【trận đấu đội tuyển bóng đá quốc gia azerbaijan】Nữ giảng viên gỡ chiếc "mặt nạ" cau có, nói về sứ mệnh người thầy
Nữ giảng viên gỡ chiếc "mặt nạ" cau có,ữgiảngviêngỡchiếcquotmặtnạquotcaucónóivềsứmệnhngườithầtrận đấu đội tuyển bóng đá quốc gia azerbaijan nói về sứ mệnh người thầy
Hoài Nam(Dân trí) - "Trở thành giảng viên ở tuổi 22, tôi đi uốn tóc xù, mặc đồ chỉn chu, mặt mày cau có để xây dựng mẫu hình đạo mạo. Khi đó, tôi già như bây giờ".
Đó là tiết lộ của TS giáo dục Nguyễn Thị Thu Huyền, nguyên giảng viên Trường Đại học Sư phạm TPHCM tại tọa đàm "Sách & sứ mệnh người thầy" được tổ chức tại Đường sách TPHCM mới đây.
Lãng phí thời gian của học sinh
Hơn 20 năm về trước, tốt nghiệp thủ khoa, cô Huyền được giữ lại Trường Đại học Sư phạm TPHCM. Cô nhớ lại về hình ảnh của mình khi trở thành giảng viên ở tuổi 22: "Khi đó, vừa ra trường nhưng tôi già như bây giờ".
Để xây dựng hình mẫu người giảng viên đạo mạo, cô nữ sinh vừa tốt nghiệp lúc ấy đi uốn tóc xù, mặc đồ thật chỉnh chu, mặt mày lúc nào nghiêm nghị, cau có…
"Nhưng giờ đây, qua hơn 20 năm trong ngành giáo dục, tôi nhìn về sứ mệnh người thầy vô cùng đơn giản. Sứ mệnh của người thầy là làm cho mỗi khoảnh khắc mà học sinh ở với chúng ta sẽ trở thành những khoảnh khắc có ý nghĩa nhất trong cuộc đời của các em", TS Nguyễn Thị Thu Huyền cho hay.
TS Huyền kể, cô gặp nhiều giáo viên vùng sâu vùng xa rất khổ tâm trong việc duy trì hứng thú, động lực đến trường của học sinh. Họ suy nghĩ, lo lắng các em rơi vào vòng luẩn quẩn thất học, lấy chồng, sinh con, nghèo đói…
Cô chia sẻ với thầy cô, khoan nghĩ đến những điều này mà cần tập trung cho giây phút hiện tại. Ngày hôm nay, khi học sinh đang có mặt ở trường cùng với mình thì mình có thể làm gì để ngày hôm đó trở nên có ý nghĩa với các em.
Dự giờ ở nhiều tiết dạy học, bà Huyền phải nói rằng khoảng 20 phút trong giờ học, giáo viên đã dạy những điều không cần thiết. Đó là những học sinh đã biết và điều các em không cần.
Đó là chúng ta đang làm lãng phí thời gian của các em. 20 phút đó không chỉ là 20 phút mà phải nhân theo sĩ số học sinh trong lớp.
Trong khi, sứ mệnh của người thầy là cần biến mọi khoảnh khắc với học trò trở nên có ý nghĩa. Trẻ đến với mình là trẻ sẽ học được điều gì đó có giá trị cùng những giây phút vui vẻ và hạnh phúc. Qua đó, trẻ mới nhìn thấy việc học là niềm hạnh phúc, sung sướng nhất.
"Với sứ mệnh này, người thầy sẽ trân quý từng giây phút chúng ta hiện diện trong cuộc đời của học sinh. Đây là định nghĩa, phương châm mà chính tôi cũng phải thực hành mỗi ngày", TS Huyền bày tỏ.
Cãi không lại thầy, sinh viên bỏ thẳng ra khỏi lớp
Sau khi đi du học ở Anh về, bà Huyền cho hay mình là giảng viên có phong cách ăn mặc phải nói là "khác người".
Bà nghe sinh viên chia sẻ lại, thích đến giờ của cô để xem hôm nay cô mặc đồ gì, đi đôi giày nào. Nhìn phong cách của cô, các em nhìn thấy sự phóng khoáng, cởi mở.
Đặc biệt, các em ấn tượng về việc có một giảng viên có thể thoải mái thừa nhận ý kiến trái chiều, phản biện, tranh luận từ sinh viên.
Nữ tiến sĩ cho hay, để làm được điều này, mỗi người thầy cần tâm thế thừa nhận giới trẻ bây giờ nhanh nhạy hơn, thông minh hơn mà mình có thể học được từ các em. Còn mình là sản phẩm của giáo dục truyền thống, của giáo dục công lập.
Bà Huyền thừa nhận, chỉ sau khi đi du học, bà mới thật sự học được về tư duy phản biện, đón nhận những tranh luận từ sinh viên.
Người này nhớ lại, khi mới sang Anh, bà sốc với trường hợp một sinh viên mặt đỏ tía tai cãi nhau với thầy ngay giữa lớp. Cãi không lại, bạn này xách túi bỏ ra khỏi lớp, còn người thầy vẫn thản nhiên: "Ok, bye bye".
Bà Huyền nghĩ nếu ở Việt Nam, người thầy bực mình có nhiều khả năng cho cả lớp nghỉ luôn giờ học đó.
Chưa hết, đến tiết học sau, bạn sinh viên kia sau khi đã lên thư viện tìm hiểu thông tin, quay lại lớp… cãi tiếp với thầy. Người thầy sẵn sàng đón nhận điều đó, sẵn sàng tranh luận với sinh viên.
Có những người thầy khác của mỗi người
Cùng với tâm thế người thầy học được từ học sinh, những người thầy tham dự tọa đàm cũng cho hay, có những người thầy khác ở ngay bên cạnh mỗi người.
Theo giảng viên, đại sứ văn hóa đọc TPHCM Trung Nghĩa, cha mẹ chính là người thầy đầu tiên và người thầy lớn của mỗi người, từ tiếng khóc lọt lòng đến trưởng thành.
Và một người thầy lớn khác có thể ở bên mình mọi lúc mọi nơi chính là sách. Để học tập suốt đời đòi hỏi người học phải học, phải đọc.
Ông Nghĩa băn khoăn dường như giờ đây các bạn trẻ khó tiếp cận với sách hơn. Có những cháu nhỏ khi đút cơm cũng phải có điện thoại trước mặt mới chịu ăn.
Để người thầy này có thể đi cùng các em suốt đời, ông Nghĩa cho rằng trước hết, ngay từ trong gia đình cần để sách mọi nơi, nhìn đâu cũng phải thấy sách để xây dựng tình yêu đọc sách cho trẻ.
Có 3 năm làm việc tại Trường Đại học Ngân hàng TPHCM, MC Giáng Ngọc nêu quan điểm: "Người thầy bất hủ của mỗi người là sách".
TS Nguyễn Thị Thu Huyền nói thêm, các thế hệ giờ đây phải trải qua các giai đoạn khủng hoảng tuổi 20, 30, 40… Và cách duy nhất để vượt qua khủng hoảng là học tập suốt đời. Ở đó điều cần nhất là việc đấu tranh về nội tâm và dám thừa nhận mình yếu kém để học hỏi.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Phạm nhân trộm xe máy của cán bộ trại giam thoát ra ngoài
- ·Cứu sống thành công bệnh nhi ngưng tim 20 phút vì điện giật
- ·'Cần thủ' liều mình ngồi ven đập câu cá khi thủy điện Hòa Bình mở 3 cửa xả đáy
- ·Người dân Hà Nội sắp được tiếp cận dịch vụ công trong bán kính không quá 5km
- ·Đoàn xe mô tô phân khối lớn vi phạm tốc độ tại Đắk Nông
- ·Tình trạng đăng kiểm của xe khách gây tai nạn trên cao tốc Vĩnh Hảo
- ·'Cần thủ' liều mình ngồi ven đập câu cá khi thủy điện Hòa Bình mở 3 cửa xả đáy
- ·Vụ tông chết 2 người ở Cần Thơ: Vợ khóc ngất khi hay tin chồng gặp nạn
- ·Lợi dụng đèo Bảo Lộc sạt lở, 3 người 'đào bẫy' ô tô trên lối đi vòng Quốc lộ 28B
- ·Cháy lớn công ty dược liệu ở Quận 12, nhiều tài sản bị thiêu rụi
- ·Đóng ứng dụng không ảnh hưởng tuổi thọ pin iPhone
- ·Tàu hàng bị chìm trên biển Quảng Nam, 8 thuyền viên yêu cầu cứu nạn khẩn cấp
- ·Tàu hàng bị chìm trên biển Quảng Nam, 8 thuyền viên yêu cầu cứu nạn khẩn cấp
- ·Công ty cây xanh Công Minh thông đồng với chủ đầu tư để tham gia các gói thầu
- ·Thêm hàng loạt vết nứt lớn xuất hiện ở huyện biên giới Tuy Đức
- ·8 triệu mét khối đất chực sập vào nhà dân, Hòa Bình công bố tình huống khẩn cấp
- ·Người phụ nữ bị lừa hơn 600 triệu đồng vì tin lời 'tổng giám đốc' trên mạng
- ·Phải làm rõ 'cơ chế gọi điện thoại trợ giúp' khi vi phạm giao thông để xử nghiêm
- ·Nhận định, soi kèo Marseille vs Le Havre, 2h45 ngày 6/1: Thắng dễ
- ·Tàu hỏa liên tiếp bị trật bánh ở Huế do đơn vị thi công đường không đảm bảo