会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【m lich thi dau】Đánh thức gốm Pa Cô!

【m lich thi dau】Đánh thức gốm Pa Cô

时间:2025-01-11 04:06:20 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:263次
 

1. Để tìm đến nhà già Hồ Văn Mia (SN 1938), già Quỳnh Xanh (SN 1947), một trong số ít những người Pa Cô còn lại vẫn nắm giữ được bí quyết làm gốm truyền thống của người đồng bào mình, chúng tôi vượt đèo Pê Ke vào xã Hồng Thủy, khi chiều đã muộn. Mùa đông ở núi thật lạ. Trời cứ thoắt nắng thoắt mưa. Bên này đèo vẫn còn nhàn nhạt nắng mà qua khúc quanh mưa đã xối xả không thấy nổi mặt người. Mưa lạnh và gió núi thổi phần phật khiến con đèo như dài ra hun hút.

Nhà già Hồ Văn Mia, già Quỳnh Xanh ở bên trong thôn La Ngà. Bếp lửa đượm nồng ấm áp, xua đi cơn gió lạnh. Nụ cười khiến gương mặt chất chồng vết thời gian hồng lên theo bếp lửa, khi già Mia bắt đầu câu chuyện nghề gốm của dân tộc mình. Trong ký ức già Mia, nghề gốm của đồng bào ông mấy chục năm về trước rất thịnh hành. Bằng đôi bàn tay khéo léo, người Pa Cô đã tỉ mẩn tạo ra những sản phẩm gốm phục vụ cho đời sống hàng ngày, đơn giản nhưng chứa đựng hồn vía cuộc sống bản làng, nương rẫy.

Người Pa Cô ở A Lưới bao đời nay sống nép mình dưới chân dãy Trường Sơn. Cuộc sống gần gũi với thiên nhiên nên tâm hồn họ cũng mộc mạc, nguyên sơ như cây lá trên rừng. Từ tính cách chất phác, suy nghĩ phóng khoáng, giản đơn đã ảnh hưởng trực tiếp đến những sản phẩm mà họ sáng tạo ra. Già Mia nói, gốm Pa Cô đơn thuần, không có hoa văn, được nặn hoàn toàn bằng tay. Khác gốm của người Kinh, người Chăm được nung trong lò, gốm người Pa Cô được nung trong hố đào sâu vào lòng đất. Người Pa Cô đặt đồ gốm vào hố sau đó phủ bên trên vỏ trấu, rơm rạ để đốt.

Tuổi ấu thơ của già Mia vẫn thường loanh quanh bên chân cha, ông mình, xem họ nặn gốm, nung gốm và thuộc lòng bí quyết làm gốm. Những nồi, niêu, dụng cụ hông xôi, chén, dĩa dùng trong gia đình đều được người trong bản tự nung lấy. Chiến tranh khiến bản làng của ông phải liên tục di dời. Rồi những người già lần lượt về với núi. Không có lớp kế cận tiếp nối khiến nghề gốm truyền thống của đồng bào dần mai một và chìm vào quên lãng.

2.Anh Hoàng Văn Diệp, công chức văn hóa xã Hồng Thủy dẫn chúng tôi lên đồi Nọ khi trời vừa ngớt cơn mưa. Mùa đông đã đi qua gần một nửa, những đồi ngô xanh mướt mùa trước giờ chỉ còn trơ lại gốc. Cái lạnh đầu mùa như thấm vào những ngọn đồi trơ trọc đang nằm im lìm chờ mùa gieo hạt mới. Đồi Nọ xưa là mỏ đất sét đen mà người Pa Cô dùng để nặn gốm. Chỉ có loại đất sét đen ở vùng này mới có độ dẻo sánh và không pha tạp chất. Người Pa Cô lấy đất từ đồi Nọ về để nặn gốm trực tiếp mà không cần phải pha trộn thêm các phụ liệu.

Ông Pe Prung Đài tâm huyết với những sản phẩm gốm 

Già Quỳnh Xanh kể rằng, ngày trước khi người Pa Cô dựng nhà trên đồi Nọ, sau một đêm thì cột nhà xiêu. Người bản biết chỗ đất đó mềm liền đào lên, thấy đất sánh dẻo nên mang về nặn gốm. Nhưng đồi Nọ là chỗ đất thiêng, không được lấy về nhà. Người Pa Cô muốn lấy đất về, phải làm lễ cúng để xin thần đất phù hộ, không bắt người ốm đau, bệnh tật. Ngày xưa lễ cúng phải có một con trâu to. Bây giờ lễ cúng chỉ có dê, lợn và gà.

Hôm già Quỳnh Xanh lên đồi Nọ dâng lễ cúng là ngày nắng to. Những ngọn đồi gối đầu lên nhau phủ vàng ánh nắng. Trai bản phụ cột con dê, con lợn, con gà trong không gian tâm tưởng thành kính. Già Xanh rót chung rượu, thắp nén hương thơm, thành kính dâng lên thần đất, cầu xin những điều may mắn đến với bản làng. Bên đồi Nọ là khe Ca Rông, nước trong văn vắt mải miết chảy suốt bốn mùa. Tiếng thì thầm khấn vái của già Xanh, hòa cùng tiếng suối róc rách tỏa lan khắp núi đồi, cầu xin bình an cho những ai đến mang đất về bản.

Già Quỳnh Xanh sống trong căn nhà nhỏ nằm kề bên sông Dak Rông. Mùa mưa nên dòng Dak Rông ngập nước, ầm ào chảy về xuôi. Già Quỳnh Xanh nói, người Pa Cô hồi đó sống tập trung hai bên bờ Dak Rông này. Họ cùng nhau đốt nương, làm rẫy, cùng lên đồi gùi đất về nặn gốm. Chẳng ai giữ bí quyết cho riêng mình mà chia sẻ cùng nhau cách làm, nặn sao cho đẹp, nung lửa đến đâu là vừa. Người Pa Cô thuở ấy, hầu như ai cũng thuộc nằm lòng các bí quyết của nghề gốm. Nhờ vậy, dù còn nhỏ tuổi, không trực tiếp làm gốm, nhưng hiểu biết về nghề gốm cứ y nguyên trong đầu già Xanh không bao giờ rời đi.

Bây giờ, nghề gốm truyền thống lâu nay mai một, đang được phục dựng, bảo tồn, những “hồn cốt sống” của mảnh đất núi rừng A Lưới, như già Mia, già Quỳnh Xanh…, biết bao vui mừng, xúc động.

3.Bảo tồn, phục dựng nghề gốm truyền thống của người đồng bào dân tộc thiểu số huyện A Lưới nằm trong đề án “Bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến 2030” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030. Bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện A Lưới cho biết, huyện đang phối hợp với địa phương mở lớp học gốm cho thanh, thiếu niên yêu thích nghề gốm với mong muốn sẽ truyền lại cho thế hệ trẻ nét đẹp bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Hy vọng thế hệ tiếp nối sẽ bảo tồn, duy trì và phát huy nghề truyền thống của cha ông.

Tôi nhớ hôm được Nghệ nhân ưu tú Hồ Thị Tư, Phó Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện A Lưới dẫn về nhà ông Pe Prung Đài (52 tuổi) ở làng Ta, xã Trung Sơn. Bên góc nhà là mấy bao đất sét ông Pe Prung Đài vừa mang về từ đồi Nọ, trước hiên là mấy chiếc xoong, nồi ông Pe Prung Đài vừa nặn xong còn chưa kịp đem nung. Những chiếc nồi hông xôi be bé, chiếc xoong nấu thức ăn cho trẻ con được ông nặn mẫu, chuẩn bị cho lớp học gốm sắp tới do ông đứng lớp.

Ông Pe Prung Đài là người Pa Cô hiếm hoi còn biết cách nặn gốm truyền thống. Ông Đài học được cách nặn gốm từ cha của mình. Dưới đôi bàn tay sần sùi vì chuyên làm nương rẫy, những mẫu đất sét được ông Đài khéo léo nặn thành những vật dụng xinh xắn. Ông Đài nói, gốm của người Pa Cô nặn hoàn toàn bằng tay nên đòi hỏi sự cần mẫn, tỉ mỉ rất cao từ khâu nhào đất cho đến nặn hình.

Ngắm nhìn không rời mắt những sản phẩm gốm ông Đài vừa nặn, bà Hồ Thị Tư hồ hởi bảo, nhìn thấy những sản phẩm gốm của đồng bào mình, tựa như thấy chính ông cha mình hiện diện nơi này. Niềm hạnh phúc khi nghề truyền thống của dân tộc mình vẫn còn người tiếp nối, giữ gìn khiến ánh mắt bà Tư lấp lánh niềm vui.

Còn già làng, Nghệ nhân ưu tú Hồ Văn Hạnh (thôn A Niêng Lê Triêng, xã Trung Sơn), người luôn tâm huyết trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa của bản làng đã nói rằng, những kiến thức về nghề gốm như dòng suối nơi đầu nguồn không bao giờ vơi cạn, những người già cẩn thận gìn giữ kiến thức trong đầu mình và trao truyền lại cho thế hệ mới khi cơ hội đến. Biết đâu, sẽ có những hạt mầm tách vỏ để vươn cao, một làng nghề gốm Pa Cô sẽ hiện diện nơi bản làng dưới chân dãy Trường Sơn hùng vĩ, tiếp tục kể những câu chuyện đẹp về bản làng, về dân tộc mình.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Chủ nhật hẹn hò: Thời điểm vàng giúp hội FA tăng vận đỏ
  • Việt Nam chairs meeting of UNSC’s Informal Working Group on International Tribunals
  • AIPA ready to help ASEAN build sustainable community
  • ASEAN discusses occurrence of domestic violence during COVID
  • Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày liên tục
  • Politburo’s conclusion on addressing impact of COVID
  • Politburo warns Secretary of Quảng Ngãi provincial Party Committee
  • Việt Nam hopes for more ADB support: PM Phúc
推荐内容
  • Nga và Ukraine trao đổi hơn 300 tù binh trước thềm năm mới
  • ASEAN works to empower women
  • Journalists make great contributions to nation: PM
  • PM praises the army for efforts to fight COVID
  • Facebook phát triển công nghệ gõ văn bản bằng ý nghĩ
  • Japanese firm and officials under investigation over alleged bribery