【keo bong da de】Sửa Luật Bảo hiểm y tế hướng tới chăm sóc sức khỏe toàn dân
Bộ Y tế phối hợp Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức hội thảo “Định hướng chính sách về sửa đổi Luật BHYT”,ửaLuậtBảohiểmytếhướngtớichămsócsứckhỏetoàndâkeo bong da de ngày 18/10, tại Hà Nội.
Nhiều hạn chế, bất cập cần sửa
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết, quá trình thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân ở Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực. Đến nay, tỷ lệ BHYT ước đạt 86,9% dân số. Tỷ lệ đóng góp từ quỹ BHYT trong tổng chi y tế tăng qua các năm.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện Luật BHYT đã phát sinh một số hạn chế, bất cập trong quy định và trong tổ chức thực hiện. Các văn bản hướng dẫn còn thiếu cụ thể, thiếu đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật khác, gây ra những khó khăn, vướng mắc như: Phạm vi được hưởng BHYT, mức hưởng; tổ chức khám chữa bệnh (KCB) BHYT (hợp đồng, đăng ký KCB, chuyển tuyến, thủ tục KCB, giám định); phương thức thanh toán chi phí KCB BHYT; quản lý và sử dụng quỹ BHYT; tổ chức và quản lý nhà nước về BHYT…
Vì vậy, việc sửa đổi Luật BHYT là cần thiết để khắc phục những khó khăn, vướng mắc để BHYT là công cụ hữu hiệu thực hiện mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn dân theo định hướng công bằng và hiệu quả.
TS. Nguyễn Văn Tiên - nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, về cơ bản chính sách pháp luật BHYT đã đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nhưng cần sửa đổi một số nội dung để tránh ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc sức khoẻ của người dân trong thời gian tới.
Phải bảo đảm cân đối Quỹ BHYT
Qua nghiên cứu, tham khảo Luật BHYT ở một số nước, TS. Nguyễn Văn Tiên gợi ý một số chính sách sửa đổi Luật BHYT theo hướng: sửa đổi toàn diện Luật BHYT; tiếp tục khẳng định thực hiện BHYT toàn dân; mở rộng phạm vi chi trả để sử dụng quỹ có hiệu quả, từng bước đa dạng hóa gói dịch vụ BHYT; có lộ trình và địa chỉ chịu trách nhiệm.
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Văn Nam. |
Trong đó, ông Tiên cho rằng, cần chia theo 5 nhóm vấn đề chính sách: mở rộng diện tham gia BHYT; hoàn thiện quyền lợi người tham gia BHYT; tổ chức cung ứng dịch vụ KCB BHYT; làm tốt quản lý BHYT; quy định cụ thể về phương thức thanh toán.
Để xây dựng Luật BHYT sát với thực tiễn Việt Nam, ông Nguyễn Tất Thao - Phó trưởng Ban Thực hiện chính sách BHYT (Bảo hiểm xã hội - BHXH Việt Nam) kiến nghị, cần phát triển đối tượng và công tác thu BHYT tập trung vào đối tượng tham gia BHYT bền vững, thay đổi phương thức thu BHYT.
Bên cạnh đó, cần tăng chế tài xử phạt đối với hành vi chậm đóng, trốn đóng nhằm đảm bảo công bằng giữa công và tư; xem xét lại chính sách thông tuyến và miễn cùng chi trả chi phí KCB khi tham gia BHYT 5 năm liên tục, có chi phí cùng chi trả lớn hơn 6 tháng lương cơ sở; bổ sung đầy đủ công cụ và phương pháp giám định; thực hiện kiểm soát chi phí thông qua việc giao dự toán chi cho các cơ sở y tế.
Ông Văn Tất Phẩm - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nam đề xuất, sớm sửa đổi Luật BHYT cho phù hợp tình hình hiện tại, để khắc phục các khó khăn, vướng mắc. Đơn cử trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh (KCB) BHYT, chưa thống nhất giữa Bộ Y tế và BHXH Việt Nam, nhất là các văn bản hướng dẫn thực hiện KCB BHYT liên quan đến thanh toán chi phí KCB BHYT, nên giữa cơ sở KCB và cơ quan bảo hiểm xã hội thường xuyên có vướng mắc, khó giải quyết.
Về công tác giám định của cơ quan BHXH, thầy thuốc cần phải có chứng chỉ hành nghề, nhưng giám định viên BHYT lại chưa có quy định cụ thể về tiêu chuẩn, nên giữa cơ sở KCB và bộ phận giám định BHYT thường xuyên có bất đồng trong việc chỉ định điều trị, đặc biệt là các chỉ định về cận lâm sàng.
Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn đề nghị, sửa đổi Luật BHYT phải bảo đảm cân đối Quỹ BHYT đáp ứng yêu cầu KCB; phát huy vai trò y tế cơ sở; cân bằng mức đóng - hưởng, hướng tới việc thực hiện bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân và BHYT toàn dân bền vững./.
Văn Nam
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tàu cá chìm trên vùng biển Côn Đảo làm 10 ngư dân gặp nạn
- ·Tạo hiệu ứng tích cực trong tuyên truyền về xây dựng Đảng
- ·Cử tri kiến nghị chấn chỉnh quảng cáo không lành mạnh, sai sự thật
- ·Kiến nghị xử lý thuế hơn 5.000 tỷ đồng qua thanh, kiểm tra
- ·Chính sách tiền tệ giúp sức xuất khẩu tăng tốc
- ·SG Sagawa Việt Nam được phép mở rộng kho ngoại quan
- ·Dán nhãn năng lượng cho sản phẩm: Lợi đôi đường
- ·Cần Thơ kiến nghị Chính phủ cho mua thóc tạm trữ thay gạo
- ·Chưa nên thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư
- ·Thành phố Thái Nguyên tập huấn chính sách thuế cho 1.350 doanh nghiệp
- ·Chăm lo cho đoàn viên, người lao động có cái tết vui tươi, hạnh phúc
- ·Tỷ giá USD, Euro ngày 20/10: USD giảm nhanh khi lạm phát tăng
- ·Sở Công Thương Cao Bằng: Quản lý tốt để phát triển
- ·Bản tin Chuyển động Hải quan tháng 1/2020
- ·Vụ DN 'đòi nợ' được giải quyết, cao tốc QL45
- ·Bình Dương: Hỗ trợ DN theo chỉ đạo của Thủ tướng
- ·Điện lực chậm ngầm hóa do viễn thông
- ·Đa dạng sinh kế là chìa khóa thích ứng với biến đổi khí hậu tại ĐBSCL
- ·Mức sinh giảm sâu: Hệ lụy và lời giải từ chính sách
- ·Tiền về kho vượt 1,2 triệu tỷ đồng, khó khăn thu ngân sách vẫn tăng