【ngoại hạng hà lan】Cân nhắc phương án có hay không lập Quỹ phát triển hạ tầng vùng Đông Nam Bộ
Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự ánhạ tầng giao thông kết nối vùng đặc biệt là các tuyến đường vành đai và cao tốc,ânnhắcphươngáncóhaykhônglậpQuỹpháttriểnhạtầngvùngĐôngNamBộngoại hạng hà lan các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ đang nghiên cứu các phương án thành lập Quỹ phát triển hạ tầng vùng Đông Nam Bộ.
Đường vành đai 3, TP.HCM hiện đang được thi công đồng loạt tại 4 tỉnh thành gồm TP.HCM, Long An, Bình Dương, Đồng Nai . Trong ảnh thi công đường vành đai 3 đoạn qua TP.HCM -Ảnh: Lê Toàn |
Tại hội nghị trao đổi, hợp tác giữa các địa phương vùng Đông Nam Bộ lần 4, quý I/2024 diễn ra mới đây, nhóm nghiên cứu của Ngân hàngThế giới và Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM đã đưa ra 5 phương án thành lập Quỹ phát triển hạ tầng vùng Đông Nam Bộ dựa trên khuôn khổ pháp lý và thực tiễn của Việt Nam.
Trong phương án 5 có hai lựa chọn. Một là thành lập Quỹ phát triển hạ tầng vùng dưới hình thức một ngân hàng đầu tưhoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định pháp luật liên quan hiện hành. Hai là thành lập Quỹ đầu tư quốc gia phát triển hạ tầng vùng.
Theo nhóm nghiên cứu, về bản chất 5 phương án nói trên có thể chia thành 2 nhóm. Nhóm 1 (giải pháp ngắn hạn, trước mắt) là cải tiến, nâng cấp và sửa đổi các định chế hiện hành (các quỹ đầu tư phát triển địa phương và VDB). Nhóm 2 là thành lập mới Quỹ phát triển hạ tầng vùng (giải pháp trung và dài hạn).
Nhóm chuyên gia của Ngân hàng Thế giới và Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM thống nhất rằng 2 nhóm giải pháp không thay thế nhau, mà bổ sung cho nhau và cần có 2 giai đoạn đối với mô hình Quỹ phát triển hạ tầng vùng:
Giai đoạn 2024 - 2026, các hành động thực hiện trong ngắn hạn là vừa nâng cấp, cải tiến và mở rộng phạm vi hoạt động của các Quỹ đầu tư phát triển địa phương trong vùng.
Trong đó, đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 2, khoản 1 Điều 3, khoản 1 Điều 15, Điều 27 Nghị định số 147/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương.
Đồng thời, nghiên cứu ban hành các tiêu chí áp dụng cho quỹ đầu tư phát triển địa phương trong việc mở rộng, nâng cấp các hoạt động đầu tư vào các dự án vùng.
Ngoài ra, rà soát, đánh giá mô hình hoạt động của HFIC để có những cải tiến, nâng cấp phù hợp với quy mô và chiến lược phát triển vùng Đông Nam Bộ.
Giai đoạn 2026 - 2030, nghiên cứu, xây dựng một định chế tài chínhmới cho vùng Đông Nam Bộ như: Đề án thành lập Quỹ phát triển hạ tầng vùng Đông Nam Bộ hoặc Quỹ quốc gia về đầu tư phát triển hạ tầng vùng với sự chủ trì của Bộ Tài chính và sự tham gia trực tiếp của nhóm chuyên gia Ngân hàng Thế giới.
Hiện nay, các địa phương đang bàn thảo, phân tích ưu nhược điểm của từng phương án trước khi báo cáo cấp có thẩm quyền trong quý II/2024.
5 phương án thành lập Quỹ phát triển hạ tầng vùng Đông Nam Bộ
Phương án 1: Không thành lập Quỹ phát triển hạ tầng vùng mà mở rộng chức năng các quỹ đầu tư phát triển địa phương hiện hành, cho phép các quỹ này đầu tư, cho vay cấp vốn cho cả các dự án đầu tư vùng.
Phương án 2: Thành lập Quỹ phát triển hạ tầng vùng trên cơ sở sáp nhập một số quỹ đầu tư phát triển địa phương trong vùng.
Phương án 3: Thành lập quỹ phát triển hạ tầng vùng trên cơ sở nâng cấp Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC).
Phương án 4: Bổ sung phạm vi hoạt động của Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) để bao gồm các chức năng của Quỹ phát triển hạ tầng vùng.
Phương án này đòi hỏi phải tái cấu trúc và chuyển đổi mô hình hoạt động của VDB để bổ sung các chức năng của Quỹ phát triển hạ tầng vùng nhằm cấp vốn cho các tỉnh, thành phố thực hiện dự án đầu tư vùng.
Phương án 5: Thành lập mới Quỹ phát triển hạ tầng vùng
Nguồn: Nhóm nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới và Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tăng vốn điều lệ lên 8.202,6 tỷ đồng, Generali Việt Nam khẳng định cam kết phát triển bền vững
- ·EuroCham: Bối cảnh kinh doanh của Việt Nam đang tươi sáng hơn
- ·Vĩnh Long chuyển đối số cung cấp thông tin cơ sở, giảm nghèo thông tin
- ·Doanh nghiệp tuyển dụng nhiều lao động
- ·Nhận định, soi kèo Hellas Verona vs Udinese, 02h45 ngày 5/1: Cơ hội của Verona
- ·Liên tục các vụ sập bẫy lừa đảo, nạn nhân mất hàng trăm triệu đồng
- ·Ngồi nhà tưới 2ha bưởi, tranh thủ lên sàn thương mại tìm đầu ra cho nông sản
- ·Anh cân nhắc cấm người dưới 16 tuổi dùng mạng xã hội
- ·Chưa rõ nguyên nhân khiến cáp quang biển quốc tế AAG bị đứt
- ·Viettel muốn cùng NVIDIA phát triển siêu máy tính Việt Nam
- ·Tín dụng chờ bơm 2,5 triệu tỷ đồng năm 2025, nhu cầu vốn đến từ lĩnh vực nào?
- ·Giải chạy bộ của Tân cảng Sài Gòn đã trao 500 triệu đồng cho Quỹ "Đền ơn, đáp nghĩa"
- ·Hỗ trợ nông dân quảng bá, kinh doanh trực tuyến nông sản
- ·Thương mại điện tử thúc đẩy tăng trưởng ngành bưu chính
- ·Giải cứu nam thanh niên bị lừa sang Thái Lan bán thận
- ·Apple tung bản vá khẩn cấp lỗ hổng iPhone, iPad và Mac
- ·Bắc Giang gắn mã số vùng trồng cây ăn quả, phát triển nông sản phục vụ xuất khẩu
- ·Đồng Nai ứng dụng công nghệ vào dạy học và kiểm tra đánh giá năng lực ngoại ngữ
- ·Chubb Life Việt Nam được vinh danh tại chương trình ‘Mùa xuân cho em’ lần thứ 18
- ·Trung Quốc loay hoay mục tiêu kép cân bằng bảo mật với thúc đẩy kinh tế dữ liệu
- Vi phạm bảo mật dữ liệu, Amazon bị phạt gần 800 triệu Euro
- Facebook đổi tên thành Meta
- Vũ trụ ảo
- Kiểm toán Nhà nước kiến nghị tăng thu giảm chi 8.661 tỷ đồng
- Đề xuất sửa một số quy định về phí sử dụng đường bộ
- Hố tử thần xuất hiện trong bão số 2 nuốt 5 người đi đường, 2 vợ chồng tử vong
- Nâng cao vị thế ngành cao su Việt Nam thông qua sàn giao dịch
- Công nghệ 6G sẽ được thương mại hóa toàn cầu vào năm 2030
- Sớm ban hành chính sách thuế hỗ trợ phát triển kinh tế
- Tháo điểm nghẽn về sắp xếp, xử lý nhà, đất trong cổ phần hóa