【thụy điển – azerbaijan】Mua nhà vay tiền người thân còn sợ hơn vay ngân hàng?
Tôi còn nhớ như in ngày hai vợ chồng quyết định mua căn nhà đầu tiên sau khi cưới được 1 năm. Lúc đó,àvaytiềnngườithâncònsợhơnvayngânhàthụy điển – azerbaijan trong tay vợ chồng tôi chỉ có vỏn vẹn 170 triệu đồng là số tiền mừng sau cưới và tiền lương tôi tích cóp được. Trước đó, có bao nhiêu tiền chúng tôi đã phải bỏ ra lo toan cho đám cưới nên vốn liếng không còn nhiều.
Ban đầu, hai vợ chồng định thuê nhà để đỡ vất vả. Nhưng tính đi tính lại, thuê nhà hết 7-8 triệu mới được căn đủ dùng. Còn nếu vay tiền mua nhà, hàng tháng trả ngân hàng cả gốc cả lãi tầm 7-8 triệu thì cũng như nhau. Đã vậy, nhà là của mình, mình thích trang trí, bày biện thế nào tùy ý cũng là cái lợi.
Nghĩ vậy, hai vợ chồng quyết định “chốt hạ” sau 1 tuần đi xem nhà cửa. Căn hộ chung cư mà chúng tôi mua rộng 90m2 nhưng ở vùng xa trung tâm nên giá ngày đó khá rẻ, gần 1,3 tỉ. Khu đó cũng thuận tiện đường tôi đi làm nên chồng rất ưng ý.
Mua nhà 6 năm vợ chồng tôi vẫn nợ ngân hàng |
Khi đó, cả hai chỉ có trong tay 170 triệu đồng. Bố mẹ đôi bên hỗ trợ 200 triệu, vay mượn thêm bạn bè chúng tôi có tất cả 600 triệu. Nếu vậy, tôi phải vay ngân hàng tận 700 triệu còn chưa tính tiền làm nội thất.
Tôi lo lắng nên bàn lùi với chồng nhưng anh vẫn kiên quyết. Anh nhờ vả người quen, liên hệ với hai bác của anh ở Hà Nội, vay mỗi bác được 200 triệu. Tự nhiên trong lòng tôi thấy nhẹ gánh.
Còn 300 triệu nữa, tôi nhờ bố mẹ làm giáo viên ở quê vay chế độ hưu trí giúp mình, lãi suất không quá cao. Vậy là chúng tôi hoàn toàn không phải vay ngân hàng một đồng nào.
Nghĩ lại thấy bản thân mình quá may mắn so với người khác. Có nhiều người vay ngân hàng, đến kì trả lãi là sợ run người.
Thế nhưng… khi vừa vào nhà ở được nửa năm, mọi thứ mới đang dần ổn định thì bác của chồng gọi điện nói nhà có việc gấp cần lấy lại tiền. Tôi run bắn người. Bây giờ lấy đâu ra số tiền 200 triệu để trả bác?
Cực chẳng đã, tôi nói với chồng đi vay ngân hàng vì dù sao vợ chồng tôi cũng chưa phải nợ nần gì ở đây. Chồng tôi dù không muốn cũng phải đồng ý vì không còn lựa chọn. Bạn bè thân thiết cũng đã vay cả, người thân cũng không còn ai có khả năng cho mượn nóng số tiền lớn như vậy. Mượn rồi cũng lo không có khả năng trả nếu họ lại đòi sớm.
Tưởng qua cơn sóng gió, ai ngờ… mấy tháng sau, người bác còn lại của anh lại gọi điện báo các cháu thu xếp sớm để bác lo chạy việc cho em. Chúng tôi lúc ấy thực sự thấy mệt mỏi. Tôi bàn với chồng bán hết số vàng hồi môn vốn là thứ tôi muốn giữ lại sau này đưa cho con nhưng không được. Sau bán vàng, vợ chồng tôi đã lo đủ số tiền 200 triệu gửi bác của anh.
Hơn 3 năm sống trong nhà mới lòng tôi chưa lúc nào bình ổn. Không chỉ người thân của anh đòi tiền, bạn bè tôi vay cũng rục rịch mua nhà, mua xe. Dù bạn không đòi thì vợ chồng tôi cũng phải cố gắng xoay sở trả cho họ.
Tôi bàn với chồng trả hết số tiền nợ bạn bè vì cũng đã nợ hơn 3 năm. Chồng tôi đồng ý ra ngân hàng vay toàn bộ số tiền còn lại trả hết cho bạn bè.
Lúc đó, số tiền chúng tôi nợ ngân hàng gần 500 triệu. Hàng tháng, hai đứa phải bỏ ra hơn 7 triệu đồng cả gốc cả lãi gửi họ. Thật may khi đó, tôi lại được tăng lương lên 25 triệu. Công việc của chồng tôi cũng thuận lợi hơn, có nhiều món kiếm thêm. Nhưng đổi lại việc sinh con cũng làm chúng tôi tốn kém hơn nhiều.
Hàng tháng, hai đứa tính toán chi tiêu mọi thứ trong vòng 15 triệu, tôi bỏ ra 10 triệu, chồng bỏ ra 8 triệu trả ngân hàng. Tiền của tôi để tích cóp phòng khi ốm đau hoặc nếu có khoản lớn thì trả người thân sớm.
Đến bây giờ, sau 6 năm có nhà mới, chúng tôi vẫn không hối hận về quyết định của mình. Dù khu chúng tôi xa trung tâm, không có nhiều tiện ích nhưng tôi vẫn thích nơi mà mình đã từng chắt chiu từng đồng để có được.
Cách đây hơn 2 năm, có trung tâm thương mại xây cách nhà 5km, khu nhà tôi có lên giá nhẹ. Chồng tôi bàn với vợ bán đi để cố gắng mua chỗ nào tiện ích hơn nhưng tôi không chịu. Tôi cảm thấy ở nhà này có lộc và tôi muốn gắn bó thêm vài năm nữa. Khi nào vợ chồng tôi thật dư dả, con cái lớn khôn, đỡ vất vả thì mới tính đến chuyện đổi nhà. Nói gì thì nói, vay tiền mua nhà không phải việc đơn giản. Nợ ít còn lo được, nợ nhiều đến lúc ốm đau không biết ai gánh.
Hiện tại, vợ chồng tôi vẫn còn nợ ngân hàng 200 triệu nên số tiền phải trả hàng tháng chúng tôi hoàn toàn lo được, cũng không phải áp lực quá.
Tôi cũng nghiệm ra, nợ ngân hàng không phải là không tốt. Điều đó đã giúp vợ chồng tôi cố gắng, tự tạo động lực từng tháng để lo đủ tiền trả. Nợ người thân hay được bạn bè hỗ trợ sẽ khiến bản thân mình bị ỳ. Đó là chưa kể đến lúc người thân có việc đòi gấp, xoay tiền không phải việc dễ dàng.
Từ khi có món nợ ngân hàng phải trả lãi hàng tháng, chồng tôi cũng tích cực hơn nhiều, giảm bớt ăn chơi nhậu nhẹt, chuyên tâm làm ăn. Dù sao đó cũng là chuyện đáng mừng…
Mời độc giả tham gia viết bài cho diễn đàn Ngôi nhà đầu tiên,trong đó chia sẻ cụ thể kinh nghiệm mua nhà, những trải nghiệm, cảm xúc, hoàn cảnh gia đình trong thời gian mua ngôi nhà đầu tiên. Những bài viết phù hợp sẽ được chọn đăng trên chuyên mục Đời sống của báo. Nội dung bài viết xin gửi về địa chỉ: [email protected]. Trân trọng! |
Độc giảThanh Trúc
Tôi mua nhà 1,4 tỷ từ số tiền 200 triệu và một cuộc hôn nhân sắp đổ vỡ
Vợ chồng tôi đã trải qua 7 năm vất vả nhưng phần thưởng hiện tại của chúng tôi là một căn nhà trị giá gần 2 tỷ và một mái ấm hạnh phúc với hai đứa con, một trai, một gái.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Nhận định, soi kèo Marseille vs Le Havre, 2h45 ngày 6/1: Thắng dễ
- ·32% người mua sắm online bị thiệt hại tài chính trong mùa Giáng sinh
- ·Giới thiệu vải tơ tằm Việt Nam tại Hội chợ Giáng sinh quốc tế ở CH Séc
- ·Bộ Tài chính chủ trì đánh giá tác động trước khi vay ODA
- ·Văn hóa Việt lên ngôi trong Lễ hội Ánh sáng phương Đông
- ·Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng hơn 198 tỷ đồng trên UPCoM trong tháng 1
- ·Việt Nam tham dự Diễn đàn năng lượng quốc tế lần thứ 15
- ·Vietnam Airlines tăng hơn 3.700 chỗ phục vụ người hâm mộ tham dự chung kết lượt về AFF Cup
- ·Bộ Thông tin và Truyền thông lên tiếng về lộ trình tắt sóng 2G
- ·Bộ Tài chính dự kiến tổ chức 30 cuộc họp báo chuyên đề trong năm 2019
- ·Gương mẫu, trách nhiệm
- ·Chứng khoán ngày 22/1: Thận trọng việc mua vào trong giai đoạn cuối năm Âm lịch
- ·Nhật Bản mong muốn phát triển hạ tầng và đào tạo nhân lực tại TP.HCM
- ·Cảnh báo website giả mạo bán vé trận Việt Nam
- ·Ðoàn kết đấu tranh phòng, chống tham nhũng
- ·Chứng khoán ngày 24/1: VN
- ·Sôi động thị trường hoa tươi trong dịp 20/10
- ·Quảng bá bánh tráng phơi sương xứ Trảng
- ·Ô tô Camry lao lên vỉa hè ở Hà Nội, 4 người bị thương
- ·Thị trường chứng khoán: ‘Cửa’ nâng hạng vẫn hẹp trong năm 2019