会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bảng xếp hạng bo dao nha】Ốc móng tay chúa: Đặc sản xứ Cà Mau!

【bảng xếp hạng bo dao nha】Ốc móng tay chúa: Đặc sản xứ Cà Mau

时间:2025-01-25 20:27:38 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:706次

Báo Cà Mau(CMO) “Nói về đặc sản xứ này, phải kể đến con móng tay ở biển Gò Công...”, từ sự giới thiệu của anh Quách Văn Sển, công chức xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, chúng tôi hào hứng đến nhà ông Nguyễn Văn Thấm, ấp Gò Công thuộc địa bàn xã để tìm hiểu về nghề mò con móng tay (ốc móng tay chúa, lớn hơn ốc móng tay thường).

Đồng hồ chỉ hơn 2 giờ chiều, ông Thấm bảo: “Vừa mới mò con móng tay về, đã ghé cân cho vựa rồi. Hôm nay bán xô ngang lớn nhỏ được 3,3 kg, giá 350 ngàn đồng/kg, tổng cộng hơn 1 triệu đồng”.

Ông Nguyễn Văn Thấm mô tả lại việc lặn cào bắt con móng tay trên biển.

Tuổi đã 59, dạn dày sương gió, dù mới lặn ngụp cả nửa ngày trên biển về nhưng trông ông không có vẻ gì mệt mỏi. Ông vui vẻ cho biết, con móng tay xuất hiện ở vùng biển Cà Mau lúc nào không rõ, nhưng cách đây gần chục năm, bà con nơi đây phát hiện ra chúng. Ban đầu vì lạ, ít người biết ăn nên giá cả rất thấp. Các vựa tại địa phương phải cất công đi chào hàng nhiều nơi, dần dần thực khách thưởng thức thấy ngon nên lượng tiêu thụ tăng mạnh và giá trị con móng tay được xếp vào hàng đặc sản, giá cả cũng khá cao, từ đó, cả xóm ông cùng rủ nhau làm nghề này.

“Trước đây chỉ bắt con móng tay trên bãi cạn, mỗi ngày chờ con nước ròng lồi bãi lên rồi dùng cào, cào đụng hang (hang làm nơi cục đất cứng - PV) thì thọc sâu cánh tay vào để bắt. Nhưng về sau nhiều người làm nghề này, trên bãi cạn nguồn nên chúng tôi sắm máy lặn ra khơi lặn bắt. Mỗi ngày đi từ 6-7 giờ sáng, đến trưa thấy mệt thì về. Lặn ngoài biển khơi có mệt hơn bắt trên bãi cạn nhưng được cái không phụ thuộc vào con nước lớn ròng. Con móng tay có quanh năm, vì vậy, hễ biển không động, chịu khó đi lặn cào bắt là có tiền”, ông Thấm chia sẻ.

Ốc móng tay chúa loại 1 (từ 8-14 con/kg) hiện có giá thu mua tại vựa 400 ngàn đồng/kg.

Bà Nguyễn Thị Đượm, vợ ông Thấm, tâm sự, trước đây nhà bà làm nghề lưới 3 màng, hoạt động trong vùng cấm nên thường xuyên bị ngành chức năng xử phạt, cuộc sống khá bấp bênh. Từ ngày chuyển sang nghề bắt con móng tay, thu nhập hết sức ổn định, tinh thần thoải mái, không còn cảnh tránh né, mặc cảm khi gặp những người thực thi nhiệm vụ ven biển.

Không riêng ở bãi biển Gò Công, con móng tay còn có ở cửa Rạch Tàu (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển), cửa Hố Gùi (xã Tam Giang Đông, huyện Năm Căn) và ra tận Hòn Khoai. Ngư trường rộng lớn, thuận lợi cho người làm nghề, cứ bãi này giảm thì di chuyển sang bãi kia. Chồng bà Đượm là người chịu khó, có nhiều kinh nghiệm nên mỗi chuyến ra khơi đều mang về thấp nhất 600-700 ngàn đồng.

Vợ anh Sơn Mỹ (ấp Gò Công) mang sản phẩm chồng lặn bắt được trong ngày đến bán cho vựa, thu được hơn 1 triệu đồng.

Anh Đoàn Minh Trọng, chủ vựa thu mua hải sản tại ấp Gò công, cho biết, hiện tại, ốc móng tay chúa có giá khá cao, ốc loại 1 (từ 8-14 con/kg), vựa anh mua vào với giá 400 ngàn đồng/kg; Loại 2 (khoảng trên 14-20 con/kg) giá 200 ngàn đồng. Giá xô ngang tuỳ lớn nhỏ, khoảng 350 ngàn đồng. Mỗi ngày vựa anh thu mua được từ 100-200 kg, phân phối đến 13 tỉnh, thành. Bà con sau khi mò con móng tay xong là đến cân cho vựa ngay và anh phải dùng ô xy bảo quản để ốc được tươi sống. Người bán ít nhất cũng được 400 ngàn đồng, người nhiều có khi 2-3 triệu đồng. Cũng thông tin từ anh Trọng, ở miền Nam, chỉ có Cà Mau và khu vực biển Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh) có con ốc móng tay chúa này.

Bí thư kiêm Trưởng ấp Gò Công Lý Minh Trí cho biết, ấp hiện có hơn 70 hộ làm nghề này. Nhờ đó đã giải quyết được công ăn việc làm cho các hộ, đồng thời hạn chế được việc vi phạm đánh bắt hải sản trong vùng cấm. Tuy vậy, việc lặn dưới đáy biển sâu 10-20 m khá nguy hiểm nên ông khuyến cáo bà con phải hết sức cẩn thận để bảo đảm an toàn tính mạng.

Nhân viên quán Hải sản Biển Cà Mau chế biến ốc móng tay phục vụ khách.
Thịt thơm, ngọt, mềm, ốc móng tay có thể chế biến nhiều món ăn như: xào lá quế, hấp gừng, sấy mỡ tỏi, nướng mỡ hành… Tại quán Hải sản Biển Cà Mau, khách thường dùng nhất là món xào lá quế và nướng mỡ hành (trong ảnh).

Tìm hiểu về “kênh” phân phối loại đặc sản này tại TP Cà Mau, chúng tôi được giới thiệu đến quán Hải sản Biển Cà Mau (số 218, Trần Hưng Đạo, Phường 5). Anh Lâm Chí Linh, quản lý quán, cho biết, quán là đầu mối nhập nguồn ốc móng tay chúa ở Gò Công và phân phối cho hơn chục quán lớn, nhỏ trên địa bàn như: Phượng Vĩ, Tân Tân Quán, Đào Hoa Đảo… với số lượng từ 30-40 kg. Tại quán, mỗi ngày cũng tiêu thụ từ 15-16 kg (phần nhiều là khách du lịch). Ngoài phục vụ tại chỗ, quán còn đóng ô xy cung cấp cho khách hàng có nhu cầu mua về nhà dùng, làm quà biếu…

Trang Thăm - Thùy Trâm

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Những cuốn sách về doanh nhân, doanh nghiệp đáng chú ý
  • “Giúp người khác tốt hơn, đó là niềm vui...”
  • TP.Bến Cát: Chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
  • Tháo điểm nghẽn để kéo giảm chi phí logistics
  • Hình ảnh: Anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ 35 năm trước
  • Phát huy hiệu quả mô hình “Chợ 0 đồng”
  • Phó tổng giám đốc người Việt của Sabeco từ chức
  • PGBank muốn dừng sáp nhập với HDBank
推荐内容
  • Dự báo thời tiết 22/8: Miền Bắc nắng gián đoạn kèm mưa giông
  • Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021
  • Làm rõ đề xuất hướng tuyến, nhà ga đường sắt tốc độ cao Bắc
  • Tư lệnh ngành Giao thông báo cáo Quốc hội tiến độ triển khai trạm dừng nghỉ cao tốc
  • Hải quan Lạng Sơn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao năng lực thông quan hàng hóa
  • Quảng Nam: Cụm công nghiệp khi chưa đủ điều kiện đã kêu gọi đầu tư dự án