【ket qua shandong】Gói hỗ trợ phục hồi kinh tế ỳ ạch giải ngân dù doanh nghiệp “đói” vốn
Ngân hàng đẩy mạnh giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ | |
Cấp tốc "bơm vốn" để hỗ trợ doanh nghiệp | |
TS Nguyễn Trí Hiếu: Cần “củ cà rốt” cho ngân hàng khi triển khai gói hỗ trợ 2% lãi suất | |
Phục hồi kinh tế |
Ông Nguyễn Trúc Lê, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) trình bày tham luận |
Hỗ trợ lãi suất giải ngân chưa đến 1%
Phát biểu tại phiên thảo luận chuyên đề về “Thúc đẩy việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động, tạo động lực phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển bền vững” trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế-xã hội Việt Nam năm 2022 diễn ra ngày 18/9, ông Nguyễn Trúc Lê, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) đánh giá: các cơ chế, chính sách hỗ trợ nhóm doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh sau đại dịch đã được Đảng và Nhà nước triển khai liên tục, kịp thời trong thời gian qua.
Tính đến tháng 8/2022, Chính phủ, các bộ, cơ quan đã chủ động, nỗ lực xây dựng và ban hành 15/17 văn bản cụ thể hóa các chính sách tại Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (Chương trình) và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình.
Các cơ chế, chính sách hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đã góp phần không nhỏ trong việc bảo đảm xu hướng phục hồi tính cực của các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước, bảo đảm nguồn cung tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, không phải tất cả các chính sách đều có hiệu quả và tác động nhanh chóng đến doanh nghiệp.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 2/9, giải ngân các chính sách hỗ trợ thuộc Chương trình sơ bộ đạt 55,5 nghìn tỷ đồng, đạt 16% trong tổng gói hỗ trợ là 350 nghìn tỷ đồng. Trong đó, giải ngân lớn nhất trong nhóm chính sách hỗ trợ thuế, chiếm 63% cơ cấu giải ngân. Gói hỗ trợ lãi suất 2% đạt chưa đến 1% cơ cấu giải ngân…
Về khó khăn trong tiếp cận các gói hỗ trợ, ông Nguyễn Trúc Lê nhấn mạnh: doanh nghiệp chưa tiếp cận được thông tin. Doanh nghiệp lớn dễ dàng tiếp cận các chính sách hỗ trợ qua văn bản chính thức, còn doanh nghiệp nhỏ lại tiếp cận thông tin qua kênh phi chính thức.
Bên cạnh đó, đối tượng thụ hưởng khó đáp ứng yêu cầu thủ tục hành chính; thời hạn thực hiện các gói hỗ trợ ngắn, chỉ 3 - 6 tháng. Đối tượng hỗ trợ tập trung vào một số ngành nghề, trong khi nhiều ngành nghề đang thực sự khó khăn vẫn chưa được hỗ trợ kịp thời, trong đó có doanh nghiệp du lịch.
“Với chính sách hỗ trợ lãi suất 2%, hiện nhiều doanh nghiệp không mặn mà vì phải đáp ứng nhiều điều kiện, thủ tục, lo ngại trách nhiệm thanh tra. Chưa kể, nhiều doanh nghiệp chưa có tài sản bảo đảm; các hợp tác xã chưa có giấy phép đăng ký kinh doanh đang là rào cản để được tiếp cận gói hỗ trợ”, ông Lê nhấn mạnh.
Đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
Đề cập sâu tới tiến độ giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2% và việc có hay không tâm lý e ngại của cả ngân hàng và doanh nghiệp, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà cho biết: sau 3 tháng triển khai Nghị định 31/2022/NĐ-CP về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, việc hỗ trợ 2% lãi suất từ ngân sách nhà nước (với 40.000 tỷ đồng trong năm 2022 và 2023), doanh số cho vay hỗ trợ lãi suất mới đạt gần 4.100 tỷ đồng với gần 550 khách hàng.
Số tiền lãi đã hỗ trợ đạt chỉ 1 tỷ đồng, dư nợ được hỗ trợ lãi suất là 3.966 tỷ đồng. Giải thích rõ thêm về các số liệu còn khiêm tốn này, ông Hà nêu rõ: đối tượng hỗ trợ có trường hợp khách hàng hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực. Nếu một trong số đó thuộc diện được hỗ trợ thì có được hưởng gói này không, đó là vấn đề đặt ra.
Nhiều hộ gia đình là khách hàng quen thuộc của ngân hàng nhưng lại không đăng ký kinh doanh thì cũng chưa đủ điều kiện hỗ trợ.
“Về tâm lý, đúng là có sự e ngại của ngân hàng thương mại do gói hỗ trợ lãi suất trước đây cũng có khó khăn nhất định về giải ngân và kiểm toán. Khách hàng cũng e ngại chuyện thanh tra, kiểm toán sau này”, vị này thừa nhận.
Tới đây, Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai tổ công tác liên ngành khảo sát thực tế địa phương để giải đáp thắc mắc; tiếp tục tổ chức hội nghị kết nối doanh nghiệp - ngân hàng; đồng thời phối hợp với các bộ ngành để chỉnh sửa chính sách, thủ tục cần tháo gỡ khó khăn để khách hàng vay được vốn và gói hỗ trợ này được triển khai nhanh hơn.
Toàn cảnh phiên thảo luận chuyên đề “Thúc đẩy thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động” |
Xung quanh câu chuyện hỗ trợ doanh nghiệp, ông Bùi Trung Nghĩa, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh: cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao các chính sách và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, đặc biệt là chính sách về giảm chi phí đầu vào, nguyên liệu sản xuất; giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, chính sách ổn định thị trường giá cả, ngoại tệ…
Tuy vậy, giải ngân các gói hỗ trợ còn chậm. Một phần nguyên nhân do điều kiện, thủ tục phức tạp, trong đó thủ tục vay vốn hỗ trợ lãi suất chưa thực sự phù hợp và chưa đáp ứng nhu cầu. Thời gian tới, VCCI đề xuất cần tập trung hoàn thiện khung khổ pháp lý về đầu tư và kinh doanh.
Theo phản ánh của doanh nghiệp, có tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định, gây điểm nghẽn cho hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, việc xây dựng các dự thảo luật, đặc biệt dự thảo luật có tác động sâu rộng như: đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản cần tham vấn rộng rãi. Hoạt động tiếp thu, giải trình cần minh bạch, chất lượng để tạo niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục giảm chi phí cho doanh nghiệp như các phương án giảm thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu; giảm chi phí tiền điện-đầu vào quan trọng của doanh nghiệp; có biện pháp tháp gỡ khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận khoản vốn vay ưu đãi cho doanh nghiệp.
Theo Phó Chủ tịch VCCI, cần có chương trình hành động cụ thể, thiết thực để nâng cao khả năng tận dụng các Hiệp định thương mại tự do (FTA), qua đó tăng cường các hoạt động xuất nhập khẩu, đáp ứng sản xuất trong nước, xử lý vướng mắc chính sách liên quan quy tắc xuất xứ trong thực hiện các FTA.
Biện pháp được ông Nghĩa đặc biệt nhấn mạnh là đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Thời gian qua, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phục hồi sau đại dịch Covid-19. Đặc biệt, tại Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất (tháng 1/2022), Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài chính, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Gói hỗ trợ có quy mô gần 350 nghìn tỷ đồng, thực hiện trong 2 năm 2022 – 2023. |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Cụ bà suýt mất 900 triệu đồng khi nhận ‘lệnh bắt giam’ qua Zalo
- ·Samsung sẽ mang gì đến sự kiện Unpacked 2023?
- ·Hơn 90.000 nhân viên công nghệ Mỹ bị sa thải năm nay
- ·Cần hướng tới xây dựng chất lượng, hiệu quả của công ty khởi nghiệp sáng tạo
- ·Sóc Bom Bo
- ·Bộ Công Thương “bắt tay” VECOM hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu trực tuyến
- ·Nâng cao năng lực tiếp thu, làm chủ công nghệ của doanh nghiệp
- ·Xuất khẩu thép cuộn thành phẩm Hoà Phát cao nhất từ trước đến nay
- ·Đốt thực bì, cụ ông 74 tuổi bị chết cháy
- ·19 doanh nghiệp FDI tại Tiền Giang đồng loạt “cầu cứu” Thủ tướng
- ·Thị trường xe điện Trung Quốc: Cuộc đua giành thị phần ngày càng khốc liệt
- ·Nhiều tỉnh phía Nam khuyến khích ứng dụng công nghệ dự báo thị trường nông sản
- ·Thiết bị chứa dữ liệu sinh trắc học của quân đội Mỹ bị rao bán trên eBay
- ·Nhật Bản ứng dụng AI chống tin giả
- ·Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/12/2024
- ·MobiFone phải chuyển nhanh sang không gian phát triển mới
- ·Năng suất ngành TT&TT tăng trưởng mạnh
- ·Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Hãy làm cái mới để trở thành xuất sắc
- ·Tình báo Mỹ: 'bom máy tính' qua mặt an ninh sân bay!
- ·Cái giá đắt của ChatGPT