【kết quả bóng đá u20 úc hôm nay】Các gói cứu trợ khổng lồ khiến ECB quan ngại về khả năng trả nợ của Eurozone
Trong báo cáo ổn định tài chính mới nhất, ECB cho biết trong giai đoạn bình thường, các nước Eurozone đều đặt mục tiêu duy trì nợ công dưới 60%. Song ranh giới này đã được nới lỏng trong cuộc khủng hoảng dịch COVID-19.
ECB đánh giá các gói chi tiêu của chính phủ đã giúp giảm nhẹ tác động của COVID-19 và sẽ hỗ trợ phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, ECB cũng dự báo tỷ lệ nợ công của Eurozone trên Tổng sản phẩm (GDP) sẽ tăng từ 7 - 22 điểm phần trăm trong năm nay, khi các chính phủ vay hàng trăm tỷ USD để hỗ trợ kinh tế. Điều này sẽ nâng tổng nợ trên GDP trong khu vực từ 86% lên gần 103%.
Theo ECB, việc mua lại hơn 1.000 tỷ euro (1.100 tỷ USD) trái phiếu trong năm nay đã phần nào giảm bớt quan ngại của các nhà đầu tư về rủi ro nợ tăng. Tuy nhiên, nguy cơ tăng trưởng kinh tế suy giảm và kéo dài hơn dự tính sẽ khiến tỷ lệ nợ công trên GDP khó có thể bền vững, ảnh hưởng đến phần còn lại của nền kinh tế.
Khi đó, thị trường sẽ hoài nghi về giá trị trái phiếu, cũng như khả năng đảm bảo mức tín nhiệm của chính phủ. Mối lo ngại của nhà đầu tư về nguy cơ một số quốc gia thành viên rời Eurozone hoặc sự sụp đổ của khu vực đồng tiền chung này cũng sẽ tăng cao.
Vì vậy, ECB tái khẳng định rằng các nước thành viên của Eurozone cần phối hợp hành động chung để duy trì nợ bền vững tại mỗi quốc gia thành viên. Theo các chuyên gia kinh tế của ECB, việc có thêm trái phiếu từ các thực thể được xếp hạng cao của châu Âu, thay vì vốn quốc gia, sẽ giúp giảm bớt chi phí cho quỹ đầu tư quốc gia, cũng như rủi ro từ nợ công.
Đầu tuần trước, Đức và Pháp đã đề xuất những trọng điểm cho quỹ tái thiết EU trị giá 500 tỷ euro nhằm giải quyết hậu quả về kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra đối với các nền kinh tế khu vực. Theo đề xuất này, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ nhận khoản nợ 500 tỷ euro trên thị trường tài chính để hỗ trợ trực tiếp cho các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi dịch COVID-19.
Với đề xuất trên, Đức và Pháp đã bỏ qua chương trình có tên gọi “trái phiếu corona” vốn gây tranh cãi, thay vào đó đảm bảo nguồn vốn từ các cơ chế tài chính hiện tại của châu Âu. Điều này sẽ đáp ứng nhu cầu từ Italy và các nước Nam Âu khác do không phải tăng thêm gánh nặng nợ quốc gia.
Theo TTXVN
(责任编辑:La liga)
- ·Những điều kiện cần để Logistics trở thành “mạch máu của nền kinh tế”
- ·Con trai bà Nguyễn Phương Hằng viết đơn xin đặt 10 tỷ đồng để mẹ được tại ngoại
- ·Cấp cơ sở phải giải trình cho dân về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- ·Cuốn sách của Tổng Bí thư về phòng, chống tham nhũng: Phòng ngừa từ xa, từ sớm
- ·Hà Nội tặng 2 tỷ đồng cho đội tuyển bóng đá nam Việt Nam
- ·Điều chỉnh mức tiền lương và thu nhập đóng BHXH từ năm 2023
- ·HAGL Agrico lỗ gần 130 tỷ đồng trong quý II
- ·Video highlights Campuchia 5
- ·Apple làm thế nào để trở thành ông lớn trong làng công nghệ
- ·Việt Nam vs Indonesia: Văn Hậu và những điểm nóng AFF Cup 2022
- ·Chưa rõ nguyên nhân khiến cáp quang biển quốc tế AAG bị đứt
- ·Tuyển Việt Nam lo ngại điều gì trước trận bán kết AFF Cup 2022
- ·Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 9/1: Bán kết lượt về AFF Cup
- ·Hải quan Long An: Thu ngân sách đạt gần 22%
- ·Chubb Life Việt Nam được vinh danh tại chương trình ‘Mùa xuân cho em’ lần thứ 18
- ·Dòng vốn ETF vẫn đổ mạnh vào thị trường Việt Nam
- ·Những chính sách mới về bảo hiểm xã hội có hiệu lực từ tháng 2/2023
- ·Triển khai thực hiện nhiệm vụ của Đảng đoàn Quốc hội
- ·Tân Hưng: Trao 2 căn nhà tình nghĩa cho gia đình có công với cách mạng
- ·Cuộc phiêu lưu của Sơn Hà trong mảng bất động sản