【số liệu thống kê về monterrey gặp santos laguna】Gần 60 quốc gia cam kết chấm dứt ô nhiễm nhựa
Theo hãng tin Yonhap, tại cuộc họp của Ủy ban đàm phán liên chính phủ về ô nhiễm nhựa (INC-5) diễn ra tại Busan, Hàn Quốc (từ ngày 25-11 đến ngày 1-12), các đại diện là thành viên của Liên minh Tham vọng Cao (HAC), trong đó có Anh, Nhật Bản và Liên minh châu Âu, đã kêu gọi một hiệp ước toàn cầu mạnh mẽ nhằm loại bỏ hoàn toàn rác thải nhựa vào năm 2040. Hiệp ước này được kỳ vọng sẽ đưa ra một khung pháp lý toàn diện, bao quát toàn bộ vòng đời của nhựa, từ khâu sản xuất, tiêu thụ cho đến xử lý. Mục tiêu cuối cùng là giảm thiểu đáng kể lượng nhựa thải ra môi trường, bảo vệ hệ sinh thái biển và sức khỏe con người.
Một trong những điểm nhấn quan trọng trong tuyên bố chung của HAC là cần thiết phải giảm sản xuất và tiêu thụ polymer nhựa nguyên sinh. Đây được xem là chìa khóa để giải quyết tận gốc vấn đề ô nhiễm nhựa.
Tuy nhiên, quá trình đàm phán để đạt được một hiệp ước toàn cầu về nhựa vẫn còn nhiều khó khăn. Các quốc gia thành viên vẫn đang tranh cãi về phạm vi và mức độ ràng buộc của hiệp ước, đặc biệt là vấn đề điều chỉnh sản xuất nhựa.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), sản lượng polymer tổng hợp toàn cầu - chất liệu tạo thành nhựa khối, đã tăng gấp 230 lần kể từ những năm 1950. Giai đoạn 2000-2019, con số này tăng gấp đôi lên 460 triệu tấn, tập trung chủ yếu ở Mỹ, Trung Đông và Trung Quốc.
Theo OECD, nếu không có biện pháp kiểm soát, đến năm 2060, con số đó sẽ tăng gần gấp ba lần lên 1,2 tỷ tấn. Tỷ lệ thuận với sản lượng nhựa tăng mạnh, khối lượng rác thải nhựa trên toàn cầu cũng tăng gấp hơn 2 lần trong vòng 20 năm qua, từ 156 triệu tấn trong năm 2000 lên 353 triệu tấn vào năm 2019 và dự kiến sẽ tăng lên hơn 1 tỷ tấn vào năm 2060.
Điều đáng quan ngại là cách xử lý lượng rác nhựa khổng lồ này. Theo OECD, chỉ 9% rác thải nhựa trên thế giới được tái chế, 19% được đốt có kiểm soát và gần 50% được đưa đến các bãi chôn lấp có kiểm soát. Khoảng 22% lượng rác thải nhựa có điểm đến cuối cùng là các bãi rác, bị đốt ngoài trời hoặc thải trực tiếp ra môi trường, gây nguy cơ lớn cho sức khỏe con người. Khoảng 22 triệu tấn nhựa được thải ra môi trường mỗi năm, trong đó có 6 triệu tấn trôi nổi dưới sông, hồ và biển.
OECD dự đoán đến năm 2060, khối lượng rác thải nhựa trong môi trường sẽ tăng gấp hai lần lên 44 triệu tấn, chủ yếu là loại nhựa lớn, song chưa có thống kê chính xác về tình trạng hạt rác nhựa trong cơ thể con người và sinh vật.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?
- ·Ngày 6/9: Giá heo hơi đi ngang trên diện rộng
- ·Ngày 11/8: Giá heo hơi duy trì ổn định trong khoảng 61.000
- ·Ngày 16/9: Giá xăng giảm đỏ rực thị trường sáng đầu tuần
- ·Chính sách tiền tệ giúp sức xuất khẩu tăng tốc
- ·Ngày 13/8: Giá dầu thế giới tăng vọt vì nguồn cung giảm
- ·Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với thanh niên Thủ đô
- ·Ngày 11/9: Giá heo hơi ổn định trên cả nước, cao nhất 67.000 đồng/kg
- ·Bộ GTVT cho sử dụng kinh phí dự phòng xây trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc
- ·Thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trinidad & Tobago
- ·Microsoft ra laptop đầu tiên, cập nhật nhiều thiết bị Windows 10
- ·BTV Thụy Vân buồn vì sự cố bất khả kháng trên sóng VTV trưa 4/11
- ·Ngày 14/8: Giá sắt thép xây dựng giảm kỷ lục, về mức thấp nhất trong 5 năm
- ·Ngày 6/9: Giá sắt thép Trung Quốc dừng đà giảm
- ·Mỹ chuẩn bị nổ thử bom Plasma trên thượng tầng khí quyển
- ·Ngày 12/9: Giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đồng loạt giảm
- ·Ngày 21/9: Giá gạo trong nước, xuất khẩu cùng tăng nhẹ
- ·Hoa hậu Lụa
- ·Clip đoàn xe phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
- ·Nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Đà Lạt còn nhiều phòng trống, giá chỉ tăng nhẹ