【bảng sếp hạng laliga】Rộng đường gia nhập thị trường lao động
Người lao động có nhiều thông tin và cơ hội để ứng tuyển vị trí việc làm phù hợp |
Không khó tìm việc
Hiện nay, riêng địa bàn các khu công nghiệp tỉnh đang triển khai giai đoạn 2 và 3 Nhà máy Kanglongda Huế; giai đoạn 2 và 3 Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motors Huế; Nhà máy đá thạch anh nhân tạo tại Phong Điền... và các dự án nhà máy thép xanh, điện khí LNG, các bến cảng số 4, 5, 6... tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô. Khi các dự án lớn này hoàn thành đi vào hoạt động, cùng với các dự án đang tìm hiểu, nghiên cứu đầu tư, dự kiến trong 5 năm tới, nhu cầu lao động cho các dự án ở các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn khoảng từ 40.000 đến 50.000 lao động.
Qua số liệu từ Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, trong tháng 9 và tháng 10 này, các doanh nghiệp trên địa bàn cần tuyển dụng hơn 4.000 lao động. Ngoài ra, các đơn vị dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đang cần tuyển hơn 3.000 lao động.
Là một trong những doanh nghiệp mới mở tại Khu công nghiệp Phong Điền, Công ty TNHH May mặc AMP Việt Nam - Phong Điền đang có nhu cầu tuyển dụng thêm 200 thợ may có tay nghề. Bà Hoàng Thị Đoan Thanh, Trưởng phòng Hành chính - Nhân sự Công ty TNHH May mặc AMP Việt Nam - Phong Điền cho biết, ngoài nhu cầu cần tuyển các bạn có tay nghề may công nghiệp, công ty vẫn cần tuyển thêm khoảng 100 bạn chưa biết nghề để đào tạo, phục vụ các vị trí đang trống. Công ty đã bố trí xe đưa đón tại TP. Huế để tạo thuận lợi trong việc đi lại, giúp người lao động yên tâm đầu quân cho công ty.
Tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế từ năm 2019, sau mấy năm bôn ba vào miền Nam, chị Nguyễn Thúy Duyên ở Phú Vang quyết định về Huế tìm việc làm. Chị Duyên chia sẻ: Đi làm mấy năm ở phía Nam nhưng chẳng dư dả được đồng nào, công việc bấp bênh, lúc làm việc chỗ này mai nhảy việc chỗ khác. Về Huế dịp này, em quyết định tìm hiểu thông tin thị trường lao động và sẽ tham gia ứng tuyển vào một công ty phù hợp, lương bổng tốt. Được làm việc ở Huế, vừa gần nhà, em và người thân cũng yên tâm để ổn định cuộc sống, xây dựng hạnh phúc gia đình.
Thu hút và giữ chân người lao động
Chưa kể lao động đang làm việc ở khu vực bên ngoài, hiện trong các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh đang giải quyết việc làm cho hơn 38.000 lao động. Hầu hết các doanh nghiệp đều thực hiện chế độ lương, thưởng, ăn ca... đảm bảo cho người lao động. Tiền lương bình quân của người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong khu kinh tế và các khu công nghiệp trên 7,5 triệu đồng/người/tháng, tiền ăn ca bình quân của người lao động gần 20.000 đồng/bữa ăn. Để tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại cho người lao động về làm việc tại khu kinh tế, khu công nghiệp, các doanh nghiệp hỗ trợ xe đưa đón kết hợp các tuyến xe buýt phục vụ người lao động.
Những năm qua, tuy chưa có con số thống kê cụ thể, nhưng đã có rất nhiều lao động di cư làm ăn xa trở về địa phương để lập nghiệp. Nhất là khoảng 2- 3 năm trở lại đây, từ sau đại dịch COVID-19 và khi tỉnh thu hút nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn đến đầu tư nhà máy, hoạt động sản xuất trên địa bàn, số lao động xa quê trở về vào làm tại các nhà máy tăng lên. Cùng với sự hình thành, phát triển nhiều nhà máy, tỉnh cũng đã tiến hành rà soát quy hoạch các khu công nghiệp, khu kinh tế và kêu gọi đầu tư các khu nhà ở cho công nhân, dịch vụ lưu trú trong khu công nghiệp; các thiết chế hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện, siêu thị, chợ, ngân hàng, dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ thiết yếu khác cho người lao động tại các khu công nghiệp và khu kinh tế.
Chị Nguyễn Thị Diệu Linh ở phường Hương Chữ, TX. Hương Trà hơn 10 năm từ khi ra trường đến nay vẫn "trung thành" làm nhân viên của Công ty Scavi Huế đóng tại Khu công nghiệp Phong Điền. Ngoài chế độ lương, thưởng tốt, có xe đưa đón đi làm thuận tiện, sở dĩ chị Linh gắn bó lâu dài với công ty còn vì 2 con nhỏ của chị được công ty tạo điều kiện học tập gần chỗ làm của mẹ. Mỗi ngày, các con đều cùng chị Linh trên chuyến xe đưa đón để đến trường học mầm non. Ngôi trường này do Công ty Scavi Huế xây dựng, quản lý giáo dục gần 10 năm nay, nhằm phục vụ chăm sóc, học tập cho con em cán bộ, công nhân, người lao động của công ty.
Những chủ trương, chính sách thu hút đầu tư, xây dựng thiết chế chăm lo cho người lao động không chỉ góp phần phục vụ nhu cầu thiết yếu để người lao động và gia đình họ an tâm sinh sống, làm việc mà còn giúp doanh nghiệp thu hút, giữ chân và ổn định nguồn nhân lực. Đó chính là chiến lược đạt mục tiêu kép, đảm bảo hài hòa lợi ích đôi bên, nhất là trong tình hình doanh nghiệp đang cần người lao động lành nghề, cống hiến lâu dài, ổn định để doanh nghiệp tập trung vào phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng năng suất, chất lượng, cạnh tranh trên thị trường.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Chung cư mini sai phạm: Không thể làm ngơ trước những cảnh báo từ sớm
- ·Thời trang Tết: Bật mí bí quyết mặc đẹp những ngày cận Tết cho quý cô công sở
- ·Hàng nghìn quân tổng duyệt diễu binh
- ·Chính phủ đề xuất hưởng BHXH một lần
- ·Chăm lo cho đoàn viên, người lao động có cái tết vui tươi, hạnh phúc
- ·Hào hùng lời thề trong lễ chào cờ của Công an HN
- ·Bàn giao nguyên trạng đài VTC về VOV
- ·Trẻ dưới 9 tuổi được chung hộ chiếu với bố mẹ
- ·Va chạm với xe tải, ô tô con ở Thanh Hóa biến dạng
- ·Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
- ·Sôi động thị trường tiền lưu niệm độc lạ lì xì Tết
- ·Doanh nghiệp bị xin cả tiền mừng tuổi
- ·Dân chấm điểm chính quyền qua di dộng
- ·Đẩy nhanh điều tra trọng án tham nhũng
- ·Mỹ: Giám đốc OPM từ chức sau khi hàng triệu dữ liệu bị đánh cắp
- ·HN điều người về làm phó bí thư huyện Mỹ Đức
- ·Philippines quyết đánh bại TQ tại tòa quốc tế
- ·Máy bay không người lái của Triều Tiên 'hứng' 20 phát đạn từ Hàn Quốc
- ·Phát triển thị trường tài chính toàn diện để xây dựng thành công các trung tâm tài chính
- ·Chuyện lạ: Bé trai 6 tháng tuổi nhận được phiếu bầu Chủ tịch Quốc hội