【lịch thi đấu serbia】Số ngày khách lưu trú giảm: Không chỉ thiếu sản phẩm
Trái quy luật
Du lịch Việt Nam đang được đánh giá có tốc độ phát triển “thần tốc” những năm qua. Đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2017,ốngàykháchlưutrúgiảmKhôngchỉthiếusảnphẩlịch thi đấu serbia các chỉ số tăng trưởng, như: lượt khách, lưu trú và thời gian lưu trú đều tăng mạnh. Các chuyên gia đánh giá, Việt Nam đang bước vào giai đoạn “thăng hoa” trong quy trình phát triển, nổi lên với điểm đến mới, hấp dẫn và an toàn.
Du khách làm thủ tục nhận phòng ở khách sạn La Residence
Đó là cả nước, còn riêng Huế những năm qua các chỉ số lại giảm dần đều. Lượng khách đến Huế trong 6 tháng đầu năm tăng 1,68% so với cùng kỳ, nhưng ngày lưu trú của khách lại giảm. Ông Lê Hữu Minh, Q.Giám đốc Sở Du lịch cho rằng, nguyên nhân chính khiến Huế không thể giữ chân được khách là do thiếu các dịch vụ vào ban đêm, chỗ để khách vui chơi. Không phủ nhận di sản Huế vẫn có sức hút mạnh mẽ, nhưng chỉ với di sản không thôi thì chưa đủ. Đây là vấn đề được đưa ra mổ xẻ nhiều lần. Giải pháp không phải không có, nhưng để làm được thì cần sự chung sức của các ban, ngành và toàn xã hội, chứ riêng ngành du lịch không thể làm được.
Một vấn đề được ngành du lịch chú trọng là tăng cường mức chi tiêu của khách khi đến Huế. Lượng khách đến Huế vẫn tăng, nhưng số ngày ở lại giảm, để thấy Huế chỉ là điểm dừng chân, sau đó khách đi lưu trú ở nơi khác. Thời gian ở Huế ngắn thì không thể đòi hỏi khách tiêu tiền nhiều hơn.
Bà La Thị Thanh Luyến, Trưởng phòng Quản lý Lữ hành, Sở Du lịch cho hay, đối với khách du lịch, cơ sở lưu trú chỉ là nơi để ngủ qua đêm, chứ không phải yếu tố quyết định để du khách chọn điểm đến. So với mặt bằng chung, dịch vụ lưu trú ở Huế có chất lượng không thua kém trong khu vực, giá cũng tương đối "mềm". Dịch vụ lưu trú không phải là lý do làm cản trở số ngày lưu lại Huế của khách. Gần đây, trên trục đường Lê Lợi có show diễn áo dài và sự ra đời của Bảo tàng thêu XQ được nhiều du khách yêu thích…Nhưng với chương trình áo dài, phân khúc chỉ có dòng khách Hàn Quốc, không thể phục vụ hết nhu cầu của các dòng khách khác; bảo tàng thêu ngưng hoạt động khá sớm, khoảng 21h đêm, trong khi đó khách du lịch lại không hạn chế về thời gian.
Ông Đinh Mạnh Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch phân tích, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến nhiều ngành. Nếu một ngành nào đó bị “trục trặc” sẽ ảnh hưởng đến du lịch ngay. Đơn cử cơ sở hạ tầng của Huế chưa đáp ứng tốt, đường hàng không ít chuyến và đắt đỏ. Bay từ TP. Hồ Chí Minh ra Huế vào lúc 5h30 sáng, đòi hỏi khách phải đi lúc 3h sáng. Đến Huế khoảng 7h, lúc đó khách sạn chưa cho nhận phòng, khiến khách rất mệt mỏi. Một chuyến bay ngược lại cũng rất khó cho khách, đi ở Huế lúc 21h30 đêm, vào đến TP. Hồ Chí Minh 12h đêm. Hay, bay ra Hà Nội cũng thế, vào những giờ rất khó chịu cho khách đặt tour. Trong khi đó, theo quy định của các khách sạn, giờ nhận phòng là khoảng 2h chiều, giờ trả phòng là 12h trưa. Nếu lịch bay không phù hợp với giờ nhận và trả phòng, khách sẽ phải ở thêm nửa ngày, không chỉ tăng chi phí mà khiến khách không thỏai mái. Vì thế không ít khách rút ngắn thời gian lưu trú ở Huế thay vì kéo dài hơn.
Có giải pháp nhưng chậm triển khai
Ông Lê Hữu Minh cho hay, thời gian đến, phát triển sản phẩm được ngành tập trung hàng đầu. Ngoài việc nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm du lịch văn hóa di sản, tiếp tục nâng cao chất lượng du lịch biển, đầm phá và du lịch sinh thái gắn với sông hồ, suối thác. Ngành sẽ tăng cường phối hợp "quyết liệt" với UBND TP. Huế và các cơ quan, ban, ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ hình thành khu phố đi bộ, phố đêm, nhất là khu ẩm thực ở đường Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An, Võ Thị Sáu và không gian văn hóa nghệ thuật trên trục đường Lê Lợi; đẩy mạnh nâng cao chất lượng ca Huế trên sông Hương.
Giải pháp là có, không phải thời điểm này mới đưa ra mà đã có cách đây vài năm. Nhưng thời gian cứ trôi mà các ý tưởng và giải pháp đó cứ nằm trên bàn giấy. Ông Đinh Mạnh Thắng chia sẻ, ông đã nhiều lần góp ý với lãnh đạo tỉnh rằng, để kéo thời gian lưu trú của khách có hai cái đã có thương hiệu, là Đại Nội về đêm và các dịch vụ trên sông Hương. Nếu không đủ lực, cần thiết đóng cửa Đại Nội ban ngày và chỉ mở cửa vào lúc 5h chiều đến 3h sáng mai. Ban ngày khách có thể tham quan lăng tẩm, chùa chiền và các dịch vụ khác. Riêng Đại Nội như "của để dành” vào ban đêm để mời du khách. Việc này không dễ thay đổi, nhưng là cách làm có thể tính đến khi Huế chưa đủ lực làm cả ngày và đêm như hiện nay.
Cũng như Đại Nội, du khách đến Huế mà chưa đi nghe ca Huế trên sông Hương thì chưa phải đến Huế. Nhưng phải ra bến Tòa Khâm một lần mới thấy ở đó lộn xộn, xe ra xe vào không kiểm soát; các thuyền phục vụ du lịch để khách đi qua trên một tấm ván; bến thuyền và khu vực xung quanh thiếu ánh sáng, du khách rất ngại vì sợ cướp giật. "Khách phản ánh, doanh nghiệp phản ánh, nhưng bao nhiêu năm ca Huế trên sông Hương không có chút gì thay đổi. Sao không xã hội hóa dịch vụ để nâng cao chất lượng", ông Đinh Mạnh Thắng góp ý.
Ông Lê Hữu Minh cho rằng, các đầu việc đã được lãnh đạo tỉnh và các cơ quan thống nhất từ đầu năm. Cuối năm, đơn vị nào không hoàn thành công việc được giao cần phê bình và kiểm điểm, cao hơn có thể kỷ luật. Hy vọng, các tuyến phố đi bộ, chợ đêm nhanh chóng hình thành, Đại Nội về đêm hấp dẫn hơn, các bến xe du lịch sớm hoàn thiện… đó là những yếu tố giữ chân được khách lâu hơn.
Đức Quang
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Cỏ biển biến mất đe dọa sức khỏe con người và sinh vật biển
- ·Messi ghi bàn ngay khi trở lại, vẫn kém xa kỷ lục của Ronaldo
- ·PVF vô địch giải U15 Quốc gia 2024
- ·SVĐ mất điện, trận đấu Thanh Hóa
- ·Hội thảo hướng dẫn Luật Đấu thầu và kinh nghiệm mua sắm thuốc, vật tư y tế
- ·'Thánh Muay' xông vào vùng lũ giải cứu người dân Thái Lan
- ·Thêm một tuyển thủ Việt Nam xuống chơi ở giải hạng Nhất 2024/2025
- ·HLV Hoàng Anh Tuấn nói về ngoại binh mới: Bạn của Neymar cũng chỉ là điểm cộng
- ·Công an phường ở Hà Nội trả lại gần 44 triệu đồng cho người đánh rơi
- ·Tiến Linh chắp tay, xin gửi bàn thắng đến người dân miền Bắc đang chống bão lũ
- ·Ngày 3/1: Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long ổn định
- ·Thêm một tuyển thủ Việt Nam xuống chơi ở giải hạng Nhất 2024/2025
- ·Tiền đạo chờ nhập tịch Rafaelson: 'Đây là khoảnh khắc trọng đại'
- ·Nhận định vòng 1 V.League: Hà Nội FC có chiến thắng, Thanh Hóa vượt khó
- ·Mỹ: Giám đốc OPM từ chức sau khi hàng triệu dữ liệu bị đánh cắp
- ·Công Phượng chia tay Yokohama FC, muốn cứu vãn sự nghiệp
- ·Nhận định vòng 1 V.League: Hà Nội FC có chiến thắng, Thanh Hóa vượt khó
- ·Tuyển Việt Nam đá 4 trận thua 3, HLV Kim Sang
- ·Thời tiết Hà Nội 25/8: Nắng nóng oi bức xen kẽ mưa giông
- ·Bóng đá Trung Quốc chia tay siêu sao từng kiếm được hơn 5.000 tỷ đồng