【kèo bóng đá m7】Thanh niên Ukraine đối mặt lựa chọn nghiệt ngã: Chiến đấu hay rời đi?
Thanh niên Ukraine đối mặt lựa chọn nghiệt ngã: Chiến đấu hay rời đi?ênUkraineđốimặtlựachọnnghiệtngãChiếnđấuhayrờiđkèo bóng đá m7
(Dân trí) - Giữa lúc quân đội Ukraine gặp khó khăn vì lực lượng ngày càng suy giảm và già hóa, nhiều thanh niên nước này đối mặt lựa chọn khó khăn: Ở lại chiến đấu hay rời bỏ đất nước ra nước ngoài.
Một tháng trước khi bước sang tuổi 18, Roman Biletskyi, người Kiev, đã xa gia đình và lên tàu về phía tây để rời khỏi Ukraine, cũng như tránh khả năng phải tham gia vào cuộc chiến kéo dài ở nước này.
"Tôi đã trì hoãn quyết định cho đến phút cuối cùng. Đó là vé một chiều." Roman Biletskyi chia sẻ từ ký túc xá đại học ở Slovakia, nơi anh đến vào tháng 2.
Không phải tất cả thanh niên Ukraine đều đưa ra quyết định như vậy. Ngược lại, Andriy Kotyk đã gia nhập lực lượng dự bị ngay từ đầu cuộc chiến vào năm 2022, sau khi vừa bước sang tuổi 18.
"Tôi đã suy nghĩ kỹ mọi thứ và quyết định đăng ký. Tôi đã nói... sẽ đi bảo vệ quê hương. Phục vụ Tổ quốc vẫn tốt hơn là chạy trốn", Kotyk, người mặc áo giáp chia sẻ từ vị trí đóng quân ở khu vực Kharkov, đông bắc Ukraine. Anh chờ sửa chữa xe sau khi sống sót qua một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.
Sau khi xung đột với Nga bùng nổ tháng 2/2022, Ukraine đã cấm hầu hết nam giới trưởng thành rời khỏi đất nước. Qua các cuộc phỏng vấn của Reutersvới một số thanh niên Ukraine, cùng người thân, các sĩ quan và quan chức tuyển dụng quân đội, có thể thấy một tình thế tiến thoái lưỡng nan mà hàng ngàn chàng trai trẻ và gia đình phải đối mặt: Nên ở lại hay rời đi?
Dù phần lớn chọn ở lại, một số người như Biletskyi đã quyết định ra nước ngoài để tránh nguy cơ bị thương hoặc hy sinh nơi chiến hào. Khi cuộc chiến tiến gần đến năm thứ ba, Nga đang chiếm ưu thế và Ukraine nỗ lực củng cố lực lượng vốn đang suy giảm và già hóa.
Theo dữ liệu của EU, hơn 190.000 thanh thiếu niên Ukraine trong độ tuổi từ 14 đến 17 đã đăng ký để được bảo vệ tạm thời ở các nước thuộc Liên minh châu Âu kể từ khi xung đột bắt đầu. Đây chỉ là một phần trong số hàng triệu người đã rời khỏi đất nước.
Độ tuổi nhập ngũ tại Ukraine hiện là 25, đã giảm từ 27 vào mùa xuân vừa qua. Tuy nhiên, áp lực từ các đồng minh yêu cầu tuyển thêm nhiều người trẻ đang gia tăng. Trước động thái này, Kiev đã bác bỏ.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken chia sẻ hôm 4/12 rằng Ukraine đang phải đối mặt với những quyết định khó khăn. "Ví dụ, việc đưa người trẻ vào cuộc chiến, nhiều người trong chúng tôi nghĩ là điều cần thiết. Hiện tại, những người trong độ tuổi từ 18 đến 25 không tham gia chiến đấu," ông nói.
Bộ Quốc phòng Ukraine không bình luận về các thông tin liên quan đến tuyển quân.
'Tôi đã thoát khỏi những suy nghĩ trẻ con'
Cả Biletskyi và Kotyk đều cho biết họ không hối hận về những lựa chọn của mình.
Kotyk đã tốt nghiệp trường âm nhạc trước khi cuộc chiến diễn ra, điều này khiến anh cảm thấy có nghĩa vụ phải nhập ngũ cùng 4 người bạn. Cuối năm 2022, khi vừa bước vào tuổi trưởng thành, anh đã tham gia chiến dịch giải phóng thành phố Kherson ở miền Nam Ukraine.
"Hai nhiệm vụ quân sựđầu tiên thực sự rất đáng sợ. Sau đó, tôi đã dần quen với nó", người lính bộ binh Kotyk, hiện 21 tuổi, cho biết.
Kotyk thừa nhận cuộc chiến đã thay đổi anh sâu sắc rằng "tôi đã thoát khỏi những suy nghĩ trẻ con", mặc dù vẫn nuôi hy vọng một ngày nào đó sẽ trở lại với niềm đam mê ca hát và kết hôn. Kotyk cho biết anh hiểu lý do tại sao nhiều người trẻ quyết định rời khỏi đất nước, và không muốn phán xét họ, dù làn sóng di cư khiến những người ở lại phải gánh vác rất nhiều.
"Mọi người đều thực sự mệt mỏi, ai cũng cần được thay thế", anh nói.
Một số quan chức cấp cao uKraine đã công khai chỉ trích các nam giới trong độ tuổi nhập ngũ đang sinh sống ở nước ngoài trong khi đồng bào của họ đang chiến đấu và hy sinh vì đất nước.
Sự bức xúc này phản ánh cuộc tranh luận thường xuyên gay gắt trong xã hội Ukraine về đúng sai khi rời bỏ đất nước giữa xung đột. Điều này cũng làm tăng nguy cơ bất hòa và chia rẽ khi cuộc chiến kết thúc và người dân từ nước ngoài trở về.
Tương lai bị đe dọa?
Theo bà Natalka Cmoc, Đại sứ Canada tại Ukraine, độ tuổi trung bình của binh sĩ nước này là 40.
Quân đội Ukraine cần nhiều binh sĩ trẻ hơn, những người có thể mang lại động lực và sức bền cao hơn cho chiến dịch, ông Volodymyr Davydiuk, nhà tuyển dụng của Lữ đoàn xung kích số 3 nổi tiếng ở Kiev, cho biết.
Lữ đoàn Khartia của Kotyk đang tìm cách tăng cường tuyển dụng các nam thanh niên, những người đang đứng trước ngã rẽ như rời trường trung học hoặc tốt nghiệp đại học.
Danylo Velychko, người làm việc trong bộ phận tuyển quân của Khartia, cho biết thanh niên chỉ chiếm một phần nhỏ trong lữ đoàn, với độ tuổi trung bình của những người đăng ký là trên 32.
Nhu cầu tăng thêm người không chỉ giới hạn trong quân đội Ukraine, quốc gia có khoảng 41 triệu dân trước khi chiến sự nổ ra. Cuộc chiến đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người. Nền kinh tế nước này cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi xung đột, với tình trạng thiếu hụt lao độngnghiêm trọng khi công dân ra chiến trường, tỷ lệ sinh giảm mạnh và người dân rời quê hương ra nước ngoài.
Theo dữ liệu từ nhà nước, tổng cộng có 87.655 trẻ em chào đời ở Ukraine trong 6 tháng đầu năm 2024, giảm khoảng 1/3 so với 132.595 trẻ em được sinh ra trong nửa đầu năm 2021.
Trong khi đó, theo Liên hợp quốc, gần 7 triệu người Ukraine ở mọi độ tuổi đã rời khỏi đất nước kể từ khi cuộc xung đột nổ ra. Tính đến cuối tháng 9, gần 4,2 triệu người trong số đó đã được Liên minh châu Âu bảo vệ tạm thời.
Kiev đang nỗ lực ngừng dòng người rời khỏi đất nước và khuyến khích những công dân đang ở nước ngoài quay về.
Hôm 3/12, Chính phủ Ukraine cho biết, quốc hội đã phê duyệt việc bổ nhiệm một phó thủ tướng lãnh đạo bộ mới về đoàn kết dân tộc để thực thi các chính sách nhằm đưa công dân trở lại.
Bảo Châm
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Đóng ứng dụng không ảnh hưởng tuổi thọ pin iPhone
- ·Hà Nội: Trả lời những vấn đề 'nóng' nhất về Nhà ở xã hội
- ·Tranh cãi về khía cạnh pháp lý trong vụ Mỹ ám sát tướng Iran Soleimani
- ·Ấn tượng với căn hộ chung cư toàn sắc trắng của đôi vợ chồng trẻ ở Hà Nội
- ·Tỷ giá hôm nay (6/1): Đồng USD trên thị trường “chợ đen” vẫn tiếp tục tăng
- ·Ký túc xá trăm tỷ bỏ hoang: Chỉ đạo nóng... hút sinh viên
- ·Kịch bản “lửa và giận dữ” 2.0 và những lựa chọn của Mỹ và Triều Tiên
- ·Người dân TP.HCM mất tiền tỷ vì 'căn hộ trên giấy'
- ·FPT khai trương trung tâm xuất khẩu phần mềm lớn nhất Việt Nam
- ·Mê mẩn với những mẫu vườn đứng
- ·Tỷ giá hôm nay (6/1): Đồng USD trên thị trường “chợ đen” vẫn tiếp tục tăng
- ·Luận tội Tổng thống Trump: “Bóng” đang ở trên “sân” của đảng Cộng hòa?
- ·Mở bán căn hộ nghỉ dưỡng Phú Quốc ở Hà Nội
- ·Singapore: Mặt nạ, nước khử khuẩn tay phải chịu thuế hàng hóa và dịch vụ
- ·Nguyên tắc vàng thoát nạn khi xảy ra cháy ở chung cư, nhà cao tầng
- ·Trang trí ban công rợp hoa đón năm mới
- ·Trung Quốc hy vọng thương chiến với Mỹ sớm được giải quyết
- ·Nhà 670m² của Việt Nam nổi bật trên báo nước ngoài
- ·Chiêu ‘thổi giá’ kit test Việt Á gây thiệt hại 10 tỷ đồng ở Bệnh viện Thủ Đức
- ·Bất động sản nở rộ chiêu trò chụp giật bất chấp tất cả