【vé đi bangkok】Đánh thức tiềm năng phía Tây tỉnh Gia Lai
Quốc môn,ĐánhthứctiềmnăngphíaTâytỉvé đi bangkok Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh - cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tếphía Tây tỉnh Gia Lai |
Phát triển nông nghiệp bền vững
Ông Lê Tiến Anh, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tưtỉnh Gia Lai cho biết, Hội nghị Xúc tiến đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện Đức Cơ năm 2023 tổ chức vào ngày 15/12/2023 dự kiến thu hút đông đảo nhà đầu tư, doanh nghiệp, hợp tác xã trong và ngoài huyện đến tìm hiểu và đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội tại địa phương. Hội nghị cũng là nơi để các nhà đầu tư trực tiếp gặp gỡ nhằm hỗ trợ thúc đẩy hoạt động hợp tác, giao lưu kết nối giao thương.
Đức Cơ là huyện miền núi, biên giới, nằm ở phía Tây tỉnh Gia Lai, có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh. Huyện cũng là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế phía Tây tỉnh Gia Lai với Quốc lộ 19 là trục giao thông chiến lược gắn với Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, Quốc lộ 14C gắn với tuyến hành lang biên giới Việt Nam - Campuchia. Đây là điều kiện quan trọng để phát triển giao thương với các tỉnh của nước bạn.
Đặc điểm khí hậu tại Đức Cơ rất thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp, nhất là các loại cây công nghiệp dài ngày và cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Toàn huyện hiện có 26.678,33 ha điều; 9.248,5 ha cà phê; 6.239 ha cao su tiểu điền; 685,65 ha hồ tiêu; 636 ha sầu riêng và trên 300 nhà nuôi, dẫn dụ chim yến với sản lượng 3 tấn tổ yến thô mỗi năm.
Trên địa bàn huyện có 3 công ty cao su thuộc binh đoàn 15, gắn với 3 nhà máy chế biến mủ cao su, góp phần chế biến mủ cao su tại chỗ, nâng giá trị gia tăng cho sản phẩm.
Thời gian qua, với nỗ lực đầu tư tái cơ cấungành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, thích ứng với biến đổi khí hậu, huyện đã chủ trương hoàn thành việc khoanh vẽ và xây dựng bản đồ các loại cây trồng chủ lực; xây dựng bản đồ thổ nhưỡng, làm cơ sở khoa học để sắp xếp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng trồng cây có giá trị kinh tế cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, hình thành những vùng nguyên liệu cây trồng chủ lực chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa với quy trình sản xuất tốt, từng bước tiến lên nông nghiệp công nghệ cao.
Đến nay, huyện đã có 3 sản phẩm đạt nhãn hiệu chứng nhận nông sản, gồm Lợn Brong, Sầu riêng, Yến sào; 33 sản phẩm OCOP đạt 3 sao cấp tỉnh (trong đó có 4 sản phẩm đạt 4 sao cấp tỉnh); hình thành vùng liên kết trồng sầu riêng đạt chứng nhận VietGap 450 ha phục vụ xuất khẩu.
Trong thời gian tới, Đức Cơ tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp bền vững, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ, thu hút nhiều nhà đầu tư quan tâm, gắn bó với huyện để thúc đẩy lĩnh vực nông, lâm nghiệp của huyện ngày một khởi sắc, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương.
Chú trọng năng lượng tái tạo, phát huy tiềm năng công nghiệp - thương mại
Bên cạnh nông nghiệp, Đức Cơ có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển công nghiệp - thương mại, nhất là công nghiệp chế biến, năng lượng tái tạo. Theo đó, công tác quy hoạch, bố trí quỹ đất phát triển các dự ánnăng lượng, năng lượng tái tạo, nhất là điện mặt trời rất được quan tâm.
Hiện trên địa bàn huyện có 195 công trình điện mặt trời mái nhà đã được đấu nối vào hệ thống điện với tổng công công suất 41.725 kWp và 1 dự án thủy điện nhỏ. Bên cạnh đó, Dự án Thủy điện Ia Krêl 1 đang được nhà đầu tư quan tâm, khảo sát để xin chủ trương đầu tư.
UBND huyện đã xây dựng phương án phát triển Cụm công nghiệp huyện Đức Cơ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 với diện tích 30 ha tại thôn Ia Kăm, xã Ia Kriêng trình Sở Công thương, UBND tỉnh tích hợp vào quy hoạch chung của tỉnh. Cụm công nghiệp này sẽ ưu tiên phát triển các nhóm ngành nghề như: chế biến nông, lâm sản; thực phẩm; sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (sử dụng công nghệ sinh học, thân thiện với môi trường); vật liệu xây dựng; thủ công mỹ nghệ…
Trên cơ sở các quy hoạch được phê duyệt, Đức Cơ đang mời gọi đầu tư 25 dự án trên nhiều lĩnh vực, như xây dựng, nhà ở, thương mại, dịch vụ (16 dự án); văn hóa, du lịch (5 dự án); nông nghiệp (4 dự án).
Đối với Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, đang hoạt động theo mô hình đa ngành, đa lĩnh vực, chưa có ngành công nghiệp chủ đạo, mũi nhọn, tới đây, tỉnh Gia Lai và địa phương cũng sẽ có định hướng phù hợp để phát huy thế mạnh.
Ngoài ra, ngành dịch vụ du lịch nông thôn trên địa bàn huyện Đức Cơ cũng được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển, nhất là du lịch trải nghiệm, khám phá các vườn cây công nghiệp, vườn cây ăn trái rộng lớn; khám phá không gian văn hóa cồng chiêng tại các làng đồng bào dân tộc thiểu số. Nếu khai thác hiệu quả, đây cũng là một lĩnh vực mang lại giá trị kinh tế cho địa phương.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tránh rủi ro cho màn hình của Galaxy S8 và S8 Plus
- ·Đáp án chính thức môn lịch sử kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024
- ·Con du học sớm, bố mẹ muôn vàn nỗi lo
- ·91 người bị loại khỏi danh sách xét giáo sư, phó giáo sư 2024
- ·Agribank sẽ trao thưởng 1 tỷ đồng khi Đội tuyển Việt Nam vô địch Giải Bóng đá Đông Nam Á 2024
- ·Nữ sinh Đại học Cần Thơ ứng dụng AI vào quản lý nồng độ cồn ở tài xế ô tô
- ·Đang bị đình chỉ, Trường quốc tế Mỹ bất ngờ thông báo chuẩn bị khai giảng
- ·Trường học thông minh cho người học nghề và người lao động
- ·Qualcomm và Google muốn đưa Android lên xe hơi
- ·Nữ thủ khoa khối C00 xứ Thanh tiết lộ bí mật ngày còn học phổ thông
- ·Những sân bay sẽ bị ảnh hưởng của bão số 1
- ·Cậu học trò nghèo thủ khoa toàn quốc, chưa một ngày học thêm
- ·Trao giải cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc năm 2024
- ·Nam sinh trường Amsterdam giành học bổng 7 tỷ đồng đến Mỹ
- ·Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025?
- ·Nhìn lại hành trình ươm mầm tài năng công nghệ trẻ tại "Solve for Tomorrow 2022"
- ·"Cô giáo đã dẫn bước tôi theo đuổi bậc tiến sĩ ngành ngôn ngữ học tại Bỉ"
- ·Mang niềm vui về với học sinh Mã Liềng, Quảng Bình
- ·Đóng ứng dụng không ảnh hưởng tuổi thọ pin iPhone
- ·Dừng đứng lớp đối với cô giáo xúc phạm học sinh tiểu học