【kqbd ligue 1】Trăn trở chất lượng bán trú vùng nông thôn
(CMO) Dù điều kiện còn không ít khó khăn, nhiều trường mẫu giáo và một số trường tiểu học ở vùng nông thôn vẫn tổ chức dạy bán trú cho học sinh. Nhưng để đảm bảo được chất lượng công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục học sinh là câu chuyện không ít trăn trở của những người làm công tác giáo dục.
Nỗ lực vì những ngôi trường bán trú
Lớp học mới, khuôn viên trường thoáng mát, các cô giáo Trường Mẫu giáo Bông Sen (xã Rạch Chèo, huyện Phú Tân) cẩn thận chăm sóc từng chậu cây trong khuôn viên trường, chuẩn bị cho ngày lễ công nhận trường đạt chuẩn quốc gia sắp tới.
Chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh ngày càng được chú trọng, đảm bảo chất lượng. |
So với trước đây, từ 3 phòng học cũ kỹ trường đã có sự thay đổi vượt bậc về cơ sở vật chất trường lớp. Những đồ dùng học tập được các cô giáo sáng chế từ các vật dụng như chai nhựa, hộp sữa... Các bé có chỗ vui chơi sinh hoạt, lớp học rộng rãi, được những bàn tay khéo léo của các cô giáo trang trí bắt mắt.
Để phụ huynh yên tâm gửi con học bán trú, nhà trường đã xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, chế độ dinh dưỡng trong từng bữa ăn cho các cháu. Ngoài ra, trường cũng dành khoảng sân nhỏ để trồng rau, vừa tạo cảnh quan, vừa phục vụ bữa ăn hàng ngày đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cô Lê Thị Hà, Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Bông Sen, chia sẻ: “Do có sự chênh lệch về mức sống ở vùng nông thôn cũng như lao động nhàn rỗi của gia đình, nhiều phụ huynh còn ngại cho con mình học bán trú. Thực hiện theo yêu cầu đảm bảo bán trú 100%, giáo viên nhà trường phải vận động phụ huynh rất vất vả, có lúc còn đến từng nhà. Cơ sở vật chất được đầu tư khang trang và đầy đủ, góp phần tạo thêm niềm tin cho phụ huynh yên tâm gửi con vào học tập. Để bám trụ được với nghề, ngoài chuyên môn, mỗi người còn phải có cái tâm và tình yêu thương với trẻ nhỏ”.
Cơ sở vật chất trường lớp ngày càng khang trang, góp phần cải thiện chất lượng bán trú vùng nông thôn. |
Gắn bó 10 năm với Trường Mẫu giáo Hoa Mai từ những ngày đầu còn sơ khai nhất. Đến hôm nay, cơ sở vật chất trường lớp đã khang trang, trở thành trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2015, cô Nguyễn Thị Thanh Hương không giấu được sự phấn khởi, tự hào khi sự trưởng thành của bao thế hệ mầm non có bàn tay chăm sóc của mình.
Cô Hương tâm sự: “Giáo viên dạy bán trú cho học sinh mẫu giáo vốn đã khó, ở vùng nông thôn lại khó gấp nhiều lần. Điều chúng tôi mong muốn là mang đến cho các cháu những buổi học sinh động và bổ ích nhất, có môi trường phát triển tốt. Từ đó, góp phần rút ngắn khoảng cách giáo dục giữa thành thị và nông thôn”.
Trăn trở bán trú tiểu học
Thực hiện theo chủ trương dạy học 2 buổi/ngày, nhưng ở các vùng nông thôn, nhiều học sinh xa trường, phụ huynh không có điều kiện đưa rước học sinh. Từ thực tế đó, ngành giáo dục có văn bản định hướng cho những trường tiểu học có nhu cầu thực hiện bán trú, nhằm tạo điều kiện thuận lợi, an toàn cho học sinh đến trường học tập 2 buổi/ngày. Nhưng so với điều kiện để đảm bảo công tác bán trú đúng chuẩn thì nhiều trường vẫn còn gặp khó khăn.
Trường Tiểu học Kim Đồng (huyện Phú Tân) tổ chức bán trú từ năm 2013. Cơ sở vật chất của trường hiện còn nhiều khó khăn, phòng học được tiếp nhận lại từ Trung tâm Giáo dục thường xuyên. Trường hiện có 15 lớp, trong đó có 11 lớp thực hiện dạy học 2 buổi/ngày. Do phụ huynh không có điều kiện đưa rước nên năm học này trường có 180 học sinh đăng ký học bán trú. Những học sinh bán trú chỉ ăn 1 buổi cơm trưa và nghỉ ngơi tại trường. Vì chưa có căn tin nấu ăn nên cơm do nhà trường hợp đồng nấu bên ngoài. Hiện tại trường được đầu tư xây dựng 2 phòng nghỉ cho học sinh.
Trường Tiểu học Phú Tân tận dụng phòng y tế thành chỗ nghỉ trưa cho học sinh. |
Cô Trần Thị Duyên Anh, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Đồng, cho biết: “Tuy chưa đạt chuẩn quốc gia, cơ sở vật chất còn hạn chế nhưng nhà trường cũng cố gắng để học sinh được học bán trú. Thực tế phụ huynh có nhu cầu cho con học bán trú rất lớn, nhưng với điều kiện hiện nay, nhà trường không thể mở thêm lớp”.
Tuy có quy mô rộng lớn hơn nhưng cũng giống như Trường Tiểu học Kim Đồng, Trường Tiểu học Phú Tân (huyện Phú Tân) cũng gặp không ít khó khăn trong công tác bán trú. Trường đạt chuẩn quốc gia năm 2006. Hiện trường có 17 phòng học và các phòng chức năng. So với các tiêu chí trường đạt chuẩn thì cơ sở vật chất của trường đã bị tụt chuẩn. Năm 2009, do nhu cầu địa phương, trường thực hiện bán trú tự phát.
Hiện tại, nhà trường được Phòng GD&ĐT đầu tư 1 phòng nghỉ trưa. Do lượng học sinh bán trú đông nên nhà trường phải tận dụng thêm phòng y tế. Đối với bữa ăn trưa, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh, nhà trường đã bố trí được chỗ nấu ăn trong khuôn viên trường. Luân phiên mỗi ngày, trường phân công 3 giáo viên ở lại buổi trưa để quản lý, chăm sóc học sinh bán trú.
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phú Tân Nguyễn Ngọc Chúc cho biết: “Việc tổ chức bán trú trong điều kiện thiếu hụt về cơ sở vật chất đối với nhà trường là hết sức khó khăn. Nhưng vì yêu cầu chung của phụ huynh và tạo điều kiện thuận lợi để các em học 2 buổi/ngày, nhà trường cố gắng hết sức, tận dụng những điều kiện có sẵn. Nhìn chung, đến thời điểm hiện tại, trường vẫn chưa được đầu tư đầy đủ các tiêu chí để dạy học bán trú”.
Thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bán trú, thời gian qua, nhà trường đã liên hệ địa phương trưng dụng quỹ đất để xây dựng, nâng cấp khu bán trú đảm bảo đúng tiêu chuẩn nhưng đang gặp khó về nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất.
Thầy Nguyễn Ngọc Chúc đề xuất: “Ngành giáo dục nên quan tâm đầu tư cơ sở vật chất nhiều hơn cho những trường có nhu cầu bán trú. Trong đó, tổ chức tập huấn các chuyên đề liên quan đến công tác dạy bán trú cho giáo viên, nhân viên vùng nông thôn"./.
Kim Chi
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Đồng Euro chạm mức thấp nhất hai năm so với USD
- ·Hành trình “Mẹ đỡ đầu” lan tỏa yêu thương
- ·Trường Chính trị Long An tổ chức Hội thảo khoa học cấp cơ sở năm 2023
- ·Xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức gây phiền hà dân
- ·Biển số ô tô 65A
- ·Bài 1: Hậu Giang biến “sắt” thành “vàng”
- ·38 thí sinh xuất sắc đoạt giải tại Hội thi Tin học trẻ tỉnh Long An lần thứ 25
- ·Nhiều hoạt động ý nghĩa trong Tháng thanh niên
- ·Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi cùng tờ giấy nhờ người cưu mang
- ·Phụ nữ chung tay làm cho môi trường sạch đẹp
- ·Thời tiết Hà Nội 23/9: Nắng oi trên 35 độ dù đã sang mùa Thu
- ·30/4/1975 – Mãi mãi là mùa Xuân vĩ đại của dân tộc
- ·Phát huy hiệu quả chuyển đổi cây trồng trong hội viên, nông dân
- ·Kịp thời lấy ý kiến đề xuất, kiến nghị của đoàn viên, người lao động
- ·Cử tri kiến nghị mở rộng quốc lộ, Bộ GTVT chưa bố trí được vốn
- ·Văn bản hướng dẫn Luật Đất đai ít nhưng phải khoa học
- ·Huyện Vị Thủy: Sôi nổi hội thao chào mừng Tháng công nhân
- ·Tiếp tục quan tâm thực hiện tốt công tác chăm lo cho đoàn viên
- ·Phó chủ tịch xã kể giây phút người chồng tử vong khi cứu vợ con bị nước cuốn
- ·Thiết thực, ý nghĩa