【bảng xếp hạng giải a league úc】WHO quan ngại về những tác động của hội chứng hậu COVID
Bệnh nhân COVID-19 được hỗ trợ thở oxy tại bệnh viện ở Moradabad, Ấn Độ, ngày 5-5-2021
Với hơn 200 triệu người mắc COVID-19, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang vô cùng lo ngại về tình trạng một số người, chưa được thống kê cụ thể, vẫn đang phải vật lộn với cái gọi là “di chứng kéo dài hậu COVID-19” - còn gọi là “Long COVID-19.”
WHO kêu gọi những người đang chịu đựng hội chứng hậu COVID-19, dù đã hồi phục sau giai đoạn cấp tính, nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế.
Bởi cho đến nay, “Long COVID-19” vẫn là một trong những “góc khuất” của đại dịch chưa được tìm ra.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật COVID-19 của WHO cho rằng: “Hội chứng hậu COVID-19 là điều mà WHO vô cùng lo ngại. WHO công nhận điều này, vì nó thực sự tồn tại.”
Theo bà Kerkhove, trong số những người bị nhiễm virus SARS-CoV-2, có khá nhiều người đang phải chịu những ảnh hưởng lâu dài.
Bà nói: “Chúng tôi không biết những di chứng này sẽ kéo dài bao lâu và chúng tôi thậm chí đang phải nghiên cứu để đưa ra một định nghĩa cụ thể cho những trường hợp này để hiểu rõ hơn và mô tả hội chứng hậu COVID-19 là gì."
Cho đến nay, rất ít người hiểu nguyên nhân tại sao một số bệnh nhân, sau khi trải qua giai đoạn cấp tính, thì vẫn liên tục phải chịu đựng các triệu chứng như thở gấp, cực kỳ mệt mỏi và rối loạn chức năng nhận thức (tên khoa học là sương mù não), rối loạn cơ tim và thần kinh.
Trưởng nhóm chăm sóc lâm sàng trong chương trình khẩn cấp của WHO, cũng là người đứng đầu nghiên cứu về “Long COVID-19,” bà Janet Diaz cho biết đến nay đã có tới hơn 200 triệu chứng được báo cáo liên quan đến hội chứng hậu COVID-19, trong đó có cả những hiện tượng như đau ngực, ngứa ran và phát ban.
Theo bà Diaz, một số bệnh nhân thậm chí còn có các triệu chứng kéo dài từ giai đoạn cấp tính; một số khác lại bình phục sau đó lại tái phát, với những biểu hiện bệnh xuất hiện và tự biến mất; trong khi một số khác có các triệu chứng chỉ xuất hiện sau khi hồi phục từ giai đoạn cấp tính.
Bà Diaz cho biết một số người có biểu hiện bệnh kéo dài 3 tháng, nhưng cũng có những người lên đến 6 tháng, thậm chí có thể có một tỷ lệ nhỏ kéo dài đến 9 tháng hoặc lâu hơn nữa.
Ngoài việc mở rộng nghiên cứu để tìm hiểu và kiểm soát hội chứng hậu COVID-19, WHO đang phối hợp để đưa ra các chương trình phục hồi chức năng tốt hơn cho những người bị “Long COVID-19.”
WHO đã tổ chức một loạt hội thảo trong năm nay nhằm tăng cường hiểu biết về hội chứng hậu COVID-19.
Tại hội thảo này, không chỉ nghe phân tích từ giới khoa học và bác sỹ mà WHO còn trực tiếp nghe từ chính những người mắc bệnh.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Chính sách tiền tệ vượt thách thức, đón chu kỳ tăng trưởng cao
- ·Vinh danh tập thể, cá nhân trong phát triển quan hệ đối tác Hải quan
- ·Cần cập nhật các thông tin bằng tiếng Anh trong Một cửa quốc gia
- ·Kết quả kỳ thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan kỳ 2/2024 khu vực phía Nam
- ·Party chief works with Bình Dương Military Command
- ·Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, cổ phần hóa DNNN
- ·Hải quan Hải Phòng làm thủ tục hơn 218 nghìn tờ khai trong tháng 9
- ·Khung giá dịch vụ tiêu độc, khử trùng cho động vật
- ·Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
- ·Hà Nội yêu cầu thanh toán nợ xây dựng cơ bản trước tháng 6/2017
- ·8 đối tượng liên quan vụ AIC đã đầu thú
- ·Hải quan Tân Thanh: Bứt phá mạnh mẽ trong công tác thu ngân sách
- ·Hải quan Hải Phòng: Kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 9 đạt 10,5 tỷ USD
- ·Tổng thu NSNN tỉnh Yên Bái đạt gần 12.318 tỷ đồng
- ·Thị trường hàng hóa: Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới
- ·Pháp luật tài chính: Minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế
- ·Ngành Tài chính: Cải cách hành chính đi vào nề nếp, chất lượng
- ·Phụ nữ ngành Tài chính góp công lớn vào thắng lợi của ngành
- ·Apple đang nghiên cứu loại màn hình mới thách thức AMOLED
- ·(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Kiên Giang Bùi Thị Thùy Giang