【kết quả của đức】Tục xông đất đầu năm
Với gia đình,ụcxocircngđấtđầunăkết quả của đức sau thời khắc giao thừa, người đầu tiên bước vào nhà là người xông đất, là người quyết định sự thành, bại trên các lĩnh vực trong năm đó. Ngày mồng 1 tết được xem là ngày tốt nhất trong năm (ngày Hoàng Đạo) nên người dân rất quan tâm đến “nhân vật xông đất”. Hầu hết đều kiêng cữ những người dang dở trong hôn nhân - gia đình (vợ hoặc chồng đã chết hay ly hôn); người đang chịu tang chế; phụ nữ đang mang thai, người có tên xấu, khó gọi, người khuyết tật... Vì thế, nếu gặp những trường hợp này đến nhà chúc tết vào mồng 1, họ sẽ tìm cách tránh né để không chịu sự rủi ro trong gia đình.
Tùy thuộc vào vị trí công tác, chức vụ đang đảm nhận (nếu là cán bộ, công nhân viên), uy tín cá nhân, sự thành đạt (nếu là các doanh nghiệp)... gia chủ sẽ suy đoán vận mạng, sự thành đạt, ý nguyện của chính gia đình mình trong tương lai sẽ diễn biến ra sao.
Ngày xưa, sáng mồng 1 nếu được người cao tuổi có uy tín nhất làng, thầy cô giáo lớn tuổi, người đứng đầu các cơ sở thờ tự... đến chúc tết, đó là niềm vui lớn lao, hạnh phúc cho gia đình. Ngược lại, gia đình mê tín dị đoan thì họ sẵn sàng đổ trút mọi xui xẻo cho những ai vô tình đến xông đất đầu năm.
Ngày nay, nhiều người có lối sống thực dụng, họ tìm mọi cách mời bằng được thủ trưởng cơ quan, lãnh đạo địa phương đến xông đất nhà mình để “lấy hên” cả năm.
Cuối năm, nhiều gia đình đã chuẩn bị sẵn người xông đất bằng cách đặt hàng. Thường sẽ chọn người trong dòng họ hay láng giềng tốt tính, hiền lành, nhân hậu, làm ăn phát tài, có cuộc sống suôn sẻ.
Thông thường, người xông đất chỉ đến thăm, chúc tết gia chủ từ 5-10 phút với các câu chúc tốt lành, ngắn gọn, đa dạng, sâu sắc. Rất hiếm người ở lâu để trò chuyện hay tiệc tùng cùng chủ nhà.
Riêng việc chọn người xông đất cho doanh nghiệp cần phải tính toán thận trọng hơn nhiều, để cầu mong sự ăn nên làm ra cho cơ sở mình. Vì vậy, họ thường mời người giàu có, thành đạt đến xông đất vào dịp khai trương đầu năm mới (thường là ngày mồng 6, 9 âm lịch...).
Theo xu hướng phát triển mang nét văn hóa tâm linh, các “ông Lân” đến xông đất đầu năm cho doanh nghiệp là biểu trưng của sự may mắn, thành công, có khả năng diệt trừ ma quỷ, xua tan mọi rủi ro trong kinh doanh.
Tuy có vẻ mang nặng tính mê tín nhưng xem ra quan điểm rủi, may phụ thuộc vào người xông đất đầu năm vẫn đang còn tồn tại trong suy nghĩ của khá nhiều người Việt hiện nay.
Trương Thanh Liêm
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tấn công mạng toàn cầu: Việt Nam đã có trường hợp bị nhiễm mã độc
- ·Con trai nhạc sĩ Đoàn Chuẩn: 'Bố cả đời ở với mẹ nhưng si mê người khác'
- ·Cuộc sống tuổi U70 của NSND Bùi Bài Bình
- ·Kinh tế Anh phục hồi với tốc độ nhanh hơn dự kiến
- ·Đặt mục tiêu thoái vốn xong tại doanh nghiệp nhà nước không nắm giữ trong năm 2025
- ·Truyện tranh Nhóc Maruko phiên bản tiếng Việt
- ·9 tháng, thu ngân sách đạt 75% dự toán
- ·Dấu ấn hào hùng của thế hệ nghệ sĩ dấn thân, nhập cuộc
- ·Từ 28/6 Google Drive sẽ tự động sao lưu ổ cứng
- ·Liệu pháp điều trị viêm nhiễm ở bệnh nhân thể nặng
- ·ASEAN Cup 2024: HLV Kim Sang Sik muốn học trò giảm sai sót
- ·Sáng 21/8, Việt Nam không có thêm ca mắc mới COVID
- ·Lượng kiều hối đổ về Mexico và các nước Bắc Trung Mỹ lập kỷ lục mới
- ·Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020: Không có "mưa điểm 10" như phỏng đoán
- ·Sóc Bom Bo
- ·10 smartphone được mong chờ nhất năm 2015
- ·Ca nhiễm và tử vong mới giảm; WHO xem xét chấm dứt tình trạng khẩn cấp
- ·Giá trị vốn hóa thị trường của Aramco đạt mức kỷ lục 2.200 tỷ USD
- ·Gương mẫu, trách nhiệm
- ·Kinh tế Mỹ vẫn phải đối mặt với nhiều nỗi lo trong năm 2022