会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【soi kèo leicester hôm nay】Rồng trong kiến trúc triều Nguyễn!

【soi kèo leicester hôm nay】Rồng trong kiến trúc triều Nguyễn

时间:2025-01-10 19:09:34 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:201次

Độc đáo kiểu thức lưỡng long

Linh mục Léopold Michel Cadière (1869-1955) là người đầu tiên có những công trình nghiên cứu về mỹ thuật ở Huế,ồngtrongkiếntruacutectriềuNguyễsoi kèo leicester hôm nay trong đó, quan trọng nhất là tác phẩm “Nghệ thuật và nghệ nhân vùng Kinh thành Huế - “L’Art à Hué”, với rất nhiều thông tin phong phú, đồng thời là nguồn thông tin quý giá cho các nhà nghiên cứu về mỹ thuật Huế. Trong cuốn “L’Art à Hué”, nhóm tác giả Léopold Michel Cadière, Edmond Gras đã kỳ công tìm hiểu về rồng - biểu tượng của uy nghi vương quyền trong các công trình kiến trúc tiêu biểu của Kinh thành Huế - Di sản văn hóa thế giới. “Ngọ môn, điện Thái Hòa, Duyệt Thị Đường, điện Cần Chánh, điện Càn Thành... những công trình kiến trúc nổi bật tại Kinh thành Huế đều sử dụng hình tượng rồng với mô-típ phổ biến nhất là lưỡng long (2 con rồng chầu). Đó thực sự là một điểm đặc biệt mà chúng tôi vô cùng tâm đắc” - tác giả Léopold Michel Cadière.

Lưỡng long tranh châu tại cổng chính Điện Thái Hòa

Tùy tính chất quan trọng của từng công trình kiến trúc, người nghệ nhân sử dụng hình tượng rồng với mô-típ theo vế như “lưỡng long chầu…”. Là nơi diễn ra các đại lễ và cuộc họp đại triều với sự tham gia của vua, hoàng thân quốc thích và các đại thần, điện Thái Hòa được đánh giá là công trình kiến trúc quan trọng nhất trong hoàng cung triều Nguyễn. Cung điện này là kiến trúc có nhiều hình tượng rồng nhất: chính môn, nóc điện, bờ mái đều trang trí hình rồng theo kiểu thức “lưỡng long triều nguyệt” - hai con rồng uốn lượn đối diện nhau. Ở giữa là hình tròn tượng trưng cho mặt trăng. Mỗi nơi hình dạng rồng và mặt trăng sẽ có những biến thể khác nhau tùy bàn tay của người thiết kế. Ông Phan Thế Lâm, hậu duệ của cụ Phan Thế Huề, nghệ nhân thi công đại nội Huế ở làng Phò An, xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Hình tượng rồng trong các kiến trúc triều Nguyễn nói chung phải thể hiện rõ vẻ đẹp uy quyền của bậc đế vương: oai vệ thanh thoát - uyển chuyển - thần khí. Đặc điểm chung của rồng trên các kiến trúc triều Nguyễn là mũi to, mõm ngắn, râu uốn lượn xoắn ốc từng dải liền nhau, thân mảnh, đuôi xoáy; quan trọng nhất vẫn là thể hiện được thần thái của đôi rồng và khí chất của mặt trăng, 2 chủ thể đại diện sức mạnh của thiên nhiên vũ trụ”.

Rồng triều Nguyễn

Tiến sĩ Trần Đình Hằng, Phân viện trưởng Phân viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế cho rằng: “Vùng đất Phật xứ Huế cũng có rất nhiều hình tượng rồng được trang trí trên một số Quốc tự tại Huế. Cái hay của người nghệ nhân là ở chỗ, tùy không gian của từng kiến trúc mà họ biến tấu mô-típ lưỡng long sao cho thật hài hòa, ý nghĩa. Chẳng hạn tại các ngôi Quốc tự như Bảo Quốc Diệu Đế - Thiên Mụ, mô-típ lưỡng long cũng được sử dụng nhưng thay vì chầu mặt trăng hoặc mặt trời như thường thấy, người nghệ nhân vô cùng sáng tạo khi chế tác rồng đội bánh xe luân hồi (pháp luân)”.

Ngoài kiểu thức trang trọng nhất là “lưỡng long triều nguyệt”, các nhà nghiên cứu văn hóa Huế còn ghi nhận những thể thức biến tấu khác như “lưỡng long tranh châu”, “lưỡng long chầu bầu thái cực”, “lưỡng long chầu nhật”, với chi tiết nhận dạng là hình tròn có tia lửa bùng lên thẳng đứng, trái ngược với “lưỡng long chầu nguyệt” có đám mây mềm mại vắt ngang vầng trăng. 

Đa dạng về chất liệu

Không thể thống kê được bao nhiêu kiến trúc có hình tượng rồng trong các di tích, đền đài, thành quách triều Nguyễn, người nghệ nhân dân gian bằng sự sáng tạo của riêng mình đã chế tác rồng trên rất nhiều chất liệu khác nhau như: đúc bằng đồng, chạm trổ trên đá, điêu khắc trên gỗ, xương, ngà và các loại vàng, bạc, đá quý khác.

Hình tượng rồng trên một số vật ngự dụng triều Nguyễn

Tùy quy mô, tính chất của từng công trình mà người thợ sử dụng chất liệu khác nhau như khảm gốm, khảm trang sức quý giá, thậm chí nạm vàng, nạm ngọc... Tương truyền, một số đôi rồng chầu nguyệt trong Tử cấm thành còn được sử dụng trang sức thượng hạng, ngọc quý, châu báu để thể hiện đôi mắt, vẩy, móng vuốt... 

Ngoài ra, trên rất nhiều con triện, ấn tín, đồ văn phòng tứ bảo, thậm chí bình phong, triều phục, thường phục... hình tượng rồng cũng là đề tài được thể hiện đa dạng, có thể kể đến “long hí thủy”, “hồi long”, “viên long”, “long truy”, “long phụng”, “long lân”, “long thọ”, “long vân khánh hội”, trúc hóa long, cúc hóa long… Rồng còn xuất hiện trên vải, lụa trong trang phục, mũ của vua quan, phi tần. Rồng làm bằng đất nung trang trí trên điện Ngưng Hy ở lăng Ðồng Khánh. Rồng sử dụng nguyên liệu vôi vữa ở lăng Gia Long - Thế Miếu. Rồng ghép bằng sành sứ và thủy tinh trong lăng Khải Ðịnh. Rồng được nạm từ pháp lam trên mái điện Hòa Khiêm trong lăng Tự Ðức... 

Kỳ vọng uy linh năm Giáp Thìn 

Rồng thể hiện rõ sức mạnh và quyền lực, đại diện cho sự giao hòa, tương sinh, tương hợp của “âm dương ngũ hành”, cho sự sống và sinh sôi, tượng trưng cho tài lộc, mang lại “đại cát đại lợi”, quyền lực và sức mạnh cho hậu thế. Chính vì thế, trải qua bao biến thiên của lịch sử, các triều đại phong kiến đều sử dụng hình tượng rồng trong rất nhiều kiến trúc và mỹ thuật, trang phục. Hình tượng cao quý - rồng thiêng còn gửi gắm bao ước mơ, kỳ vọng: thăng long (rồng bay lên) mang theo vận hội mới cho quốc gia, dân tộc; long bàn hổ cứ (rồng cuộn hổ ngồi) đề cập đến những vùng đất uy linh, là chốn có thể giúp ăn nên, làm ra, xây dựng đại nghiệp. Long vân hội (rồng mây gặp hội) thể hiện mong ước về sự hội nhập, đưa đất nước vững bước sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

Mô-típ lưỡng long xuất hiện phổ biến trên rất nhiều công trình, kiến trúc triều Nguyễn

Năm nay, năm Giáp Thìn, sức sống mãnh liệt về hình tượng rồng trong tâm linh của người Việt sẽ có dịp khơi nguồn, bởi từ thuở hồng hoang của lịch sử, dân tộc Việt Nam đã rất tự hào mình là dòng dõi “con Rồng cháu Tiên”... Rồng còn đi vào lịch sử nước nhà qua nhiều chiến công lừng lẫy: “Rồng rơm” đốt cháy quân Thanh là chiến tích giúp hoàng đế Quang Trung thiêu rụi quân Thanh xâm lược: “Lửa rồng một trận giặc tan tành/Bỏ thành cướp đò trốn thật nhanh”. Thời đại Hồ Chí Minh cũng tự hào với trận rồng lửa thiêu rụi pháo đài B52 của Mỹ trong 12 ngày đêm “Điện Biên Phủ trên không” rực lửa bầu trời Hà Nội. Và cũng vô cùng tự hào từ “Thiên đô chiếu” cách đây hơn 1 thiên niên kỷ, Lý Công Uẩn đã ghi một mốc son lịch sử chói lọi của nước Đại Việt: Tìm ra vùng đất “rồng cuộn hổ ngồi” để cháu con các thế hệ tiếp nối nhau “tung cánh” vươn lên với khí thế rồng bay trong thời đại mới. 

Hy vọng uy linh năm Giáp Thìn sẽ mở ra vận hội thênh thang cho đất nước Việt Nam thăng tiến hơn.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Trang web Tổng thống Putin, Điện Kremlin bị hack
  • CMC hãy nhận việc lớn để góp sức đưa Việt Nam vào kỷ nguyên mới
  • Thị trường ô tô Việt Nam
  • VNCS Global đạt chuẩn CREST về dịch vụ giám sát an toàn thông tin SOC 
  • Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2023 
  • Bộ Giao thông diễn tập tấn công và phòng thủ trên 2 hệ thống đang vận hành
  • Đầu tuần, giá vàng tăng trở lại
  • Hiệp hội Dệt may sẽ kiến nghị lên Thủ tướng về tăng lương tối thiểu
推荐内容
  • Giải thưởng Sao Khuê 2025: Tìm kiếm và giới thiệu những sản phẩm khoa học, công nghệ xuất sắc
  • Chiến lược thúc đẩy chuyển đổi số Ninh Bình
  • CMC Telecom đạt thêm chứng nhận năng lực kỹ thuật Amazon ECS Delivery của AWS
  • Shopee bị phạt vì vi phạm quy định an toàn hệ thống thông tin
  • Cục Thuế Quảng Nam thu hồi hơn 5.000 tỷ đồng nợ thuế trong năm 2024
  • Phê duyệt đào tạo 1.800 nhân lực phát triển điện hạt nhân