【dự đoán qatar】Vẫn còn 4,2 tỷ người chưa được biết đến Internet
Ủy ban băng thông rộng của Liên Hiệp Quốc mới đây đã phát hành bản báo cáo cho thấy năm nay có đến 57% dân số thế giới, tương đương 4,2 tỷ người không có khả năng kết nối mạng internet thường xuyên. Gần 70% số người dùng mạng qua thiết bị di động và máy tính vẫn tập trung tại 2 châu lục: châu Á Thái Bình Dương và châu Mỹ. Dự kiến, tỷ lệ tăng trưởng về số người được truy cập mạng sẽ giảm từ 8,6% trong năm 2014 xuống 8,1% trong 2015 này.
Tính trung bình, đã có trên 80% dân số ở nước phát triển thường xuyên ‘online’, nhưng đối với các nước nghèo con số này chỉ vẻn vẹn 6,7%. Mặc dù bản báo cáo ước tính đến năm 2021 sẽ có 60% số người trên toàn cầu được tiếp xúc với internet, khoảng cách giữa các nước giàu với nước nghèo vẫn là rất lớn, trừ khi có những chính sách hỗ trợ đặc biệt từ các tổ chức và chính phủ của các quốc gia.
Trang tin CNN đã liệt kê một số nguyên nhân chính cản trở việc tiếp cận thế giới mạng của phần đông dân số trên toàn cầu.
Rào cản ngôn ngữ
Internet vẫn chủ yếu dành cho những người hiểu được các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Latin, với bảng chữ cái “từ a đến z”, và chữ số “từ 0 đến 9”. Quá nửa số trang web trên mạng được trình bày hoàn toàn bằng tiếng Anh. Những ngôn ngữ của các nước phát triển ở châu Âu như Tây Ban Nha, Đức, Pháp và tính cả tiếng Nhật được sử dụng khoảng 5%.
Trong khi đó, tiếng Swahili - ngôn ngữ chính thức của nhiều quốc gia rộng lớn tại vùng Đông Phi, và tiếng Hindi - ngôn ngữ được sử dụng chính thức rộng rãi nhất ở đất nước đông dân thứ nhì thế giới Ấn Độ, đều chỉ hiện diện trên không tới 0,1% số website của toàn cầu. Ngoài ra, có rất nhiều thứ tiếng không hề xuất hiện trên internet.
Mạng xã hội khổng lồ Facebook gần đây đã nghiên cứu trên 100.000 trang bách khoa toàn thư mở Wikipedia và cho biết: chỉ có 53% số người được truy cập vào Wikipedia bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Họ cũng kết luận rằng, trang bách khoa toàn thư này cần bổ sung thêm 40 thứ tiếng khác nữa để 80% số người trên thế giới có thể đọc được những kiến thức rất bổ ích và quý giá từ đây. Facebook khuyên rằng, các trang web hỗ trợ hiển thị nhiều ngôn ngữ là cách duy nhất để nhiều người có thể cùng truy cập, hiểu và sử dụng được các nội dung trên internet.
Cân bằng lợi nhuận
Trên lý thuyết, các doanh nghiệp internet và các công ty cung cấp nội dung trực tuyến đều được hưởng lợi từ việc kết nối mọi người đến với nhau. Những ‘người khổng lồ công nghệ’ như Google và Facebook đã đi đầu trong nỗ lực cung cấp việc truy cập mạng giá thành rẻ tới người dân, với kế hoạch phát sóng internet bằng khinh khí cầu (Google) hay bằng máy bay không người lái (Facebook).
Nhưng cũng cần nhìn nhận một thực tế là, sẽ rất khó khăn để một doanh nghiệp viễn thông có thể đầu tư triển khai hạ tầng mạng cáp quang và cáp đồng trục để cung cấp dịch vụ internet cố định tại khu vực nông thôn, những nơi đại bộ phận dân cư còn có đời sống lạc hậu và gặp nhiều khó khăn.
Lộ trình "phủ" Internet dự kiến đến năm 2021 của Liên Hiệp Quốc – Ảnh: CNNMoney
Lộ trình "phủ" Internet dự kiến đến năm 2021 của Liên Hiệp Quốc – Ảnh: CNNMoney
Sau tất cả, internet vẫn là một dịch vụ chủ yếu ‘vì lợi nhuận’. Bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc gợi ý rằng các nước phải thiết lập một kế hoạch để phố biến rộng rãi việc kết nối mạng băng thông rộng ở tầm quốc gia, và giới thiệu internet với mức giá phải chăng hơn, có nhiều ưu đãi hơn đến với những người nghèo. Tại những vùng nông thôn đông dân cư nhưng lạc hậu, sự can thiệp hoặc đầu tư từ chính phủ có thể giúp các doanh nghiệp internet tư nhân triển khai hạ tầng, cung cấp mạng cho người dân mà không lo bị thua lỗ.
Bình đẳng giới
Tại các nước chậm phát triển, số phụ nữ có khả năng truy cập internet ít hơn nam giới gần 25%. Khoảng cách này tăng lên thành gần 50% ở một số quốc gia châu Phi cận Sahara. Họ cũng ít có khả năng được sở hữu thiết bị điện thoại di động hoặc máy tính bảng cho riêng mình hơn so với cánh đàn ông.
Đối với phụ nữ ở các quốc gia này, kết nối mạng có thể trở thành chiều khóa để cải thiện cuộc sống khó khăn của họ. Những bất lợi mà họ đang phải đối mặt sẽ được loại bỏ nhờ truy cập internet: cho phép họ được biết chữ, tiếp cận nguồn tri thức phong phú vô hạn, tìm kiếm việc làm và học hỏi về các quyền của mình trong cả lĩnh vực công cộng và tư nhân./.
Ngọc Vũ (theo CNNMoney)
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Dự báo thời tiết 4/8: Tây Nguyên tiếp tục mưa triền miên
- ·Than cho Quy hoạch điện VII: Nhiều phương án
- ·Hàng thủ đáng báo động ở tuyển Việt Nam thời HLV Kim Sang Sik
- ·Hải quan không kiểm tra về phòng cháy, môi trường với doanh nghiệp gia công, chế xuất
- ·17 nghìn hộ dân khát nước bên nhà máy 35 tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm
- ·Bia Tiger trở thành bia chính thức của CLB Manchester United
- ·Hải Phòng: Doanh nghiệp từ chối nhận 2 container gỗ quý
- ·Điều chỉnh thuế GTGT nhìn trong tổng thể bức tranh ngân sách
- ·Prudential khởi động chương trình “Tăng cường sức khỏe chủ động”
- ·Thuế gián thu có xu hướng tăng ở nhiều quốc gia
- ·Galaxy S8 có giúp Samsung tỏa sáng trở lại sau hàng loạt sóng gió?
- ·Messi nhận danh hiệu số 1, tiết lộ điều thú vị
- ·Ngành than: Bài toán vượt sóng cả
- ·Hầu hết các địa phương đảm bảo tiến độ thu ngân sách nhà nước
- ·Đồng won Hàn Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong gần 16 năm
- ·Xem trực tiếp Việt Nam vs Ấn Độ ở đâu, trên kênh nào?
- ·Văn Quyết chia tay tuyển Việt Nam sau trận hòa Ấn Độ
- ·Chính thức ngăn sông Đà đợt 1
- ·Clip CSGT Lâm Đồng dọn đá sạt lở trên đèo Bảo Lộc trước khi hy sinh
- ·Hải quan Hà Nam: Một tháng tiếp nhận và xử lý 10.000 tờ khai hải quan