【ngoại hạng ý】Vẫn kiên trì quan điểm xây dựng bảng giá đất hằng năm
Nhiều ý kiến đại biểu băn khoăn về quy định bảng giá đất. |
Ngày 20/6 Bộ Tài nguyên và Môi trường,ẫnkiêntrìquanđiểmxâydựngbảnggiáđấthằngnăngoại hạng ý cơ quan chủ trì soạn thảo dự ánLuật Đất đai sửa đổi đã hoàn thành báo cáo dự kiến một số nội dung tiếp thu, giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ đối với dự án luật này.
Bản báo cáo có dung lượng 170 trang là thông tin phục vụ Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự thảo trong cả ngày 21/6.
Trước đó, thảo luận tại tổ, rất nhiều ý kiến đại biểu băn khoăn về bảng giá đất. Có ý kiến cho rằng cần xem xét quy định bảng giá đất xác định đến vị trí từng thửa đất.
Cơ quan soạn thảo giải thích, tại khoản 2 Điều 159 Dự thảo quy định bảng giá đất được xây dựng theo khu vực, vị trí đã nêu “Đối với nơi có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất thì xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn”.
Việc quy định như trên kế thừa cách thể hiện bảng giá đất hiện hành tránh sự xáo trộn gây khó khăn khi xây dựng bảng giá đất trong bối cảnh các địa phương chưa có đủ cơ sở dữ liệu đất đai để xây dựng giá đất đến từng thửa. Đồng thời, tạo lộ trình tiến tới xác định đến vị trí từng thửa đất khi đảm bảo đủ thông tin, cơ sở dữ liệu số, báo cáo nêu.
Một số ý kiến đề nghị xem xét quy định xây bảng giá đất hàng năm do khó thực hiện hàng năm, đề xuất bảng giá đất xây dựng kéo dài 2-3 năm và điều chỉnh bằng hệ số hoặc bảng giá đất 5 năm có một lần điều chỉnh giữa kỳ, trung bình 2,5 năm có bảng giá đất mới.
Có ý kiến đề nghị điều chỉnh quy định này theo hướng hàng năm Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung áp dụng từ ngày 1/1 của năm sau .
Vị khác cho rằng phải quy định một hệ số điều chỉnh, trường hợp giá đất tăng lên một mức độ nào đấy mới điều chỉnh chứ không phải là cứ biến động là điều chỉnh. Như vậy để cho thống nhất với các địa phương và tính ổn định của bảng giá đất.
Bộ Tài nguyên và môi trường hồi âm, qua tổng kết thi hành Luật Đất đai năm 2013 cho thấy việc ban hành bảng giá đất theo nguyên tắc phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường định kỳ 5 năm một lần, điều chỉnh khi giá đất thị trường có biến động tăng 20% so với giá đất trong bảng giá đất.
Tuy nhiên, trên thực tế rất ít địa phương thực hiện việc điều chỉnh bảng giá đất, dẫn đến bảng giá đất không phản ánh đúng giá đất thị trường (một số địa phương đã phải ban hành hệ số điều chỉnh giá đất từ 3-25 lần bảng giá đất để tính bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất), gây thất thu ngân sách nhà nước.
Tại Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xác định: “Bỏ khung giá đất, có cơ chế, phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường”. Do vậy, Dự thảo quy định bảng giá đất cần phải được ban hành hàng năm để đảm bảo giá đất phù hợp với nguyên tắc thị trường, khắc phục tình trạng bảng giá đất không phản ánh kịp thời giá đất thị trường.
Qua kết quả lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật, có nhiều ý kiến đồng thuận với phương án ban hành bảng giá đất hàng năm. Đồng thời, để các địa phương dễ thực hiện, dự thảo Luật đã bổ sung quy định chuyển tiếp duy trì việc áp dụng bảng giá đất đến hết năm 2025 để các địa phương có đủ thời gian xây dựng bảng giá đất theo quy định mới đảm bảo theo nguyên tắc thị trường và áp dụng từ năm 2026.
Cụ thể: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định Bảng giá đất lần đầu để công bố và thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2026. Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung áp dụng từ ngày 01 tháng 01 của năm đó.
Trường hợp trong năm áp dụng Bảng giá đất cần thiết phải điều chỉnh, bổ sung, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.”
Báo cáo nêu rõ, phương pháp xây dựng bảng giá đất các năm tiếp theo và tỷ lệ biến động cụ thể để tiến hành điều chỉnh bảng giá đất cơ quan soạn thảo xin quy định tại Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai (sửa đổi) nhằm đơn giản quá quy trình, khả thi trong triển khai thực hiện trong thực tiễn.
Về giá đất cụ thể, cơ quan chủ trì soạn thảo cho biết, Dự thảo Luật đã quy định theo hướng Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì xác định giá đất vì đây là cơ quan quản lý đất đai ở địa phương (quy định tại Điều 23). Đồng thời, quy định cơ quan tài chínhcùng cấp là cơ quan chủ trì thẩm định phương án giá đất do cơ quan tài nguyên và môi trường xác định.
Quy định như vậy đảm bảo nguyên tắc “Bảo đảm tính độc lập giữa tổ chức tư vấn, Hội đồng thẩm định bảng giá đất, Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể và cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định giá đất”, phù hợp với phạm vi quản lý nhà nước của các cơ quan, sở ngành - Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định.
(责任编辑:World Cup)
- ·Những cuốn sách cho phép 'trông mặt mà bắt hình dong'
- ·Sabeco bị truy thu gần 2.500 tỷ đồng vì không chia hết lợi nhuận
- ·Game NFT là gì và vì sao trở thành xu hướng lớn đến vậy?
- ·Thêm 2 doanh nghiệp được miễn áp dụng biện pháp tự vệ với tôn màu nhập khẩu
- ·Apple ra mắt ốp lưng kiêm pin dự phòng 25 tiếng cho iPhone 6
- ·Nhẹ gánh nỗi lo cước chuyển vùng quốc tế
- ·Tham gia nền tảng oneSME, nhiều doanh nghiệp nhận quà từ VNPT
- ·Lỗi WhatsApp khiến nhiều người dùng iPhone gặp sự cố
- ·Trưởng Công an TP Thủ Đức làm Phó Giám đốc Công an TP.HCM
- ·Hoạt động ngân hàng khởi sắc nhờ “thiên thời, địa lợi”
- ·Vụ DN 'đòi nợ' được giải quyết, cao tốc QL45
- ·Doanh nghiệp Thái Lan muốn mở rộng giao dịch thương mại, đầu tư vào Việt Nam
- ·Tổng biên tập Báo Nhân Dân: “Cứ mỗi 6
- ·Bảo mật an toàn thông tin trong giao dịch trực tuyến
- ·Ô tô bán tải va chạm với hai xe máy ở TP.HCM, một người tử vong
- ·Người đàn ông lái xe máy kéo lê 1 phụ nữ trên đường
- ·Người Việt vẫn chưa thực sự tin tưởng vào sản phẩm công nghệ Việt Nam
- ·Chuyển đổi số báo chí rất khó khăn, nhưng là quá trình không thể đảo ngược
- ·Huyện Sóc Sơn sẽ cưỡng chế các công trình 'xẻ thịt' đất rừng
- ·Công dân Việt Nam có thể đăng ký tên miền cá nhân .ID.VN từ ngày 7/2/2022