【tỷ lệ bóng đá euro】Bệnh viện Đa khoa Cà Mau vận hành xạ trị gia tốc tuyến tính trong điều trị ung thư
(CMO) Sau thời gian dài chuẩn bị về đào tạo nhân lực, nhận chuyển giao kỹ thuật từ Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh theo Đề án Bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2016-2020, ngày 7/4, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau đã chính thức khánh thành đơn vị xạ trị gia tốc tuyến tính thứ hai khu vực ĐBSCL, đồng thời tổ chức Hội thảo khoa học "Xạ trị gia tốc trong điều trị ung thư” cho đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện.
Đến dự có Giáo sư - Bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch danh dự Hội Ung thư Việt Nam, cùng đại diện các chuyên gia ung bướu đến từ Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh.
Giáo sư - Bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng (thứ 2 từ phải sang), Chủ tịch danh dự Hội Ung thư Việt Nam, cùng đại diện lãnh đạo Sở Y tế, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cắt băng khánh thành.
Xạ trị gia tốc trong điều trị ung thư là kỹ thuật điều trị nằm trong Đề án Bệnh viện vệ tinh với Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh của tỉnh Cà Mau và hệ thống xạ trị gia tốc tuyến tính ở Cà Mau là đơn vị thứ hai ở ĐBSCL được đưa vào hoạt động. Tổng giá trị đề án hơn 76,7 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh 71,6 tỷ đồng, còn lại nguồn của Bộ Y tế.
Giáo sư - Bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng cho biết: “Cà Mau là địa phương xa so với trung tâm y tế TP Hồ Chí Minh. Do vậy, việc khánh thành và đưa vào sử dụng hệ thống xạ trị gia tốc tuyến tính tại đây là kết quả hết sức khả quan cho địa phương trong công tác chăm sóc sức khoẻ bệnh nhân”.
Tiến hành xạ trị cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau.
Trước đó, đầu tháng 7/2022, Khoa Ung bướu Bệnh viện Đa khoa Cà Mau đã tiến hành xạ trị cho những bệnh ung thư vú đầu tiên ở tỉnh. Việc phát triển kỹ thuật mới, kỹ thuật chuyên sâu tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau không chỉ giúp bệnh nhân ung thư được điều trị tại địa phương, giảm chi phí, tiết kiệm thời gian, mà còn góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của ngành y tế tỉnh nhà.
Tính đến thời điểm này, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau đã tiếp nhận 165 ca xạ trị. Trong đó, 137 ca ung thư vú; 20 ca ung thư trực tràng; 5 ca ung thư đầu, cổ; 2 ca xạ trị giảm nhẹ; 1 ca ung thư cổ tử cung.
Để vận hành được hệ thống này, đội ngũ bác sĩ, kỹ sư và kỹ thuật viên (trình độ đại học và sau đại học) của Khoa Ung bướu Bệnh viện Đa khoa Cà Mau đã được đào tạo chuyên sâu về xạ trị tại Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh và đã tiếp nhận thành công kỹ thuật điều trị ung thư phức tạp này.
Giáo sư - Bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng đánh giá cao sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh Cà Mau trong việc đầu tư trang thiết bị cho hệ thống xạ trị, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại địa phương.
Đội ngũ y bác sĩ tỉnh Cà Mau và nhiều chuyên gia về ung bướu đến từ Bệnh viện Ung Bướu TP Hồ Chí Minh dự lễ khánh thành đơn vị xạ trị thứ 2 khu vực ĐBSCL và dự hội thảo.
Được biết, máy xạ trị của Bệnh viện Đa khoa Cà Mau là dòng máy Vitalbeam của Công ty Varian (Mỹ), là máy xạ trị gia tốc không gian ba chiều (3D-CRT), có đầy đủ các thiết bị phụ trợ, có thể nâng cấp lên xạ trị điều biến liều (IMRT). Theo ước tính, có khoảng 60% bệnh nhân ung thư cần phải xạ trị trong suốt diễn tiến tự nhiên của bệnh. Đây là phương pháp xạ trị hiện đại, được lắp đặt đồng bộ với máy chụp CT mô phỏng, có hệ thống định vị chính xác vị trí, kích thước và tọa độ của khối u cũng như các tổn thương trên cơ thể. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra các giải pháp tối ưu nhất để điều trị cho bệnh nhân.
Lãnh đạo Sở y tế va Bệnh viện Đa khoa Cà Mau tặng hoa cảm ơn Giáo sư - Bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch danh dự Hội Ung thư Việt Nam, cùng các chuyên gia của Bệnh viện Ung bướu TPHồ Chí Minh đã hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật cho đơn vị.
Bác sĩ Tô Minh Nghị, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh, cho biết, xạ trị là 1 trong 3 phương pháp chính để điều trị bệnh nhân ung thư (phẫu thuật, hóa trị và xạ trị). Xạ trị sử dụng những hạt năng lượng cao hoặc các sóng như tia X-quang, tia Gamma, chùm tia điện tử hoặc Proton để phá hủy hay tiêu diệt các tế bào ung thư. Liệu pháp này sẽ giết chết vật chất di truyền trong các tế bào ung thư dẫn tới làm mất khả năng phát triển và lây lan của chúng, đồng thời cũng tránh ảnh hưởng đến tế bào lành xung quanh.
Đơn vị xạ trị ở Bệnh viện Đa khoa Cà Mau đi vào vận hành là tín hiệu vui cho những bệnh nhân ung thư cần đến phương pháp này có thể yên tâm, tin tưởng hơn vào công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân của ngành y tế Cà Mau./.
Hồng Nhung
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Quảng Nam thống nhất sáp nhập huyện Quế Sơn và Nông Sơn
- ·Tập đoàn bất động sản trực tuyến PropertyGuru đầu tư vào batdongsan.com.vn
- ·Phân khúc bất động sản nào “ổn” nhất tại Đà Nẵng thời điểm này?
- ·Phát hiện nhiều thanh niên tổ chức sử dụng ma túy trong quán bar
- ·Mưa ngập, ùn tắc kéo dài trên cao tốc Phan Thiết
- ·Bất động sản khách sạn: Nội đang hào hứng, ngoại vẫn ngập ngừng
- ·Phó Viện trưởng CIEM mổ xẻ thị trường bất động sản 2017
- ·Sôi nổi Hội thi “Chiến sĩ phòng cháy chữa cháy” tại Công ty Meraki FW
- ·Google sẽ ra mắt smartphone chính chủ cuối năm nay?
- ·Bất động sản Hà Nội: Mặt bằng bán lẻ ồ ạt tăng cung
- ·Tổng biên tập Nhà xuất bản Trẻ Nguyễn Thành Nam qua đời
- ·“Cuộc chiến” môi giới, truyền thông bất động sản lại sục sôi
- ·Khách ngoại vẫn khó mua nhà tại Việt Nam
- ·Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà họp khẩn gỡ vướng cấp sổ đỏ
- ·Gần 50% doanh thu quảng cáo “chảy vào túi” các nền tảng xuyên biên giới
- ·Sóng M&A bất động sản 2016 bắt đầu nổi
- ·CBRE thâu tóm công ty dịch vụ bất động sản hàng đầu tại Malaysia
- ·Văn phòng tại trung tâm Hà Nội và TP.HCM vẫn làm ăn tốt
- ·Chủ tịch tỉnh ban bố tình trạng thiên tai khẩn cấp khi nào?
- ·BRG được vinh danh trong lĩnh vực BĐS