【7m chau a】Tiêm phòng cho trâu, bò để chống bệnh viêm da nổi cục
(CMO) Tại Việt Nam, dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 10/2020, đến nay đã xảy ra tại 2.300 xã của 32 tỉnh, thành phố, với tổng số hơn 60.000 con gia súc mắc bệnh và hơn 9.500 con gia súc chết, bị tiêu huỷ. Dịch bệnh xảy ra nặng nhất ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Nghệ An và Thanh Hoá.
Thông tin trên được nêu tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức sáng ngày 27/5.
Đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Cà Mau.
Theo thông tin từ Tổ chức Thú y Thế giới (OIE), bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò xuất hiện trên thế giới gần 100 năm nay, bệnh đã lây lan sang hơn 20 quốc gia, vùng lãnh thổ, gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Bộ NN&PTNT cho biết, hiện nay cả nước vẫn còn hơn 1.400 ổ dịch chưa qua 21 ngày tại 201 huyện của 27 tỉnh, thành phố, với hơn 48.400 con gia súc mắc bệnh và hơn 7.000 con gia súc chết, bị tiêu hủy. Nguy cơ dịch bệnh tiếp tục lây lan diện rộng trong thời gian tới là rất cao.
Theo thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, biện pháp hữu hiệu nhất để phòng, chống dịch bệnh là tiêm vắc xin. Bộ đã cho phép 2 doanh nghiệp nhập khẩu 3 loại vắc xin của 3 nhà sản xuất tại các nước Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập, với tổng số 4,2 triệu liều.
Từ tháng 12/2020 đến nay, đã tiêm phòng được trên 2 triệu liều vắc xin tại 33 tỉnh, thành phố và 28 cơ sở chăn nuôi trên cả nước, đạt trên 80%. Sau khi tiêm vắc xin, tình hình dịch bệnh tại các địa phương đã giảm từ 30-60%, không phát sinh thêm gia súc mắc bệnh.
Thứ trưởng Tiến thông tin, dự kiến bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò sẽ được đưa vào danh mục bệnh động vật được công bố dịch bệnh.
Hiện toàn tỉnh Cà Mau có tổng đàn trâu, bò khoảng 500 con. Ảnh: Mô hình nuôi tại hộ ông Nguyễn Văn Phước ở Ấp 5, xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình.
Theo thống kê mới nhất, hiện toàn tỉnh Cà Mau có khoảng 500 con trâu, bò được người dân nuôi chủ yếu làm thương phẩm. Ông Nguyễn Thành Huy, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết, bệnh viêm da nổi cục chỉ gây bệnh trên trâu, bò, không lây sang người. Bệnh đã có vắc xin phòng ngừa, chí phí khoảng 38.000 đồng/liều/con. Khuyến cáo người chăn nuôi trâu, bò nên thực hiện tiêm phòng để bảo vệ vật nuôi.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đề nghị các địa phương cần xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí mua vắc xin và tổ chức tiêm phòng để chủ động phòng, chống dịch bệnh. Đồng thời, tăng cường thông tin tuyên truyền để người chăn nuôi nhận thức rõ mức độ nguy hiểm của dịch bệnh, tuyệt đối không vận chuyển, giết mổ, mua bán trâu, bò mắc bệnh; khi phát hiện trâu, bò bị bệnh thì phải báo ngay cho cơ quan thú y gần nhất, góp phần bảo vệ và phát triển sản xuất./.
Trung Đỉnh
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Toàn cảnh vụ tai nạn giao thông làm 3 thành viên CLB HAGL tử vong
- ·Điều chỉnh giá kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới
- ·TP. Hà Nội: Tháo gỡ “điểm nghẽn”, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công
- ·Thương mại Việt Nam
- ·Apple làm thế nào để trở thành ông lớn trong làng công nghệ
- ·Quảng Ngãi dẫn đầu thanh toán trực tuyến dịch vụ công
- ·Đắk Lắk nằm trong nhóm có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp nhất cả nước
- ·Dự kiến cung ứng khoảng 110 triệu bản sách giáo khoa
- ·Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao nhà ‘Nghĩa tình biên cương’
- ·Xác minh người đàn ông phi dao trên đường ở Hà Nội
- ·Bình Định khởi công tuyến đường hơn 1.170 tỷ đồng
- ·Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2024
- ·Là nước xuất khẩu đứng đầu thế giới nhưng Việt Nam vẫn phải nhập khẩu mặt hàng này
- ·Học giả quốc tế khẳng định Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông
- ·Những cuốn sách về doanh nhân, doanh nghiệp đáng chú ý
- ·Chặn 3 thanh niên chạy xe phân khối lớn trên cao tốc Pháp Vân
- ·Bao giờ nắng nóng ở miền Bắc và miền Trung mới kết thúc?
- ·Rủi ro khi đi “chợ mạng”
- ·Gần Tết, làm gì để ngăn chặn pháo hoa "nổ" trên mạng?
- ·TPHCM: Siết vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ truyền thống