【clb bodo glimt】Thị trường trái phiếu chính phủ: Những bước phát triển nhảy vọt
Để làm rõ hơn điều này,ịtrườngtráiphiếuchínhphủNhữngbướcpháttriểnnhảyvọclb bodo glimt phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với bà Phan Thị Thu Hiền, Phó vụ trưởng Vụ Tài chính - Ngân hàng, Bộ Tài chính.
* PV: Không thể phủ nhận sự sôi động của thị trường TPCP năm nay. Tuy nhiên, nếu khẳng định sớm rằng, “năm nay là năm thành công rực rỡ nhất của thị trường trái phiếu từ ngày thành lập đến nay”, thì bà nghĩ thế nào?
Bà Phan Thị Thu Hiền |
- Bà Phan Thị Thu Hiền:Tính đến thời điểm hiện nay (22/9/2016), tổng khối lượng vốn huy động TPCP, TPCP bảo lãnh qua đấu thầu đạt hơn 280,3 nghìn tỷ đồng, trong đó, Kho bạc Nhà nước (KBNN) huy động được 250 nghìn tỷ đồng TPCP, bằng 160% so với cùng kỳ năm 2015. Về kỳ hạn phát hành, khối lượng phát hành TPCP từ 5 năm trở lên chiếm 90% tổng khối lượng phát hành, kỳ hạn 10 năm trở lên đạt 47,334 nghìn tỷ đồng (chiếm 20%), bằng 145% so với cùng kỳ năm 2015.
Trên thị trường thứ cấp, tính đến 22/9, tổng giá trị giao dịch TPCP đạt 1.021 nghìn tỷ đồng, tương đương giá trị giao dịch bình quân phiên khoảng 5.674 tỷ đồng, gấp hơn 1,5 lần cả năm 2015.
Như vậy, xét về khối lượng phát hành và khối lượng giao dịch TPCP, có thể nói kết quả phát hành TPCP năm 2016 đạt cao nhất từ trước đến nay.
Sở dĩ có được kết quả này là do, kinh tế vĩ mô ổn định, thị trường tiền tệ và tỷ giá ổn định, thanh khoản của các tổ chức tín dụng tốt, lãi suất huy động và cho vay trên thị trường tiền tệ đều giảm,… đã hỗ trợ tích cực cho công tác phát hành, giao dịch TPCP.
Đồng thời, trong công tác tổ chức và điều hành thị trường, trên cơ sở khuôn khổ pháp lý về phát hành TPCP được ban hành đầy đủ, đồng bộ, thị trường TPCP đã được tổ chức và vận hành theo thông lệ quốc tế. Theo đó, trên thị trường sơ cấp, TPCP được tập trung phát hành theo phương thức đấu thầu và đăng ký, lưu ký, niêm yết, giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) nhằm tăng tính thanh khoản của trái phiếu. Trên thị trường thứ cấp, hạ tầng công nghệ tổ chức đấu thầu luôn được cải tiến và hoàn thiện, việc áp dụng hệ thống đấu thầu điện tử đã nâng cao hiệu quả công tác phát hành TPCP, giúp thành viên đấu thầu giảm thiểu chi phí môi giới, rút ngắn thời gian tham gia đấu thầu cho cả nhà đầu tư (NĐT), thành viên.
Ngoài ra, ngay từ đầu năm, Bộ Tài chính đã tổ chức tham vấn các thành viên thị trường, trong quá trình triển khai, Bộ Tài chính thường xuyên trao đổi với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các thành viên thị trường để điều hành thị trường TPCP về khối lượng, kỳ hạn, lãi suất một cách phù hợp, hiệu quả, đồng bộ với chính sách tiền tệ. Bên cạnh đó, KBNN đã công bố kế hoạch phát hành và lịch biểu chi tiết để các thành viên thị trường chủ động tham gia đầu tư trên thị trường TPCP.
Cùng với đó, các thành viên đấu thầu TPCP ngày càng hoạt động chuyên nghiệp và hiệu quả, điều này đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thành khối lượng phát hành TPCP tính đến thời điểm hiện nay. Bên cạnh thành viên đấu thầu là các ngân hàng thương mại (NHTM), công ty chứng khoán, sự tham gia ngày càng tích cực của các công ty bảo hiểm, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Bảo hiểm Tiền gửi trên thị trường TPCP đã cho thấy cơ sở NĐT trên thị trường TPCP đã có sự thay đổi theo hướng ngày càng chuyên nghiệp, tăng tỷ lệ đầu tư trung và dài hạn trên thị trường TPCP.
Một phiên đấu thầu TPCP do KBNN phát hành tại HNX |
Tuy đã có những bước phát triển mạnh mẽ nhưng so với các nước trong khu vực, quy mô thị trường TPCP Việt Nam vẫn còn nhỏ, (cuối năm 2015 chiếm 16,18% GDP), chưa tương xứng với tiềm năng phát triển và yêu cầu huy động vốn cho ngân sách nhà nước (NSNN). Do đó, trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ nỗ lực phát triển thị trường TPCP theo Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu đến năm 2020, để tăng khả năng huy động vốn cho NSNN và phát triển thị trường TPCP thành thị trường chuẩn cho thị trường tài chính.
* PV: Một số ý kiến đánh giá rằng, thị trường TPCP đã phát triển theo chiều sâu. Vậy đâu là cơ sở để khẳng định thị trường đã tăng độ sâu?
- Bà Phan Thị Thu Hiền:Thị trường TPCP Việt Nam hình thành từ năm 1990 và bắt đầu phát triển từ năm 2000, trong giai đoạn từ 2011 đến nay thị trường TPCP phát triển mạnh nhằm đảm bảo mục tiêu là kênh huy động vốn hiệu quả cho NSNN. Đến nay thị trường đã phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, thể hiện ở cả thị trường sơ cấp lẫn thứ cấp, đặc biệt là trên thứ cấp.
Trên thứ cấp, với việc thị trường TPCP chuyên biệt đi vào hoạt động từ năm 2009, thị trường thứ cấp đã ngày càng phát triển và từng bước thanh khoản hơn. Đặc biệt trong 9 tháng đầu năm 2016, giá trị giao dịch repo (giao dịch mua bán lại) đã có sự tăng trưởng mạnh so với trước đây. Điều này cho thấy tính thanh khoản của thị trường đã được cải thiện và có sự phát triển về chiều sâu. Hiện tại, giao dịch repo gần ngang bằng giá trị giao dịch outright. Đối với giao dịch của NĐT nước ngoài, xu hướng mua ròng là chủ đạo trong năm 2016, đạt 21,2 nghìn tỷ đồng (tính đến 15/9/2016). Đây là tín hiệu đáng mừng cho thị trường TPCP Việt Nam.
Còn trên sơ cấp, bên cạnh là kênh huy động vốn cho NSNN, thị trường TPCP còn đóng vai trò là thị trường chuẩn cho thị trường tài chính. Theo đó, thị trường TPCP Việt Nam đã từng bước phát triển để đảm nhiệm được cả 2 mục tiêu này. Cơ cấu NĐT trên thị trường có sự thay đổi thông qua các giải pháp mà Bộ Tài chính và các thành viên thị trường đã tích cực triển khai trong thời gian qua như: Tập trung phát triển NĐT dài hạn, cụ thể là phát hành TPCP kỳ hạn 10 năm, 15 năm, 20 năm và 30 năm một cách đều đặn để đáp ứng nhu cầu đầu tư của các công ty bảo hiểm.
Như tôi đã nói ở trên, khối lượng TPCP phát hành có kỳ hạn từ 10 năm trở lên trong năm 2016 đã tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2015. Theo đó, cuối năm 2015 tỷ lệ nắm giữ TPCP của các công ty bảo hiểm tăng từ 13% lên 16% tổng khối lượng TPCP và tỷ lệ nắm giữ TPCP của các NHTM đã giảm từ 80% xuống 77% tổng khối lượng TPCP thể hiện việc tái cơ cấu cơ sở NĐT đã có kết quả ban đầu. Dự kiến trong tháng 10/2016, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phát hành khoảng 7.000 tỷ đồng TPCP kỳ hạn dài cho NĐT nước ngoài là doanh nghiệp bảo hiểm.
Tuy nhiên, quy mô thị trường TPCP Việt Nam vẫn còn nhỏ, để thị trường phát triển một cách toàn diện, đáp ứng yêu cầu huy động vốn cho NSNN cần phải thực hiện rất nhiều giải pháp. Trong đó, vấn đề phát triển cơ sở NĐT cả trên thị trường sơ cấp, thứ cấp cần được chú trọng, trên cơ sở đó sẽ phát triển thị trường TPCP cả về chiều rộng và chiều sâu.
* PV: Một điểm đáng lưu ý là kỳ hạn trái phiếu trúng thầu đã được tăng lên rất nhiều, đặc biệt là không ít lượng trái phiếu 30 năm đã được thị trường hấp thụ. Phải chăng điều đó đang cho thấy sự thay đổi rõ rệt về cơ cấu NĐT tham gia thị trường, thưa bà?
- Bà Phan Thị Thu Hiền:Thông lệ các nước, trong giai đoạn đầu phát triển thị trường TPCP, NĐT tập trung chủ yếu ở các NHTM. Khi nền kinh tế đã phát triển và có nguồn tích lũy dài hạn thì cơ cấu NĐT sẽ chuyển dịch dần từ các NHTM sang các NĐT dài hạn như công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, quỹ hưu trí,....
Đối với thị trường TPCP Việt Nam, trong những năm gần đây, cùng với việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và tổ chức, điều hành thị trường kỳ hạn phát hành bình quân TPCP đã được cải thiện rõ rệt qua đó kéo dài danh mục nợ TPCP, giảm áp lực trả nợ ngắn hạn cho NSNN.
Cụ thể, kỳ hạn phát hành bình quân năm 2015 đạt 7,10 năm, tăng 2,26 năm so với năm 2014 (4,84 năm), tăng 3,48 năm so với 2013 (3,62 năm) và cho đến thời điểm này kỳ hạn phát hành bình quân là 7,49 năm. Đặc biệt, năm 2016 đánh dấu sự thành công trong công tác phát hành TPCP với 90% tổng khối lượng phát hành là TPCP có kỳ hạn từ 5 năm trở lên; cho đến thời điểm này đã hoàn thành kế hoạch phát hành các kỳ hạn 5 năm, 7 năm, 15 năm, 20 năm, 30 năm.
Điều này cho thấy, cơ cấu NĐT trên thị trường trái phiếu đã có sự thay đổi theo hướng ngày càng thu hút sự tham gia của các NĐT dài hạn.
* PV: Xin cảm ơn bà!
Duy Thái (thực hiện)
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Chủ tịch Quốc hội thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Yên Bái
- ·Quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng không khí trong nhà theo tiêu chuẩn
- ·Phú Thọ: Đẩy mạnh thanh kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu
- ·Chung cư mini phải đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn cháy nổ, động đất
- ·Thời tiết hôm nay 4/1: Bắc Bộ lạnh, Trung Bộ mưa rào, Nam Bộ nắng gián đoạn
- ·Khắc phục hạn chế, bất cập về cơ chế phối hợp thanh, kiểm tra nhà nước lĩnh vực TCĐLCL
- ·Quy định về ghi nhãn đối với sản phẩm nông nghiệp hữu cơ
- ·Tăng cường quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói: nền tảng xuất khẩu nông sản bền vững
- ·Bắt nóng nghi phạm cướp tiệm vàng ở Hà Nội ngay khi vừa gây án
- ·Góp ý dự thảo quy chuẩn về an toàn lao động đối với hệ thống lạnh
- ·Thuyền chở 20 người đi câu mực bị chìm trên biển, 1 người tử vong
- ·Ngành công nghiệp tái chế: Hướng đến nền kinh tế tuần hoàn
- ·Lạm dụng các chất phụ gia để kéo dài chu kỳ bảo dưỡng có thể khiến ô tô nhanh hỏng
- ·'Điểm nghẽn' cản trở kết quả nghiên cứu khoa học ra thị trường
- ·Top legislator presents Tet gifts to disadvantaged people, armed forces in Yên Bái
- ·Đánh giá chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng theo phương thức nào?
- ·Phú Thọ: Đẩy mạnh thanh kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu
- ·Hà Nội đề xuất tăng cường các quy chuẩn về phòng cháy chữa cháy
- ·Công an An Giang truy tìm đối tượng nghi siết cổ con gái riêng của vợ
- ·Đào tạo trong doanh nghiệp về phương pháp quản lý chất lượng toàn diện