【lichj thi đấu c1】Giải pháp nào khơi thông dòng vốn?
6 giải pháp trọng tâm để bảo đảm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công | |
Nắn dòng vốn cho nền kinh tế | |
Khơi thông điểm nghẽn để đón dòng vốn đầu tư |
Ngân hàng phải đóng vai trò chính trong việc cung cấp thanh khoản cho thị trường. Ảnh: ST |
Ưu tiên tín dụng cho 3 động lực tăng trưởng
Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà: Các tổ chức tín dụng đã tăng cường cho vay Ngay từ đầu năm, để đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế, các tổ chức tín dụng đã tăng cường cho vay. Tín dụng tăng nhanh trong khi huy động vốn tăng chậm đã khiến hệ thống ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản. Việc tăng lãi suất giúp tổ chức tín dụng thu hút thêm nguồn vốn, từ đó có thể đáp ứng nhu cầu tín dụng của người dân, doanh nghiệp. NHNN cho rằng mức tăng lãi suất điều hành 2 lần, mỗi lần 1% như các bước điều chỉnh trước đây, đưa lãi suất về tương đương giai đoạn trước dịch là phù hợp với xu hướng của toàn cầu, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định nguồn vốn cho hệ thống ngân hàng, hỗ trợ ổn định tỷ giá. Trong thời gian tới, NHNN tiếp tục theo dõi diễn biến tiền tệ trong nước, quốc tế, dự báo lạm phát và lãi suất thị trường để điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ. |
Trong những buổi làm việc với địa phương gần đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã liên tục nhắc về những chỉ đạo và giải pháp điều hành tín dụng. Mới đây nhất, làm việc tại tỉnh Bạc Liêu vào ngày 4/11/2022, Thủ tướng cho biết đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các tổ chức tín dụng tiến hành rà soát, phân loại các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động hiệu quả, lành mạnh, an toàn, bền vững, nghiên cứu và thực hiện ngay việc nâng hạn mức tín dụng phù hợp, hiệu quả để vừa kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, tạo công ăn việc làm, tập trung vào 3 động lực tăng trưởng là tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp trong lúc khó khăn.
Trên thực tế, câu chuyện xin nới room tín dụng luôn “nóng bỏng” trong khoảng từ giữa năm 2022 đến nay, nhất là trước những áp lực đến từ “gam màu trầm” của “bức tranh” thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Theo đó, hàng loạt doanh nghiệp “kêu than” về tình trạng thiếu vốn cho sản xuất và kinh doanh, nhất là khi cao điểm mùa vụ sản xuất cuối năm và đầu năm 2023 đã đến. Đầu tháng 12, Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, NHNN xin nới trần tín dụng thêm 1% tại thời điểm then chốt hiện nay để bổ sung thêm nguồn vốn tín dụng cho sản xuất kinh doanh trong giai đoạn cao điểm cuối năm.
Tuy nhiên, nhìn sâu vào vấn đề thì nguyên nhân doanh nghiệp khó tiếp cận vốn không chỉ do ngân hàng thiếu room để cho vay mà chính các ngân hàng cũng cạn vốn, thanh khoản trên thị trường đang bị “tắc nghẽn”. Thống kê từ báo cáo tài chính quý 3/2022 của các ngân hàng cho thấy, tỷ lệ cho vay khách hàng/tiền gửi khách hàng bình quân vượt 100%, trong khi cuối năm 2021 chỉ ở mức 97,9%.
Công ty Chứng khoán VNDirect cho biết, căng thẳng thanh khoản hệ thống ngân hàng đã xuất hiện kể từ quý 3/2022. Để kiềm chế áp lực lạm phát, NHNN đã thắt chặt cung tiền từ đầu năm 2022, đồng thời hạn chế tăng trưởng tín dụng được giao cho các ngân hàng thương mại. Ngoài ra, một số vụ việc tiêu cực trên thị trường trái phiếu cũng đã ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động một số ngân hàng, gây áp lực lên thanh khoản hệ thống do các ngân hàng thương mại chuyển sang trạng thái phòng thủ nhiều hơn.
Theo NHNN, tín dụng 10 tháng tăng 11,5%, nhưng huy động vốn chỉ tăng 4,8%. TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, hiện nay, dư nợ cho vay và tổng huy động gần như tương đương nhau, các ngân hàng đang rất khó khăn về hệ số an toàn vốn. Nên ngay cả khi NHNN có nới thêm room tín dụng thì ngân hàng thương mại cũng không đủ vốn để cho vay thêm. Do đó, để đảm bảo đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, ngân hàng buộc phải tăng mạnh lãi suất huy động đầu vào. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng tới việc hạ lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN. Bên cạnh khó khăn thanh khoản, theo đại diện Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, ngành ngân hàng đang phải đối mặt với áp lực nợ xấu có xu hướng tăng cao.
Để yên tâm bơm vốn ra thị trường
Trong văn bản gửi các tổ chức tín dụng vào ngày 22/11/2022, NHNN nêu rõ, tín dụng toàn hệ thống đã tăng khoảng 11,5% so với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 14% định hướng toàn hệ thống năm 2022. Do đó, NHNN cho rằng, các tổ chức tín dụng vẫn còn dư địa để tiếp tục tăng trưởng tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp, người dân, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng còn hạn mức tăng trưởng tín dụng chủ động cân đối điều hòa nguồn vốn, tỷ lệ đảm bảo an toàn, tích cực giải ngân tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên và các lĩnh vực là động lực tăng trưởng của nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ nhưng phải đảm bảo thanh khoản ổn định, an toàn hoạt động ngân hàng, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. NHNN cho biết, thời gian tới, NHNN sẽ căn cứ vào diễn biến tình hình của hệ thống và của từng tổ chức tín dụng để có giải pháp điều hành phù hợp theo chủ trương của Chính phủ. |
Những vấn đề nêu trên cho thấy, đến thời điểm hiện tại dù nới room hay không nới room thì việc cấp vốn cho nền kinh tế không đơn giản. Vấn đề mấu chốt được các chuyên gia chỉ ra là cơ chế điều hành room tín dụng đã bộc lộ nhiều điểm bất cập và nhà điều hành cần rút kinh nghiệm.
Ông Quản Trọng Thành, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán Maybank Invesment Banking (MSVN) nhận định, biến động trên thị trường trái phiếu đã khiến thanh khoán trong thị trường trái phiếu và trên tổng nền kinh tế bị siết lại. Trong một nền kinh tế, thanh khoản đến từ thị trường trái phiếu và cổ phiếu, nhưng hai thị trường này của Việt Nam, đặc biệt là thị trường cổ phiếu lại chưa phải thị trường quan trọng và liên tục của doanh nghiệp. Trái phiếu là kênh dẫn vốn rất quan trọng của các thị trường, nhưng chúng ta mới phát triển thời gian gần đây. Do đó, ngân hàng đang đóng vai trò cung cấp vốn chủ đạo trong giai đoạn hiện tại, nhất là thanh khoản ngắn hạn.
Vì thế, vị chuyên gia này cho rằng, việc chỉ đạo nới thêm room hay việc NHNN chỉ đạo các ngân hàng sử dụng nốt phần room tín dụng còn lại là rất cần thiết. Nhưng tiền thực sự chạy ra nền kinh tế như thế nào thì phải có những động thái cụ thể, tính toán trong các chỉ số vận hành để các ngân hàng yên tâm bơm vốn ra thị trường. NHNN có thể tiếp tục giữ mục tiêu tăng trưởng tín dụng, ít nhất là 14%, nếu kinh tế tốt hơn có thể nâng room tín dụng lên 14-16% là mức cần thiết khi thị trường trái phiếu chưa hồi phục.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Duy Anh, Trưởng phòng quản lý danh mục đầu tư, Công ty Quản lý quỹ Vietcombank (VCBS) cho hay, hiện đang là giai đoạn khá nhạy cảm, thanh khoản thị trường khó khăn không chỉ đối với doanh nghiệp mà thanh khoản liên ngân hàng cũng khá căng thẳng. Nên mấu chốt vấn đề là niềm tin thị trường. “Tiền trong hệ thống ngân hàng nếu nói thiếu thì cũng không phải thiếu hụt đến mức không cung ứng đủ vốn cho doanh nghiệp, mà lòng tin giữa các ngân hàng không còn nữa. Ngân hàng nào có tiền sẽ muốn giữ an toàn nhất có thể nên đặt mục đích an toàn vốn lên trên mục đích sinh lời”, ông Nguyễn Duy Anh nói.
Trong khi đó, TS. Trần Minh Tuấn lại cho rằng, NHNN không nên bó cứng room tín dụng cho toàn Ngành, mà chỉ nên quy định room ở một số nhóm ngành có tính đầu cơ cao, nhất là cho vay đầu tư chứng khoán, cho vay mua đất nền… Với quan điểm mạnh mẽ hơn, TS. Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) đưa ra kiến nghị sớm chấm dứt việc sử dụng trần tín dụng cũng như các can thiệp hành chính trực tiếp khác trên thị trường vốn/tiền tệ. Bởi theo vị chuyên gia này, mục tiêu cao nhất của kiểm soát lạm phát là kiểm soát được cung tiền, không phải kiểm soát tín dụng. Trong khi đó, mặt trái của trần tăng trưởng tín dụng đó là ngành ngân hàng trở nên kém cạnh tranh.
Hiện nay, ngoài kiểm soát cung tiền một cách trực tiếp là đưa ra chỉ tiêu room tín dụng, NHNN đang kiểm soát cung tiền bằng các yếu tố khác như lãi suất điều hành, hệ số an toàn vốn (CAR), tỷ lệ cho vay trên huy động, tỷ lệ huy động ngắn hạn cho vay trung và dài hạn… Các chuyên gia cho rằng, nếu tận dụng tốt các công cụ này, NHNN hoàn toàn có thể bỏ room tín dụng. Ngoài ra, để tránh hiện tượng tín dụng tăng trưởng giật cục như năm nay, NHNN nên giao hẳn chỉ tiêu tín dụng cho các ngân hàng ngay từ đầu năm để ngân hàng và doanh nghiệp chủ động kế hoạch kinh doanh.
Những ý kiến trên cho thấy, doanh nghiệp muốn huy động vốn trung, dài hạn phải ra thị trường vốn. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, thị trường trái phiếu chưa thể phục hồi một cách bình thường, ngân hàng phải đóng vai trò chính trong việc cung cấp thanh khoản cho thị trường. Do đó, bên cạnh sự điều hành linh hoạt chính sách tín dụng từ NHNN, cần sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ với chính sách tài khóa, trong đó cần tăng cường đẩy mạnh giải ngân đầu tư công để thêm dòng vốn ra nền kinh tế; đồng thời tăng cường xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường thu hút đầu tư… giúp cải thiện cung - cầu ngoại tệ cũng như giảm áp lực thanh khoản về tỷ giá.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Hà Nội muốn xây dựng tiếp đường Vành đai 5
- ·Phiên giao dịch 31/1: Thị trường chứng khoán châu Á trượt dốc sau đợt bán tháo lớn trên Phố Wall
- ·100% cử tri phường Định Công giới thiệu Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng ứng cử đại biểu QH khóa XIV
- ·Chân dung anh hùng lịch sử Lý Tự Trọng được tái hiện
- ·Thủ tướng gặp mặt chúc mừng đội tuyển bóng đá quốc gia
- ·Việt Nam ghi nhận 34 ca mắc mới COVID
- ·Hà Nội rét hại, nhiệt độ từ 8
- ·Inforgraphics: Châu Á sẽ sử dụng 1/2 lượng điện năng trên thế giới vào năm 2025
- ·Thủ tướng: Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
- ·Quảng Trị thu hút trên 97.000 tỷ đồng vốn đầu tư vào khu kinh tế
- ·Trường hợp nào được xử lý không thu thuế trên Hệ thống MGH?
- ·Cục Dự trữ liên bang Mỹ có thể sẽ tăng lãi suất lên mức 5,5% nếu lạm phát vẫn tăng
- ·Cục Thuế TP.HCM: Đã giải quyết xong tất cả hồ sơ hoàn thuế cho doanh nghiệp
- ·MB trao thưởng CLB bóng đá Viettel 2 tỷ đồng sau chức vô địch V
- ·Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
- ·Nhật Bản dừng cấp ODA cho các dự án nhiệt điện chạy than ở nước ngoài
- ·Tiếp tục hỗ trợ gạo cho 5 tỉnh
- ·Hà Nội tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật chào mừng Đại hội Đảng
- ·Trường hợp nào được xử lý không thu thuế trên Hệ thống MGH?
- ·Diễn viên Thanh Tú mãn nguyện ở tuổi 80, tiết lộ lý do sau 32 năm mới lên NSND