【kết quả hiệp 1 thái lan hôm nay】Hà Nội dành 650.000 tỷ đồng cho đầu tư công giai đoạn 2021
Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội,àNộidànhtỷđồngchođầutưcônggiaiđoạkết quả hiệp 1 thái lan hôm nay an ninh quốc phòng, thu chi ngân sách 8 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 4 tháng cuối năm 2021 của Thành phố Hà Nội.
Ngày 23/9, tại Kỳ họp thứ 2, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua 17 Nghị quyết quan trọng. |
HĐND Thành phố nhấn mạnh, các tháng cuối năm 2021, các cấp, ngành, doanh nghiệp và Nhân dân Thủ đô phấn đấu cao nhất để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch năm 2021, trọng tâm là ưu tiên đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19, tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đẩy mạnh tăng trưởng, hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, xã hội.
Cùng với thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra từ đầu năm, HĐND Thành phố nhấn mạnh việc tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên cơ sở kiểm soát, theo dõi chặt chẽ diễn biến dịch bệnh để áp dụng biện pháp phù hợp; duy trì thực hiện “Thông điệp 5K” gắn với đẩy nhanh kế hoạch tiêm vaccine, tạo tiền đề thực hiện thành công “mục tiêu kép".
Bên cạnh đó, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; tạo thuận lợi tối đa cho sản xuất kinh doanh; đơn giản hóa thủ tục, quy trình, giấy phép thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với người có công, bảo trợ xã hội và các chế độ, chính sách, biện pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp do ảnh hưởng dịch Covid-19.
Về các giải pháp điều hành ngân sách những tháng cuối năm 2021, HĐND Thành phố nhấn mạnh thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các luật thuế, nhiệm vụ thu ngân sách năm 2021, phấn đấu hoàn thành dự toán thu ngân sách được giao ở mức cao nhất. Thực hiện tốt các giải pháp tháo gỡ khó khăn, ưu đãi về thuế để thúc đẩy sản xuất kinh doanh: gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất; miễn – giảm thuế, hoàn thuế theo đúng quy định.
Xây dựng Thủ đô theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại
HĐND Thành phố khóa XVI đã thông qua Nghị quyết Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025 của Thành phố Hà Nội.
Theo đó, căn cứ tình hình dịch Covid-19 hiện nay, Thành phố xây dựng 02 kịch bản tăng trưởng năm 2021 từ 3,97-4,54% và 2 kịch bản tăng trưởng giai đoạn 2021-2025:
Kịch bản 1: GRDP tăng 7,5% (đạt cận dưới của chỉ tiêu Đại hội XVII): Để hoàn thành mục tiêu tăng 7,5%, nhiệm vụ giai đoạn 2022-2025 GRDP phải tăng bình quân từ 8,25-8,40%/năm.
Kịch bản 2: GRDP tăng từ 6,5-7,0%: Với kịch bản đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, quý III, IV/2021 mới cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, đến giữa hoặc cuối năm 2022 mới thực hiện tiêm vaccine đạt mức miễn dịch cộng đồng; một số ca nhiễm vẫn diễn ra cục bộ những năm sau đó; dịch bệnh được kiểm soát từ năm 2023; tuy nhiên có thể xảy ra mất cân đối cung - cầu của một vài nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất và xây dựng làm cản trở sự phục hồi của nền kinh tế; GRDP giai đoạn 2022-2025 tăng bình quân 7,0-7,77%/năm và trung bình 5 năm 2021-2025 đạt 6,5-7,0%...
Dành khoảng 650.000 tỷ đồng cho đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025
Nghị quyết về Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 được HĐND Thành phố thông qua xác định, giai đoạn 2021-2025, Thành phố dự kiến dành 650.000 tỷ đồng cho đầu tư công.
Trên cơ sở tính toán, cân đối ngân sách của Thành phố, dự kiến tổng mức vốn trung hạn khoảng 304.779,7 tỷ đồng, trong đó kế hoạch đầu tư công trung hạn cấp Thành phố là 218.962,7 tỷ đồng và cấp huyện là 85.837 tỷ đồng.
Đáng chú ý, Hà Nội thực hiện mục tiêu phát triển hạ tầng kỹ thuật giao thông; đầu tư, nâng tỷ lệ quỹ đất cho giao thông đô thị khoảng 12-15% diện tích đất đô thị. Cân đối bố trí vốn 5 năm cho lĩnh vực giao thông là hơn 83.337 tỷ đồng đề thực hiện 255 dự án. Thành phố dành một khoản kinh phí cho 14 dự án lớn đang đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư và bố trí vốn hàng năm theo tiến độ thực tế dự án.
Phương án phân bổ ưu tiên đầu tư theo đúng định hướng đầu tư ngành giao thông và mục tiêu phát triển hạ tầng kinh tế- xã hội như các đường Vành đai 2,5, Vành đai 3, Vành đai 3,5, Vành đai 4…; Các cầu lớn qua sông (Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, cầu Thượng Cát); Các trục hướng tâm, liên kết vùng (quốc lộ 6, nâng cấp quốc lộ 32, quốc lộ 1A cũ, quốc lộ 21B, đường nối từ cao tốc Láng - Hòa Lạc với đường cao tốc Hà Nội-Hòa Bình); Các trục chính đô thị thuộc kết cấu hạ tầng khung và các đường tỉnh lộ, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch.
Bên cạnh đó, Hà Nội cân đối bố trí vốn 6.200 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi. Đồng thời, quy định rõ các nguồn vốn cho các các lĩnh vực kinh tế, thủy lợi, văn hóa, xã hội, giáo dục...
UBND Thành phố Hà Nội cũng đề xuất, dự kiến bố trí nguồn vốn cho các dự án lớn, trọng điểm cần đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư và bố trí vốn hàng năm theo tiến độ thực tế của dự án đối với 34 dự án và các dự án lớn tại các đề án huyện thành lập quận giai đoạn 5 năm là 36.000 tỷ đồng. Để đáp ứng yêu cầu tiến độ của các dự án lớn của Thành phố, cho phép điều hành linh hoạt sử dụng nguồn vốn cải cách tiền lương còn dư chưa sử dụng, vay vốn nhàn rỗi kho bạc, nguồn vốn từ quỹ dự trữ tài chính… khi chưa huy động kịp thời từ các nguồn khác.
Dành 500 tỷ đồng để kiểm định, đánh giá phục vụ cải tạo chung cư cũ
HĐND Thành phố tán thành thông qua Nghị quyết về chủ trương ban hành “Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố Hà Nội”.
Theo UBND Thành phố Hà Nội, đến nay, Thành phố có khoảng 1.579 nhà chung cư cũ, được xây dựng từ năm 1960-1994 và trước năm 1954. Qua nhiều thập kỷ, hầu hết chung cư cũ đã hết niên hạn sử dụng, bộc lộ nhiều hạn chế trong việc quản lý, vận hành và khai thác sử dụng; qua quá trình sử dụng, sửa chữa cơ nới tự phát, chung cư cũ và hạ tầng kèm theo đã bị biến đổi cấu trúc, hư hỏng, xuống cấp, có nguy cơ sụp đổ, hiểm đến tính mạng và tài sản nhân dân.
Thành phố Hà Nội hiện có khoảng 1.579 nhà chung cư cũ, được xây dựng từ năm 1960-1994 và trước năm 1954. |
Quá trình triển khai rà soát, đánh giá toàn bộ các chung cư cũ theo các mức tình trạng kỹ thuật để lựa chọn kiểm định đối với chung cư cũ có dấu hiệu nguy hiểm cấp độ D. Kết quả rà soát: có 42 chung cư mức 1, có 1.449 chung cư mức 2, có 88 chung cư mức 3, có 25 nhà còn lại đã được cải tạo, sửa chữa đảm bảo an toàn cho người sử dụng; đã tổ chức kiểm định 401 chung cư (trong đó: cấp B có 148 chung cư; cấp C có 245 chung cư; cấp D có 8 chung cư (trong đó 2 nhà cấp D đã hoàn thành cải tạo, xây dựng lại và đưa vào sử dụng là C1 Thành Công và B6 Giảng Võ)...
Trên cơ sở đánh giá những khó khăn vướng mắc trong thực tiễn quá trình triển khai, UBND Thành phố dự kiến triển khai các nhóm giải pháp trọng tâm. Trong đó, bố trí nguồn vốn ngân sách dự kiến khoảng 500 tỷ đồng trong giai đoạn 2021-2025; Ưu tiên kiểm định trước đối với chung cư cũ nguy hiểm, có nguy cơ sụp đổ, chung cư hư hỏng nặng. Phấn đấu hoàn thành công tác kiểm định cho tất cả các chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội hoàn thành trong quý II/2023.
Các quận hỗ trợ các huyện kinh phí triển khai 16 dự án
HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết về điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2021 và việc các quận sử dụng ngân sách cấp quận để hỗ trợ các huyện khó khăn thực hiện xây dựng nông thôn mới theo Nghị quyết số 115/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội.
Theo đó, phương án điều chỉnh, bổ sung cụ thể: Điều chỉnh kế hoạch vốn các dự án XDCB tập trung với tổng số vốn giảm 746.000 triệu đồng, trong đó: Điều chỉnh giảm kế hoạch vốn 3.253.889 triệu đồng của 56 dự án; điều chỉnh tăng kế hoạch vốn 2.507.889 triệu đồng của 68 dự án.
Về phương án điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Thành phố, hỗ trợ ngân sách cấp huyện năm 2021, sẽ hỗ trợ bổ sung 1.066.000 triệu đồng thực hiện dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia: Hỗ trợ bố sung 243.000 triệu đồng cho 33 dự án thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô Hà Nội; hỗ trợ bổ sung 823.000 triệu đồng để thanh toán dự án hoàn thành thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của các huyện Ba Vì, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Ứng Hòa; hỗ trợ bổ sung 2.372.000 triệu đồng cho 184 dự án của các huyện, thị xã xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Đưa ra khỏi danh mục đã duyệt 17 dự án thu hồi đất năm 2021
HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh, bổ sung danh mục các dự án thu hồi đất năm 2021; dự án chuyển mục đích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng năm 2021 thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND Thành phố.
Trên cơ sở rà soát yêu cầu sử dụng đất phát sinh trong năm, thành phố quyết định điều chỉnh, đưa ra khỏi danh mục đã duyệt 17 dự án thu hồi đất năm 2021 với diện tích 49,21ha và 10 dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa với diện tích 14,19ha; đồng thời, bổ sung danh mục 623 dự án thu hồi đất với diện tích 1.942,9ha và 352 dự án chuyển mục đích sử dụng đất với diện tích 486,11ha.
Theo UBND Thành phố, đến hết ngày 15/7/2021, số dự án thu giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất của thành phố là 151 dự án, diện tích là 483,18ha; số dự án Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai các thủ tục cắm mốc giới phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đang thực hiện thu hồi đất là 706 dự án, diện tích 1.833,26 ha.
Như vậy, kết quả thu hồi đất trên địa bàn Thành phố là 857 dự án với diện tích 2.316,44ha, đạt 49,3% kế hoạch thu hồi đất năm 2021 theo Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 8/12/2020 của HĐND Thành phố...
Thông qua nhiều nghị quyết về giáo dục và đào tạo
Cũng trong ngày 23/9, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết quy định cơ chế hỗ trợ, đóng góp tiếp tục thực hiện Chương trình Sữa học đường góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua 3 Nghị quyết liên quan đến học phí năm học 2021-2022: Nghị quyết Quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập, THPT của Thành phố năm học 2021-2022; Nghị quyết quy định mức trần học phí với cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao năm 2021-2022 và Nghị quyết quy định cơ chế hỗ trợ học phí cho trẻ em học mầm non và học sinh (HS) phổ thông năm học 2021-2022 do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
HDNĐ Thành phố khóa XVI cũng đã thông qua Nghị quyết về việc bố trí lực lượng và chế độ chính sách cho nhân viên chăn nuôi thú y của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Duy trì, nhân rộng hơn 570 mô hình học tập và làm theo Bác
- ·Lao top leader arrives in Hà Nội, beginning State visit to Việt Nam
- ·First working day of 13th Party Central Committee’s 10th plenum
- ·Việt Nam champions ASEAN economic integration at AEM 56 in Laos
- ·Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày liên tục
- ·Top Lao leader meets with former Vietnamese Presidents
- ·Top leader’s trip to consolidate upward trend of Việt Nam – UN ties: professor
- ·Top Vietnamese legislator meets President Putin in Moscow
- ·Chứng khoán tuần qua: Thị trường điều chỉnh tích lũy, thanh khoản chưa cải thiện
- ·Vice President attends fourth Eurasian Women’s Forum
- ·Cuộc thử nghiệm mờ ám ở Puerto Rico
- ·Việt Nam, Egypt seek stronger cooperation
- ·Việt Nam adds voice, leadership to critical discussions on climate change: UN Resident Coordinator
- ·PM chairs meeting on East Sea and island affairs
- ·Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
- ·Vietnamese, Mozambican leaders highlight cooperation in talks
- ·Việt Nam, Netherlands strengthen climate cooperation
- ·Cuban foreign minister spotlights special relations with Việt Nam
- ·Lễ trao giải cuộc thi “Tôi khoẻ đẹp hơn 2024” vinh danh 12 cá nhân xuất sắc
- ·Top leader attends new academic year’s opening ceremony at National Defence Academy