【nhận định bóng đá trung quốc hôm nay】Mùa Vu lan, nhớ ơn đấng sinh thành
Ðúng ngày Rằm tháng 7, lễ Vu lan báo hiếu, những ai đến viếng chùa sẽ được cài một đoá hồng… “Cành màu đỏ tặng những người diễm phúc. Sống bên mình vẫn còn đủ mẹ cha. Hãy hiếu với cha, thảo với mẹ già. Ðể mai sau không có gì ân hận. Cành hoa trắng tặng những ai mất mẹ. Ðây là mùa báo hiếu, Lễ Vu lan.
Ðúng ngày Rằm tháng 7, lễ Vu lan báo hiếu, những ai đến viếng chùa sẽ được cài một đoá hồng… “Cành màu đỏ tặng những người diễm phúc. Sống bên mình vẫn còn đủ mẹ cha. Hãy hiếu với cha, thảo với mẹ già. Ðể mai sau không có gì ân hận. Cành hoa trắng tặng những ai mất mẹ. Ðây là mùa báo hiếu, lễ Vu lan. Cài cành hoa dòng nước mắt tuôn tràn. Lòng tưởng nhớ đến song thân quá vãng”, lời nhắc nhớ được đặt trang trọng ngay nơi cài hoa, khơi gợi trong lòng mỗi người đi lễ một niềm xúc động về sự tưởng nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của đấng song thân, dù còn hiện tiền hay không còn trên cõi đời này.
Hoa cài ngực áo
Mất mẹ năm 14 tuổi. Hơn 30 mùa Vu lan, chị Nguyễn Cúc Mai (phật tử chùa Từ Quang, Phường 9, TP Cà Mau) cài lên ngực đoá hồng trắng, đau đáu nỗi nhớ, nỗi đau.
“Tôi cũng từng được hạnh phúc cài hoa hồng đỏ. Tuy nay đã không còn diễm phúc ấy, nhưng với tôi, hoa hồng trắng cũng mang một ý nghĩa sâu sắc, biểu trưng cho tình yêu thương của một người con luôn dành cho đấng sinh thành. Mẹ vẫn luôn hiện hữu trong tim, qua từng nhịp thở. Những ai còn được cài hoa hồng đỏ, xin hãy trân trọng, báo biếu với cha mẹ. Và hãy luôn hướng nguyện về cha mẹ bằng tất cả những gì tốt đẹp nhất”, chị Mai tâm tình.
Mỗi hoa hồng được cài lên ngực áo dịp lễ Vu lan là sự biết ơn sâu sắc đối với đấng sinh thành. |
Nằm trong đội cài hoa hồng báo hiếu cho người đến viếng chùa (chùa Phật Tổ, Phường 4, TP Cà Mau), em Lâm Kim Phụng (pháp danh Huệ Hoa, 17 tuổi) chia sẻ, được cài hoa hồng đỏ lên ngực áo mình em hạnh phúc và thấy mình thật may mắn. Phụng tham gia vào gia đình phật tử được 10 năm. Mỗi năm, đến dịp lễ Vu lan em háo hức và tự nhắc nhở mình phải hiếu thuận với cha mẹ, phải học thật giỏi để cha mẹ vui lòng. Với mỗi đoá hồng đỏ khi em cài lên ngực áo một vị khách đến chùa, là niềm vui sướng em được sẻ chia; còn nếu là cài hoa trắng, em sẽ chắp tay cúi đầu kính lễ.
Gặp Nguyễn Giao Kiệt (14 tuổi) trong Trại Mục Kiền Liên của con em các gia đình phật tử ở chùa Phật Tổ, cậu bé cài trên ngực áo đoá hồng trắng, ánh mắt đượm buồn: “Thấy các bạn ai cũng cài hoa hồng đỏ, riêng em cài hoa hồng trắng nên buồn lắm. Em sống cùng bà ngoại, ba mẹ mất khi em được 5 tuổi. Vào những ngày này em càng nhớ cha mẹ nhiều hơn. Năm nay tham gia lễ Vu lan cùng với các gia đình phật tử, được nghe các sư thầy giảng dạy phật pháp, đạo hiếu, em như được an ủi, và cảm thấy cuộc sống vẫn tươi đẹp. Dù rất nhớ cha mẹ nhưng em không chấp niệm, hứa sẽ cố gắng học tập tốt để ngoại an lòng”.
Ðông đảo người dân đến viếng chùa Phật Tổ thắp hương cầu bình an, sức khoẻ cho gia đình dịp lễ Vu lan báo hiếu. |
Lễ Vu lan, nhà nhà, người người lại đến chùa cầu bình an, may mắn, sức khoẻ cho cha mẹ mình. Không ai có thể chắc chắn rằng mình sẽ được cài hoa hồng đỏ bao nhiêu năm nữa, thế nên từng ngày trôi qua là những phút giây trân trọng, hiếu nghĩa bên cha mẹ.
Riêng đối với người xuất gia, các nhà sư thì mượn thân tứ đại do cha mẹ sinh ra để “trên cầu giải thoát, dưới cứu độ chúng sinh” nhằm báo hiếu cho cha mẹ hiện đời và cha mẹ ở nhiều đời khác. Thay vì cài hoa hồng đỏ hay trắng, thì người tu sĩ cài những hoa hồng vàng thể hiện lòng biết ơn cha mẹ rộng hơn, lớn hơn, cao cả hơn, và để nói lên ý nghĩa của mùa Vu lan là sự giải thoát.
Sống thiện báo nghĩa ân
Phó Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh, Trưởng Phân ban Gia đình Phật tử tỉnh Cà Mau Nguyễn Thị Ánh Tuyết (Tuyết Nam) cho biết, vào mùa Vu lan báo hiếu, không chỉ gia đình phật tử mà rất nhiều nhà hảo tâm, mạnh thường quân khắp nơi phát tâm làm việc thiện và những điều tốt đẹp để mang đến niềm vui, tích đức, cầu an cho đấng sinh thành, cũng như mang phước lành, sẻ chia hơi ấm với những người có hoàn cảnh khó khăn, nghèo khổ. Chính nhờ những tấm lòng nhân, những ngày qua, Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh đã chia thành các tổ đi phát quà, gạo đến tận tay bà con nghèo vùng sâu, vùng xa.
Chị Thái Thuỳ Phương, Chủ tịch Hội Phụ nữ phường Tân Xuyên, TP Cà Mau, nói mới 7 giờ sáng ngày Rằm, bà con nghèo ở phường, đặc biệt là 28 hộ sống khu bãi rác đã có mặt tại Thiền viện Trúc lâm Cà Mau đón đoàn từ thiện của Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh đến thăm, trao quà. “Bà con mừng lắm, các phần quà có thể giúp cuộc sống bà con đỡ nhọc nhằn trong nửa tháng. Ở khu bãi rác, đã nghèo, lại con đông, cuộc sống các hộ bấp bênh, nên cái ăn lo từng ngày. Tấm lòng của các nhà hảo tâm đóng góp là niềm động viên rất lớn để họ vươn lên trong cuộc sống”, chị Thái Thuỳ Phương chia sẻ.
Khệ nệ phần quà gồm gạo, mì gói, đường, sữa, em Phạm Thị Trinh, 13 tuổi, sống trong khu tập thể của bãi rác, bộc bạch: “Em chưa từng được biết cha mẹ là ai, vì từ khi sinh ra em đã sống với bà ngoại và cậu mợ Ba. Vì khó khăn, học hết lớp 5 em phải nghỉ học. Em cũng không ước mong đi học lại, vì sức khoẻ ngoại giờ yếu lắm, em phải ở nhà chăm sóc ngoại, và báo đáp công ơn của cậu mợ Ba nuôi em đến giờ. Em biết ơn các cô chú đã phát quà cho gia đình em hôm nay”.
Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh Cà Mau phát 55 suất quà (200.000 đồng/suất) cho bà con nghèo phường Tân Xuyên. Ảnh: BĂNG THANH |
Theo chị Tuyết Nam, để nhắc nhớ con trẻ hiếu kính, báo công ơn cha mẹ, trong 2 ngày (14-15/7 âm lịch), chùa Phật Tổ tổ chức “Trại hiếu Mục Kiền Liên” cho con em các gia đình phật tử (từ 5-12 tuổi), với nhiều hoạt động bổ ích xoay quanh chủ đề về ngày lễ Vu lan, như: cài hoa hồng, đố vui phật pháp, trò chơi dân gian… Ðặc biệt, trong lễ khai mạc, các em phải thực hiện lễ hiếu: rửa tay, ôm hôn, cài hoa hồng cho cha mẹ… đó là những điều trước nay các em chưa từng làm, chưa từng được thể hiện. Buổi lễ diễn ra với nhiều xúc cảm, nước mắt và hạnh phúc.
“Tham gia Trại Mục Kiền Liên, em cùng các bạn trong gia đình phật tử được tạo điều kiện học tập, trau dồi kiến thức khi tiếp thu lời Phật dạy. Bản thân em biết hướng đến làm điều thiện để báo ân đức cha mẹ, giúp ích cộng đồng xã hội. Tuổi nhỏ, việc nhỏ, trước hết, em sẽ ngoan, lễ phép, vâng lời, học tập tốt để cha mẹ vui lòng”, em Lý Mạnh Cường (11 tuổi, phật tử chùa Phật Tổ) háo hức. Ðể có thể giúp đỡ cho những người nghèo, những bạn nhỏ đến trường, trong năm, mỗi phật tử ở chùa được phát một con heo để mỗi ngày tiết kiệm tiền ăn vặt bỏ vào đó, đợi đến dịp Tết hay lễ Vu lan sẽ đập heo, góp sức cùng “gia đình lớn” làm việc thiện giúp đời./.
Băng Thanh - Hằng My
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Hà Nội tưởng niệm nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ
- ·Kiều bào hiến kế xây dựng đất nước phồn vinh, tươi đẹp
- ·Thủ tướng: Khởi công 3 cao tốc, 2 vành đai ở Hà Nội và TP.HCM trước 30/6
- ·Hội Báo toàn quốc 2023 sẽ diễn ra từ ngày 17
- ·Xe khách đâm dải phân cách, lật ngang trên quốc lộ 1A
- ·Miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Tư pháp với ông Lê Thành Long
- ·Đại biểu Trịnh Xuân An: Giá phân bón tăng không phải do tăng thuế
- ·Chánh án TAND tối cao: Án hành chính đang có rất nhiều tồn tại
- ·Gia Lai: Ấm lòng những suất cơm miễn phí đến với bệnh nhân nghèo
- ·Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu lâm, thủy sản
- ·FPT khai trương trung tâm xuất khẩu phần mềm lớn nhất Việt Nam
- ·Phòng ngừa tội phạm chưa thành niên
- ·Dấu ấn nổi bật của Việt Nam trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền
- ·Mặt trái của việc phát triển ồ ạt điện mặt trời mái nhà
- ·Từ chối trả thưởng vé số trúng giải đặc biệt bị rách, công ty xổ số nói gì?
- ·Văn hóa lành mạnh là bức tường thành bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
- ·Gây thương tích từ sử dụng loa kéo di động để hát karaoke
- ·Quy định 148
- ·Netflix tới Việt Nam, sôi động truyền hình Internet
- ·Kinh nghiệm ở đơn vị phức tạp về trật tự, an toàn xã hội