【du doan xo so kg】Nền tảng của sự phát triển nhanh và bền vững
Khoa học - công nghệ là động lực phát triển xã hội, là nền tảng để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả cũng như năng lực cạnh tranh và vị thế sản phẩm trên thị trường trong thời kỳ hội nhập. Với vị trí quan trọng ấy, thời gian qua, Trung ương, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản pháp quy để quản lý và đẩy nhanh ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, kinh doanh.
Khoa học - công nghệ (KH-CN) là động lực phát triển xã hội, là nền tảng để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả cũng như năng lực cạnh tranh và vị thế sản phẩm trên thị trường trong thời kỳ hội nhập. Với vị trí quan trọng ấy, thời gian qua, Trung ương, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản pháp quy để quản lý và đẩy nhanh ứng dụng KH-CN vào sản xuất, kinh doanh.
Luật KH-CN năm 2013 được ban hành ngày 18/6/2013 là khung pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động KH-CN cả nước. Trên cơ sở của luật, nhiều nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện ra đời. Tất cả được xây dựng trên tinh thần chủ đạo là đổi mới toàn diện hoạt động KH-CN để thúc đẩy sự sáng tạo; huy động mọi nguồn lực đầu tư cho KH-CN, thu hút nguồn nhân lực; đổi mới về cơ chế tài chính…
Nhiều chuyển biến
Phó Giám đốc Sở KH-CN tỉnh Cà Mau Phan Tuấn Thanh cho biết, từ năm 2010 đến nay toàn tỉnh đã triển khai thực hiện 311 đề tài, dự án KH-CN trên lĩnh vực ngư - nông - lâm nghiệp. Nhìn chung, nhiệm vụ KH-CN cơ bản đáp ứng nhu cầu cơ cấu ngành nông nghiệp, chương trình xây dựng nông thôn mới, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội… Qua đó, nhiều giống cây trồng, vật nuôi, mô hình sản xuất mới phù hợp với điều kiện tự nhiên ra đời và được nhân rộng trong dân, mang lại kết quả cao.
Mô hình nuôi tôm, cua quảng canh cải tiến sử dụng chế phẩm sinh học tại xã Tân Bằng, huyện Thới Bình, mang lại hiệu quả cao và đang được nhân rộng. |
Một trong những kết quả tiêu biểu từ các dự án, đề tài KH-CN chính là công tác nhân giống thuỷ sản. Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau Châu Công Bằng cho biết, từ việc phải nhập toàn bộ, nay tỉnh đã làm chủ hoàn toàn về sản xuất, cung ứng giống cua cho người dân. Trên 60% lượng tôm sú giống được sản xuất trong tỉnh và đã nhân giống thành công một số loài cá nước ngọt như cá chình, cá bống tượng và nhiều loại thuỷ sản khác. Ðồng thời, đã nghiên cứu và ứng dụng thành công nhiều quy trình công nghệ trong nuôi tôm công nghiệp, tôm thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải tiến. Nhiều dự án đã giúp năng suất tôm nuôi tăng từ 20-30%.
Với những nỗ lực của hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ nuôi tôm siêu thâm canh bằng cách thay nước liên tục trong nhà theo 2 giai đoạn đã ra đời và được Công ty Cổ phần CP Việt Nam ứng dụng thành công trên địa bàn huyện Phú Tân. Ðây là quy trình nuôi được đánh giá có nhiều triển vọng để nhân rộng tại các khu vực quy hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh của tỉnh. Bởi lẽ, theo hình thức nuôi này, chi phí đầu tư thấp nhưng mang lại năng suất, hiệu quả cao.
Theo kết quả nuôi của công ty, sau 108 ngày nuôi, tôm có thể đạt kích cỡ 28,8 con/kg, tỷ lệ sống 93,6% và năng suất trên 43 tấn/ha/vụ, lợi nhuận có thể thu được 600 triệu đồng/1.500 m2 ao nuôi.
Cần có sự cân đối giữa cung và cầu
Tuy gặt hái nhiều kết quả quan trọng như trên, song công tác nghiên cứu, triển khai ứng dụng KH-CN trên địa bàn tỉnh vẫn còn những hạn chế nhất định. Trong đó, một số đề tài, dự án trên lĩnh vực nông nghiệp khi nghiên cứu xong khả năng ứng dụng, áp dụng thấp; một số đề tài, dự án khi nghiên cứu xong thì không còn tính bức xúc; hàng hoá nông nghiệp bấp bênh, thiếu ổn định, nhiều sản phẩm chủ lực chưa có thương hiệu, mô hình sản xuất còn nhỏ lẻ…
Giai đoạn 2016-2020, nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh được dự báo là tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn, thách thức từ tác động của biến đổi khí hậu. Do đó, nghiên cứu và ứng dụng KH-CN càng trở nên quan trọng hơn.
Ông Thanh cho biết, định hướng nghiên cứu và chuyển giao ứng dụng KH-CN trên lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 sẽ đi sâu vào hình thức "đặt hàng" nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng nhằm nâng cao chất lượng, năng suất gắn với quy trình sản xuất nông nghiệp sạch đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, gắn với phát triển thương hiệu sản phẩm hàng hoá theo chuỗi giá trị. Ðồng thời, sẽ nghiên cứu cơ bản đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu, xâm mặn.
Những hạn chế trong thời gian qua của hoạt động nghiên cứu ứng dụng KH-CN xuất phát từ nguyên nhân chính là sự gắn kết giữa hoạt động nghiên cứu - chuyển giao - ứng dụng chưa theo cơ chế ràng buộc thường xuyên và chặt chẽ. Cơ chế quản lý hoạt động nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học vẫn còn mang nặng tính "xin - cho", "cắt khúc" trong nghiên cứu và chuyển giao…
Theo ông Châu Công Bằng, để nâng cao hiệu quả các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao KH-CN đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất, trước mắt phải hoàn thiện cơ chế chính sách. Ðặc biệt là gắn kết các hoạt động nghiên cứu với chuyển giao từ đầu vào đến đầu ra, gắn nghiên cứu với thực tiễn sản xuất. Ðồng thời, trên cơ sở thực tiễn sản xuất, cần dự báo để đặt hàng nghiên cứu. Có như vậy mới cân đối được cung - cầu giữa nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ KH-CN.
Một trong những nút thắt khiến hoạt động nghiên cứu khoa học vẫn còn nhiều hạn chế chính là nguồn kinh phí chưa thể đáp ứng được nhu cầu. Do đó, việc "đặt hàng" nghiên cứu, đề xuất nhiệm vụ là vấn đề tiên quyết nhất đối với hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH-CN.
Kỹ sư Nguyễn Văn Thước, Liên hiệp các hội KH-KT tỉnh, nhận định, việc đặt hàng nhiệm vụ KH-CN sẽ giúp bám sát được nhu cầu thực tiễn và cấp thiết của địa phương, hạn chế được tình trạng nghiên cứu tràn lan, trùng lắp. Từ đó, không chỉ tiết kiệm được kinh phí mà còn có khả năng ứng dụng vào thực tế cao hơn.
Bên cạnh những giải pháp trên, ông Thanh thông tin, ngành cũng đã đề ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động KH-CN trên địa bàn trong thời gian tới. Trong đó, quan trọng là sẽ kết hợp chặt chẽ với các ngành, nhất là ngành nông nghiệp để kịp thời chuyển giao kết quả nghiên cứu cũng như tiếp nhận thông tin phản hồi trong quá trình nhân rộng ứng dụng kết quả đó; khuyến khích mạnh mẽ sự tham gia của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài Nhà nước vào hoạt động nghiên cứu, phát triển thị trường KH-CN; hình thành cơ chế hợp tác công - tư đồng tài trợ, cơ chế đầu tư đặc biệt đối với nhiệm vụ khoa học quy mô lớn, có tầm ảnh hưởng rộng đến xã hội…
Với chiến lược phát triển dài hơi cùng những giải pháp thiết thực, hy vọng rằng những khó khăn, hạn chế kìm hãm sự phát triển KH-CN hiện nay sẽ được tháo gỡ. Ðể trong tương lai không xa, KH-CN thật sự trở thành nền tảng vững chắc thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững./.
Bài và ảnh: Nguyễn Phú
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Sự cố tuyến cáp quang biển APG đã được khôi phục hoàn toàn
- ·'Hoàng hậu' ốc nặng 5kg, giá 3 triệu: Giới nhà giàu xếp hàng đặt mua về ăn
- ·Sau Trung thu: Bánh đại hạ giá, người mua vừa mừng vừa run
- ·‘Điểm mặt’ 4 mẫu ô tô giảm giá mạnh nhất trong tháng 9 này
- ·Mưa lớn và sạt lở tại các tỉnh, 5 người tử vong hàng trăm ngôi nhà hư hại
- ·Giá vàng hôm nay ngày 14/9: Vàng ‘rớt’ giá, diễn biến khó lường
- ·Tỷ phú Jack Ma đưa Alibaba vươn ra thế giới với 3 bí quyết này
- ·'Chợ quê': Facebook ảo nhưng tình người và... hàng hoá là thật
- ·Giá vàng hôm nay (4/1): SJC tăng nhẹ, vàng nhẫn nóng rẫy
- ·Chính thức khởi kiện 24 đơn vị nợ Bảo hiểm xã hội
- ·Truy bắt nhóm đối tượng nổ súng khiến 1 người bị bắn gục tại chỗ
- ·Tăng thuế VAT: Chuyên gia 'ngược' ý kiến với Bộ Tài chính
- ·5 trải nghiệm độc đáo khiến khách quên đường về ở Vịnh Hạ Long
- ·Sun Premier Village Kem Beach Resort: Khu làng biển hot nhất Nam Phú Quốc
- ·Sách Tết cháy hàng sau trong tuần đầu mở bán
- ·Loại cây phong thủy người mệnh Mộc nên trồng trong nhà để đón tài lộc
- ·Dâu tây trắng giá ‘khủng’ 230.000 đồng/quả nửa lạng có gì đặc biệt
- ·Chủ đầu tư dự án 8B Lê Trực khởi kiện UBND quận Ba Đình
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 34 và Binh đoàn 15 tại Gia Lai
- ·7 mẫu ô tô được giảm giá trăm triệu trong tháng 8 này