【trực tiếp u19 italia】WHO đánh giá cao hệ thống quản lý vaccine của Việt Nam
Nhân viên Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vaccine và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) thử nghiệm định lượng protein trong vaccine ngừa COVID-19. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Thông tin từ Bộ Y tế ngày 7/4 cho biết Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức thông báo hệ thống quản lý quốc gia về vaccine của Việt Nam (National Regulatory Authority - NRA) đã đạt cấp độ hoàn thiện 3. Đây là cấp độ cao thứ hai trong thang đánh giá phân loại của WHO về hệ thống quản lý quốc gia.
Quá trình đánh giá Hệ thống quản lý quốc gia về vaccine của Việt Nam được thực hiện theo Bộ công cụ đánh giá toàn cầu (Global Benchmarking Tool - GBT) với một loạt các chức năng,đánhgiácaohệthốngquảnlývaccinecủaViệtrực tiếp u19 italia tiêu chí cụ thể nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả của vaccine lưu hành trên thị trường.
Vào tháng 4/2015, Hệ thống quản lý quốc gia về vaccine của Việt Nam đã đạt được chứng nhận “Hoạt động tốt” theo Bộ công cụ đánh giá vaccine của WHO.
Vào năm 2018, WHO đã cử nhóm chuyên gia quốc tế đến Việt Nam thực hiện đánh giá lại hệ thống này dựa trên bộ công cụ GBT cập nhật và hoàn thiện hơn (phiên bản V).
Việc bổ sung thêm các chức năng và tiêu chí đánh giá của bộ công cụ GBT mới đòi hỏi các cơ quan quản lý quốc gia, kể cả các cơ quan quản lý đã được WHO công nhận vào năm 2015, phải nỗ lực lớn để tiếp tục hoàn thiện hệ thống.
Thang đánh giá GBT được chia thành 4 cấp độ hoàn thiện từ 1-4, trong đó cấp độ 1 có nghĩa là hệ thống quản lý quốc gia bước đầu đã có một số yếu tố cấu thành hệ thống quản lý. Cấp độ 2 thể hiện hệ thống quản lý quốc gia đang phát triển và thực hiện một phần các chức năng quản lý thiết yếu. Cấp độ 3 chứng nhận quốc gia đã có hệ thống quản lý ổn định, hiệu quả và đồng nhất. Cấp độ 4 là cao nhất, thể hiện hệ thống quản lý của một quốc gia hoạt động với hiệu suất cao và liên tục được cải thiện.
Hệ thống quản lý quốc gia về vaccine của Việt Nam được duy trì và phát triển trong những năm qua, đáp ứng được nhu cầu vaccine trong nước (vaccine do Việt Nam sản xuất, đáp ứng phần lớn nhu cầu vaccine cho Chương trình Tiêm chủng mở rộng); tạo tiền đề cho hệ thống này trở thành cơ quan quản lý uy tín, xuất khẩu các vaccine sản xuất trong nước, đóng góp vào chuỗi cung ứng vaccine toàn cầu.
Hiện Việt Nam đã sản xuất được 11 loại vaccine phòng 11 bệnh cho Chương trình Tiêm chủng mở rộng (lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm não Nhật Bản, tả, thương hàn, sởi, rubella, bại liệt); ngoài ra còn có thể sản xuất nhiều loại vaccine khác như cúm mùa, cúm đại dịch H5N1, rotavirus...)
Việt Nam có 4 nhà sản xuất đang nghiên cứu vaccine phòng COVID-19, trong đó 2/4 nhà sản xuất đang thực hiện thử nghiệm lâm sàng, hướng tới đăng ký lưu hành vaccine phòng COVID-19 “Made in Vietnam” trong năm 2021. Các nhà máy sản xuất vaccine của Việt Nam hiện nay được xây dựng đủ cung ứng cho nhu cầu trong nước và đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu.
Trong lần đánh giá gần nhất, Hệ thống quản lý quốc gia về vaccine của Việt Nam đã đạt cấp độ hoàn thiện 3 ở 8/9 chức năng về quản lý vaccine. Hệ thống này vẫn đang được nỗ lực cải thiện để có thể mở rộng cho mảng dược phẩm và các sản phẩm y tế khác.
Chúc mừng Việt Nam về thành tựu mới đạt được, tiến sỹ Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cho rằng thành tựu này tái khẳng định sự hợp tác thường xuyên giữa Chính phủ Việt Nam và WHO trong việc bao phủ tiếp cận vaccine an toàn, hiệu quả, giá thành phải chăng.
Tiến sỹ Kidong Park hy vọng trong tương lai, hệ thống quản lý thuốc, vaccine và các sản phẩm y tế khác của Việt Nam sẽ tiếp tục được đổi mới hơn nữa./.
Theo TTXVN
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Hải quan Móng Cái (Quảng Ninh) tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
- ·Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghệ Tĩnh: Thi đua xây dựng vùng kho an toàn, xanh, sạch, đẹp
- ·Tìm thấy thi thể nam sinh mất tích sau 4 ngày bị lũ cuốn ở Nghệ An
- ·Cháy nổ tăng, đến 2025 phải di dời xong cơ sở hóa chất độc hại, nguy hiểm
- ·Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
- ·Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo xử lý hậu quả vụ cháy nhà máy Rạng Đông
- ·Ngày 11/10: Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn Phòng vệ thương mại năm 2024
- ·Xử lý người dùng ám hiệu báo chốt CSGT lên hội nhóm Facebook
- ·National Assembly kicks off 2025 with key legislative agenda
- ·Khởi tố vụ lợi dụng tôn giáo, từ thiện để trục lợi tại “Tịnh thất Bồng Lai”
- ·ACB lên tiếng về thông tin lãnh đạo ngân hàng đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài
- ·Nâng cao chất lượng kiểm soát chi trên toàn hệ thống kho bạc
- ·8 tháng năm 2024, cả nước nhập khẩu 1,64 triệu tấn giấy các loại
- ·“Bóng hồng quyền lực” sa ngã trong vụ Mobifone mua AVG là ai?
- ·Chú trọng hoàn thiện hạ tầng giao thông để tạo sức bật mạnh mẽ
- ·Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo xử lý hậu quả vụ cháy nhà máy Rạng Đông
- ·TP.HCM chìm trong sương mù đến tận trưa
- ·Bộ Tài chính họp bàn triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền
- ·Ngày 4/1: Giá xăng dầu tiếp tục leo dốc
- ·Mỹ ủng hộ Việt Nam bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông