tôi không còn nghèo nữa. Tiền tích góp sau nhiều năm làm ăn, chúng tôi mua thêm đất, mở rộng diện tích cây trồng...”.
Năm 2016, có 170/187 gia đình ở đây được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Có sổ chủ quyền, người dân ấp Tân Lập mạnh dạn vay vốn ngân hàng, đầu tư mở rộng diện tích, cải tạo vườn cây. Trên đất Bình Phước, từng hàng dừa xanh rợp lối đi, những hàng hoa kiểng khoe sắc sặc sỡ trước hiên nhà khiến người qua đường ngỡ mình đang du xuân ở xứ dừa.
NHỮNG TRÁI TIM HÒA Chung NHỊP ĐẬP
Làng Bến Tre ở Bình Phước đón tuổi 15 căng tràn nhựa sống. Trên vùng đất Tân Lập hoang vu ngày nào giờ đã là quê hương thứ 2 của 224 gia đình cách mạng, cựu chiến binh và hộ nghèo xứ dừa. Những căn nhà mái Thái kiên cố, sân vườn mát dịu với hàng dừa, hàng hoa thay cho những căn nhà lụp xụp.
Là người con của Bến Tre, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bùi Thanh Phong (ông Năm Phong) không khỏi bồi hồi khi nhắc lại cái duyên giữa Bến Tre và Bình Phước. Trong câu chuyện của mình, ông cho biết năm 1997 là mốc đánh dấu mối quan hệ giữa 2 tỉnh Bến Tre và Bình Phước. Đầu tháng 11-1997, người dân các tỉnh miền Tây bị thiệt hại nặng nề bởi cơn bão lịch sử Linda. Báo, đài liên tục đưa tin về cơn bão dữ, những hình ảnh đau thương của người dân hiện ra trước mắt. Ông Năm Phong lúc ấy với cương vị là Bí thư Tỉnh ủy cùng một số cán bộ tỉnh Bình Phước về thăm nhân dân vùng lũ tại huyện Ba Tri (Bến Tre). “Sau khi thăm hỏi nhân dân, đoàn trở về làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre. Qua nói chuyện, đoàn được biết Bến Tre đang gặp khó khăn trong việc cấp đất sản xuất cho những gia đình chính sách. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre cũng cho biết ý định mua lại toàn bộ diện tích Nông trường 425 do Quân khu 9 đang làm kinh tế tại Bình Phước để đưa dân đến sinh cơ lập nghiệp. Nghe xong câu chuyện, tôi nói với các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre: Tôi vốn là người con Bến Tre. Trong kháng chiến, tôi đi nhiều nơi và hiện nay được Đảng giao nhiệm vụ làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước. Bình Phước mới tái lập, đất rộng, người thưa. Nếu các anh có nguyện vọng như vậy, chúng tôi rất vui lòng” - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bùi Thanh Phong nhớ lại.
Mối quan hệ giữa Bến Tre và Bình Phước ngày càng vững bền. Bình Phước trở thành vùng đất lý tưởng cho nhiều người Bến Tre đến lập nghiệp. Ngoài chương trình di dân làm kinh tế mới ở Tân Hiệp, hàng trăm người dân Bến Tre đã đến xã Bom Bo, huyện Bù Đăng và xã Phú Trung, huyện Phú Riềng lập nghiệp. Không quên mối quan hệ gắn bó khăng khít, hằng năm lãnh đạo các huyện, thị của Bến Tre tổ chức đoàn đến Bình Phước thăm hỏi và chúc tết lãnh đạo, nhân dân.
15 năm làm kinh tế mới tại Bình Phước, những trái tim của người con xứ dừa đã hòa chung với trái tim của người dân quê hương Bình Phước. Mảnh đất ân tình đã đưa họ thoát khỏi đói nghèo, viết tiếp tương lai cho các thế hệ sau với kết quả cụ thể là con em họ được đến trường và nhiều người trở thành kỹ sư, giáo viên, bác sĩ... 15 năm là tuổi vươn mình mạnh mẽ phát triển. Dưới bàn tay khéo léo và sự cần mẫn của người dân xứ dừa, một Bến Tre đổi thay từng ngày trên vùng kinh tế mới đã và đang trở thành hiện thực.
T.Nga
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Phần mềm máy tính chuyển tín hiệu não thành lời nói
- ·Đại diện Việt Nam rớt Top 5 Mister Global: Không có gì bất ngờ
- ·Vương miện Miss Charm 2023 chính thức được trình làng
- ·10 sự kiện nổi bật nhất của nhan sắc Việt năm 2022
- ·Tỷ giá hôm nay (4/1): Đồng USD thế giới quay đầu giảm, “chợ đen” tăng nhẹ
- ·Lương Thùy Linh
- ·Những mỹ nhân sẽ 'xuất khẩu' trong năm 2023
- ·Phấn đấu tới năm 2025, Việt Nam có 2
- ·Samsung thu được lợi nhuận khủng trong quý 2 nhờ Galaxy S7
- ·Triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân sống ngoài bãi sông
- ·Con gái bị hack tài khoản facebook, mẹ mất hơn 400 triệu
- ·Ông Nguyễn Huy Tiến được bầu làm Viện trưởng Viện KSND Tối cao
- ·Thí sinh Miss Charm 'lố lăng' đeo sẵn vương miện trình diễn dạ hội
- ·Nam Định: Sáp nhập huyện Mỹ Lộc vào Thành phố Nam Định từ 1/9/2024
- ·Thị trường hàng hóa: Toàn bộ 5 mặt hàng năng lượng đều tăng giá
- ·Miss Grand International 'vượt mặt' Miss Universe
- ·Một đại diện Miss Charm 'tố' ban tổ chức vô trách nhiệm
- ·Hết nhiệm kỳ, Miss Universe 2021 xuất hiện với diện mạo gầy gò
- ·SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng
- ·Phần thi áo tắm của Thanh Thanh Huyền tại Miss Charm thất vọng