【lịch serie】Nắng nóng, người 'đu mình' ở nơi chạm là giật bắn, người chờ lao ra đường
Nắng trên chiếu xuống,ắngnóngngườiđumìnhởnơichạmlàgiậtbắnngườichờlaorađườlịch serie nóng dưới hắt lên
Nắng đứng bóng, mặt đường Hùng Vương (quận 5, TP.HCM) không còn in bóng của chị Huỳnh Thị Thiên Lý (SN 1983, TP.HCM), chỉ còn hơi nóng hắt lên rát mặt. Thấm mệt, chị ngừng tay thở dốc, lấy tay áo lau mồ hôi trên trán.
Chị Lý là công nhân quét rác lề đường. Dù ngày hay đêm, nắng hay mưa chị vẫn phải ra đường làm việc.
Để đối phó với cái nắng gay gắt, ngoài áo bảo hộ, chị Lý còn mặc thêm nhiều lớp áo để thấm hút mồ hôi, đầu đội nón và đeo khẩu trang vải. Chị còn chuẩn bị một bình nước đá lạnh để uống giải khát.
Chị Lý tâm sự: “Nắng nóng, lá cây rụng nhiều, quét dọn cực hơn. Trên đầu, nắng chiếu xuống, dưới mặt đường hơi nóng hắt lên rất khó chịu. Dẫu vậy, tôi không dám nghỉ tay hoặc tìm tán cây tránh nắng, phải làm liên tục cho xong việc”.
Giữa trưa, anh Nguyễn Văn Mỹ (45 tuổi, TP.HCM) và đồng nghiệp không nghỉ tay, miệt mài làm việc dưới chân cầu sắt Hiệp Ân 2 (đường Nguyễn Duy, quận 8).
Ngày 9/4, nhóm anh Mỹ nhận nhiệm vụ sơn mới chân cầu Hiệp Ân 2. Các anh xem lịch thủy triều thì biết trưa cùng ngày, rạch Xóm Củi có nước ròng, lòng rạch cạn trơ đáy. Đây là thời điểm thích hợp để thi công phía dưới chân cầu.
Đúng 12h15, khi mọi người ăn trưa, nhóm của anh Mỹ đang treo mình lơ lửng dưới chân cầu. Nước cạn dưới lòng sông gặp nắng nóng, bốc hơi lên khiến mặt công nhân khô khốc.
Thân cầu bằng sắt hút nhiệt, nóng như rang, mỗi lần vô tình chạm phải, các anh giật bắn người.
Vì phải leo trèo, bám vào các thanh chắn nên nhóm anh Mỹ chỉ đeo bao tay vải, đội nón lưỡi trai hoặc tai bèo để chống nóng.
Làm việc dưới cái nắng oi bức, nhóm công nhân không ai bảo ai, im lặng làm việc thật nhanh để ra về.
Nắng gắt cũng phải cố gắng mưu sinh
Ngoài nhóm anh Mỹ và chị Lý, nhiều người khác cũng phải đội nắng mưu sinh. Đó là cánh tài xế xe ôm công nghệ, shipper, người bán vé số, hàng rong…
Anh Lê Khôi (SN 1984, TP.HCM), tài xế xe ôm công nghệ cho biết: “Dạo này nắng nóng, tôi trang bị thêm găng tay, mang vớ và đi giày thể thao.
Tôi còn mặc áo khoác dài tay, mặc thêm áo thun bên trong thấm hút mồ hôi, mua cả kính râm.
Lúc trước, tôi chỉ đeo khẩu trang y tế nhưng mấy ngày nay nắng hắt vào mặt rát quá, tôi phải mua loại khẩu trang trùm đầu”.
Anh Khôi lo lắng việc đeo khẩu trang vải trùm đầu khiến khách hàng e ngại. Thế nhưng, nắng chói, cháy sạm da mặt nên anh phải dùng.
Nóng bức, anh Khôi uống nhiều nước hơn. Số tiền bỏ ra mua nước cũng tăng thêm. Để tiết kiệm, anh thường ghé vào các điểm có bình nước miễn phí ở dọc đường.
Cùng nghề anh Khôi, anh Nguyễn Quốc Việt (40 tuổi, quê Lâm Đồng) tạm trú ở quận 4, cũng đang tập làm quen với nắng nóng.
Anh Việt vốn quen với khí hậu mát mẻ ở cao nguyên. Đây là lần đầu anh biết đến mùa nắng ở TP.HCM.
Để chống nóng, anh học hỏi các đồng nghiệp, chuẩn bị thêm khăn quấn đầu, khẩu trang bịt kín mặt… Anh còn mang theo bình nước đá lạnh có dung tích 1,8 lít. Mỗi ngày, anh uống đến 2 bình đầy nước.
“Lúc nào mồ hôi ra nhiều, cảm thấy bủn rủn, tôi sẽ mua thêm nước cam để uống hoặc tìm bóng mát ngồi nghỉ”, anh Việt chia sẻ.
Anh Việt thường đậu xe ở công viên, bóng mát trong lúc chờ đơn hàng. Lúc mệt quá, anh ngả lưng nằm xuống yên xe máy chợp mắt.
Còn chạy ngoài đường là còn có thu nhập
Chạy xe từ sớm cho đến tối, nhưng anh Việt chưa bao giờ nghĩ đến chuyện về phòng trọ tránh nóng. Phòng trọ anh thuê có giá 800.000 đồng/tháng, chật chội, nóng hơn ngoài trời.
Phần lớn thời gian, anh Việt rong ruổi ngoài đường cho mát, chỉ tấp về phòng trọ “đặt lưng xuống ngủ tạm vài tiếng đồng hồ”.
Trời nóng, nhiều người thích ở phòng máy lạnh, ngại ra đường ăn uống, nhờ vậy khách hàng của anh Khôi, anh Việt sẽ nhiều hơn. Dẫu mệt mỏi do thời tiết nhưng những người làm nghề như các anh đỡ lo chén cơm manh áo của gia đình.
Hễ có cuốc xe giao hàng ở các quận huyện xa trung tâm thành phố, anh Khôi mừng vô cùng. Với đặc thù của nghề, anh được chạy ngoài đường là còn có thu nhập.
Những lúc say nắng mệt lả, anh dự định tránh nóng bằng cách chuyển sang chạy xe vào ban đêm. Nhưng nghĩ đến thu nhập sẽ giảm, anh Khôi lại cố gắng, tập cách đội nắng mưu sinh.
Giờ trưa từ 10h30 – 13h30 là thời điểm vàng của cánh tài xế xe ôm công nghệ. Đến khung giờ này mà chưa có đơn hàng, anh Việt lại thấp thỏm.
Anh Việt nói: “Nắng gắt làm đau đầu, cảm nắng, tôi mệt lắm nhưng phải cố gắng. Vợ con ở quê đều trông chờ vào thu nhập chạy xe của tôi. Nhiều lúc hoa mắt chóng mặt, tôi tấp vội vào lề đường, uống chút nước lạnh rồi đi tiếp”.
Anh Việt cũng như nhiều người lao động làm việc dưới nắng nóng đều mong muốn thời tiết TP.HCM ôn hòa hơn. Tuy nhiên, họ luôn lạc quan, chấp nhận nghịch cảnh, khó khăn để tìm cơ hội mưu sinh.
Chuyện cảm động ở khu dân cư thấy nữ cử nhân chở con 1 tuổi đi giao hàng đến đêm
Thương bé gái 1 tuổi theo mẹ đi giao hàng, những phụ nữ tốt bụng ở ngõ 885, Tam Trinh, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội âm thầm hỗ trợ chỗ ở, miễn giảm học phí, san sẻ bỉm sữa, thức ăn…(责任编辑:Thể thao)
- ·Những cuốn sách về doanh nhân, doanh nghiệp đáng chú ý
- ·Emirates mở rộng chương trình ưu đãi “My Emirates Pass”
- ·Cuốn sách tóm lược về chuyển đổi số duy nhất ở Việt Nam có
- ·Mừng sinh nhật vàng, nhận hàng ngàn quà tặng từ Mcredit
- ·Lắp đặt xong 8 nhà ga trên cao tuyến đường sắt Nhổn
- ·Hà Nội: Quyết tâm tổ chức kỳ tuyển sinh vào lớp 10 THPT an toàn, nghiêm túc
- ·Infographic: Hà Nội hoàn thành 4 mục tiêu cơ bản của Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012
- ·Trung Quốc dẫn đầu thế giới về thanh toán di động
- ·Vé máy bay dịp Tết: Nhiều chặng bay cháy vé hạng phổ thông
- ·Ô tô VinFast được bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Liên minh châu Âu
- ·Bộ Công Thương bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Pháp chế
- ·Phố Wall rút khỏi mức cao kỷ lục, chờ báo cáo việc làm tháng 5
- ·Bộ Y tế thành lập bộ phận thường trực giúp TP. Hồ Chí Minh chống dịch Covid
- ·Bàn giao bộ đôi E200 thế hệ mới cho khách sạn Movenpick Hà Nội
- ·5 nhà mạng thống nhất các tiêu chí, biện pháp ngăn chặn tin nhắn rác
- ·Sáng 12/6: Thêm 68 ca mắc COVID
- ·Gỡ khó cho doanh nghiệp: Triệt để từ cải cách đến giảm thuế, phí
- ·Đồng Yen Nhật Bản giảm xuống gần mức thấp nhất trong 34 năm
- ·Hà Nội công bố địa chỉ tiếp nhận ủng hộ nạn nhân vụ cháy chung cư mini
- ·Đổ xô đi mua sách của nhà văn Han Kang vừa đoạt giải Nobel