【nhận định bremen】Vì sao thủy sản xuất khẩu sang một số nước Trung Đông bị ách tắc?
Doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu cần cần nắm rõ quy trình cấp và hợp pháp hóa lãnh sự giấy C/O . Ảnh: L.T |
Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 1 tháng gần đây, một số doanh nghiệp XK thủy sản phản ánh về tình trạng nhiều lô hàng thủy sản XK qua một số nước Trung Đông bị Cục Lãnh sự trả lại hồ sơ vì vướng mắc liên quan đến thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự, dẫn đến ách tắc XK sang những thị trường này.
Theo thông tin các doanh nghiệp nhận được, các hồ sơ bị Cục Lãnh sự trả lại do không thống nhất mẫu dấu/chữ ký với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Liên quan tới việc này, lãnh đạo VCCI cho biết, trong khi chờ làm thủ tục đổi dấu cấp cấp C/O do VCCI đổi tên, tổ chức này đã làm tờ trình đăng ký sử dụng dấu VCCI đóng trên C/O cần hợp pháp hóa lãnh sự, đồng thời từ ngày 18/11/2024 sẽ đăng ký dấu VCCI TPHCM để đóng dấu trên chứng từ XK cho doanh nghiệp.
“Do vậy, những doanh nghiệp đang bị vướng hồ sơ vì vấn đề hợp pháp hóa lãnh sự, xin vui lòng liên hệ với Phòng Pháp chế, VCCI TPHCM để sớm được hỗ trợ.”- đại diện VCCI cho biết.
Hợp pháp hóa lãnh sự (hay còn gọi là chứng nhận lãnh sự) là một quá trình nhằm xác nhận tính hợp pháp của các giấy tờ và tài liệu, đặc biệt khi các tài liệu này cần được sử dụng ở nước ngoài. Các nước yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự đối với các hồ sơ giấy tờ liên quan đến hàng nhập khẩu sẽ có quy định khác nhau tùy vào từng quốc gia.
Thông thường, các giấy tờ cần hợp pháp hóa trong lĩnh vực xuất nhập khẩu bao gồm các chứng từ thương mại, chứng nhận nguồn gốc hàng hóa (C/O), hóa đơn thương mại, vận đơn, giấy chứng nhận kiểm định, và các tài liệu khác liên quan đến quá trình xuất khẩu và nhập khẩu.
Việc hợp pháp hóa lãnh sự đối với giấy C/O là một phần quan trọng trong quy trình xuất khẩu, và có sự liên quan chặt chẽ đến Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) – cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O).
Tuy nhiên, hợp pháp hóa lãnh sự là một bước bổ sung sau khi C/O đã được cấp, đặc biệt là khi xuất khẩu vào các quốc gia yêu cầu chứng nhận tính hợp pháp của giấy tờ.
Từ thực tế trên, VASEP đưa ra khuyến nghị, khi xuất khẩu thủy sản và các sản phẩm khác, doanh nghiệp cần nắm rõ quy trình cấp và hợp pháp hóa lãnh sự giấy C/O.
Để tránh gặp phải các rủi ro và trì hoãn trong việc thông quan hàng hóa XNK, doanh nghiệp cần: hiểu rõ yêu cầu về giấy tờ và chứng nhận của quốc gia nhập khẩu; đảm bảo giấy C/O được cấp chính xác và hợp pháp hóa đúng quy trình; chú ý đến thời gian và chi phí hợp pháp hóa; kiểm tra kỹ lưỡng các giấy tờ và yêu cầu hợp pháp hóa trước khi xuất khẩu.
Việc này giúp doanh nghiệp giảm thiểu các rủi ro và đảm bảo quá trình xuất khẩu diễn ra suôn sẻ, đồng thời tận dụng các ưu đãi thuế quan và lợi thế cạnh tranh trong các thị trường quốc tế.
Một số quốc gia có yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự đối với hồ sơ giấy tờ nhập khẩu: Các quốc gia Trung Đông: Các quốc gia như Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Saudi Arabia, Kuwait, Qatar, Oman và Bahrain yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự đối với các giấy tờ thương mại khi nhập khẩu hàng hóa. Điều này có thể bao gồm việc hợp pháp hóa các chứng từ như hóa đơn thương mại, vận đơn, và chứng nhận xuất xứ. Các quốc gia châu Á: Ấn Độ: Thường yêu cầu hợp pháp hóa các chứng từ như giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) khi nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia ngoài Ấn Độ. Pakistan: Cũng yêu cầu hợp pháp hóa chứng từ như C/O và hóa đơn thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu. Các quốc gia châu Phi: Nigeria: Thường yêu cầu hợp pháp hóa các tài liệu liên quan đến hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là giấy chứng nhận xuất xứ và hóa đơn thương mại. Angola, Mozambique và Congo: Các quốc gia này yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự đối với các tài liệu nhập khẩu như hóa đơn và chứng nhận xuất xứ. Các quốc gia châu Mỹ Latinh: Brazil: Yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự các giấy tờ như chứng từ vận chuyển, hóa đơn thương mại và chứng nhận xuất xứ khi nhập khẩu hàng hóa. Argentina: Thường yêu cầu hợp pháp hóa các chứng từ xuất xứ và hóa đơn thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu. Một số quốc gia châu Âu: Một số quốc gia như Nga, Ukraine, Belarus cũng yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự đối với các giấy tờ nhập khẩu, đặc biệt là chứng nhận xuất xứ và các tài liệu liên quan đến chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự có thể thay đổi theo thời gian và tùy thuộc vào quy định thương mại của từng quốc gia. Khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa vào các quốc gia này, các công ty cần phải xác minh yêu cầu hợp pháp hóa cụ thể với cơ quan chức năng hoặc đại sứ quán của quốc gia đó. Để chắc chắn về yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự đối với hồ sơ giấy tờ nhập khẩu, doanh nghiệp nên liên hệ với đại sứ quán hoặc lãnh sự quán của quốc gia mà bạn đang xuất khẩu hàng hóa tới để được cung cấp thông tin chi tiết và chính xác nhất. |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Nhận định, soi kèo Marseille vs Le Havre, 2h45 ngày 6/1: Thắng dễ
- ·Bộ Công an triệt phá đường dây mua bán trẻ sơ sinh xuyên biên giới
- ·Doanh nghiệp điện máy: Xoay xở để tồn tại
- ·Gần 100 chỉ vàng SJC của Western Bank đã có chủ
- ·Kết thúc phiên đấu giá, biển số 51K
- ·Cơ hội đầu tư ở các thị trường mới nổi
- ·Cơ cấu lại nợ để cứu doanh nghiệp
- ·Tham vấn DN về các thỏa thuận thương mại quốc tế
- ·Dự báo thời tiết ngày 14/8: Nắng oi nóng trở lại Bắc Bộ
- ·Co.opMart: Tiên phong trong việc phân loại chất thải rắn tại nguồn
- ·7 tháng đầu năm Quảng Nam có 1.473.435 người tham gia B
- ·Xét xử vụ Sabeco bị khách hàng khởi kiện đòi 1 triệu USD
- ·Doanh nghiệp sẽ bớt khó khăn về vốn
- ·“Luồng gió mới” của giới doanh nghiệp, doanh nhân
- ·Đấu giá biển ô tô 30K
- ·Giải mã bài toán nhân lực
- ·OCB dành 2.000 tỉ đồng cho vay ưu đãi
- ·Lập phòng “bay lắc” trong Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1
- ·Tổng Bí thư: Công an Bình Phước phải tiên phong trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy
- ·Vờ mua hàng, 2 người nước ngoài giật cọc tiền, lên ô tô tẩu thoát