【kết quả bóng đêm qua】Ứng dụng công nghệ số trong quản lý nuôi tôm
(CMO) Sáng ngày 8/4, Liên minh Tôm sạch và bền vững Việt Nam (VSSA) kết hợp với Công ty công nghệ Jala và Đại học Tokyo tổ chức Hội thảo “Khởi động chương trình ứng dụng công nghệ số Jala trong quản lý nuôi tôm siêu thâm canh giai đoạn 2 và đánh giá tác động của công nghệ tới sự phát triển bền vững của ngành hàng tôm Cà Mau”.
Ngành thủy sản Việt Nam đã cán mốc 10 tỷ USD xuất khẩu năm 2022, trong đó ngành tôm là 4,2 tỷ USD. Tuy nhiên, trong quá trình tăng trưởng, chuỗi ngành hàng tôm đang dần bộc lộ nhiều yếu tố còn hạn chế mang tính hệ thống, chuỗi liên kết lỏng lẻo, sản xuất manh mún nhỏ lẻ, việc ứng dụng công nghệ và đặc biệt là công nghệ số còn rất thiếu và yếu.
Chuyển đổi số trong nông nghiệp nói chung và ngành tôm nói riêng hiện nay là định hướng của Chính phủ và quyết tâm của Bộ NN&PTNT. Đây cũng là nhu cầu cấp thiết và là xu thế phát triển tất yếu của các doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất tôm để sản phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường quốc tế.
Đại biểu tham dự hội thảo.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Đặng Ngọc Sơn, Phó chủ tịch VSSA, nhấn mạnh, mục tiêu kết nối thị trường, ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao giá trị tôm Việt là một trong những hoạt động ưu tiên hàng đầu của VSSA.
Đã qua, VSSA không ngừng kết nối với các đối tác công nghệ trong nước cũng như quốc tế, giúp ngành tôm phát triển bền vững. Cũng vào thời điểm này năm trước, VSSA đã phối hợp với đối tác Jala Indonesia khởi động chương trình thí điểm ứng dụng công nghệ Jala trong quản lý nuôi tôm siêu thâm canh giai đoạn 1 (giai đoạn học sử dụng ứng dụng trên điện thoại).
Qua chương trình này, đã có hàng trăm hộ dân được làm quen, tiếp cận với công nghệ mới với trên 4 HTX nuôi tôm siêu thâm canh là hội viên của VSSA. Có thể nói, chương trình ứng dụng công nghệ số này là bước đi tiên phong, đổi mới và đột phá trong ngành tôm Việt Nam.
Tiếp nối thành công giai đoạn 1, tới đây sẽ mở rộng chương trình thêm ở HTX Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước.
Theo ông Đặng Ngọc Sơn, mục tiêu của hội thảo nhằm mang đến cách tiếp cận ứng dụng công nghệ trong quản lý nuôi tôm và chương trình nghiên cứu đánh giá tác động của công nghệ tới người nuôi tôm.
Hội thảo đã nhận được ý kiến đóng góp của các đại biểu về hoạt động bước đầu của giai đoạn 1. Các ý kiến đều khẳng định, thành công bước đầu đến từ sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng của bà con nuôi tôm tham gia chương trình là nền tảng quan trọng cho những chương trình phối hợp tiếp theo./.
Phú Hữu
(责任编辑:Thể thao)
- ·Nhận định, soi kèo Cartagena vs Leganes, 21h30 ngày 5/1: Giải quyết sau phút 90
- ·Quảng Bình khảo sát vị trí triển khai dự án điện gió
- ·Điện mừng Thủ tướng nước Cộng hòa Pháp
- ·Bộ Tài chính có trách nhiệm đôn đốc việc thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia
- ·Vỡ nợ thẻ tín dụng của Mỹ cao kỷ lục
- ·Prudential Việt Nam tăng trưởng doanh thu 15,2% năm 2021
- ·Hoạt động xuất nhập khẩu qua Lao Bảo diễn ra bình thường
- ·Cơ quan hải quan công bố mã HS gỗ ván ghép thanh xuất khẩu
- ·Đề xuất xây khu tái định cư nứt đất ở Đắk Nông
- ·Kiến nghị xử lý 36.881 tỷ đồng qua thanh kiểm tra thuế
- ·Tài xế bán tải chạy lấn làn đường xe máy, 'làm xiếc' trên cầu
- ·Chủ kênh YouTube ở Quảng Ninh thu nhập hơn 11 tỷ chưa nộp thuế
- ·Shiseido ra mắt độc quyền công thức kem chống nắng mới trên Shopee
- ·Ngành Hải quan: Phấn đấu thu ngân sách đạt dự toán được giao năm 2020
- ·Giá iPhone 16 series đầu năm 2025 tiếp tục giảm
- ·Khách hàng may mắn trúng ô tô từ Petrolimex
- ·Ngành dệt may xuất khẩu TP. Hồ Chí Minh: Phục hồi tích cực
- ·Pharmacity
- ·Nguyên nhân tai nạn đặc biệt nghiêm trọng khiến 6 người thương vong ở Hà Giang
- ·Thanh Hóa: Kết hợp khuyến công và xúc tiến thương mại