【kq koln】Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 533 triệu USD
Ông Dương Tất Thắng - Cục trưởng Cục Chăn nuôi,átrịngànhchănnuôichiếmtrêkq koln Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) khẳng định, năm 2024 đã đánh dấu những nỗ lực và cố gắng của ngành chăn nuôi trong cuộc chiến chống lại vấn nạn nhập lậu sản phẩm chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh nguy hiểm và đảm bảo an toàn sinh học.
Mặc dù đối diện với nhiều thách thức nhưng giá trị ngành chăn nuôi vẫn chiếm trên 26% GDP và ước giá trị sản xuất chăn nuôi năm 2024 tăng trưởng khoảng 5,4% so với năm 2023, đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng chung của ngành Nông nghiệp.
Năm 2025, sản lượng thịt lợn của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 3%. Ảnh: TL |
Mặc dù còn nhiều trở ngại, song theo báo cáo “Gia súc và gia cầm” năm 2025 của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, sản lượng thịt lợn của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 3%, đạt 3,8 triệu tấn vào năm 2025. Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi khả năng kiểm soát hiệu quả dịch tả lợn châu Phi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quy mô đàn lợn. |
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 533,6 triệu USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó có: 122,9 triệu USD là sữa và sản phẩm từ sữa; 172,1 triệu USD thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật.
Ngoài ra, trong năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 1.700 con lợn sống, tương đương 662 nghìn USD, 1.200 con bò sống; xuất khẩu được 1,05 tỷ USD thức ăn gia súc và nguyên liệu (đầu vào cho hoạt động sản xuất chăn nuôi).
Về thị trường sản phẩm chăn nuôi, Cục Chăn nuôi cho biết thêm, đối với giá lợn hơi xuất chuồng, theo xu hướng tăng khi đến gần thời điểm Tết Dương lịch 2025, hiện nay, giá bán tại trại khu vực tư nhân trên cả nước bình quân dao động từ 65 - 67 nghìn đồng/kg và giá tại trại của các công ty lớn cao hơn 1.000 - 2.000 đồng/kg.
Với giá này, người chăn nuôi đang có lãi, tạo động lực cho người nuôi tái đàn, đây là những yếu tố đã tác động tích cực đến tốc độ tăng trưởng đàn lợn, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Dự báo trong các tháng đầu năm 2025, nhất là, thời điểm các dịp lễ, tết diễn ra và thời điểm sau Tết Nguyên đán 2025, giá lợn hơi trên các vùng miền sẽ tiếp tục theo xu hướng tăng khoảng 3-5% so với mức giá hiện tại.
Tương tự, đối với gà lông màu nuôi công nghiệp, giá theo xu hướng tăng và thời điểm hiện tại, giá bình quân trên 50 nghìn đồng/kg.
Năm 2025 ngành chăn nuôi đặt mục tiêu tăng khoảng 4 - 5%
Ngành chăn nuôi đặt mục tiêu trong năm 2025 giá trị sản xuất toàn ngành tăng khoảng 4 - 5% so với năm 2024; tỷ trọng chăn nuôi trong tổng thể ngành nông nghiệp ước đạt 28 - 30%.
Tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt trên 8,6 triệu tấn, tăng 4,5%; sản lượng thịt lợn hơi đạt trên 5,4 triệu tấn (tăng 5%); sản lượng thịt gia cầm đạt trên 2,53 triệu tấn, tăng 4,2%; sản lượng trứng các loại khoảng 21 tỷ quả, tăng 4%; sản lượng sữa đạt trên 1,25 triệu tấn, tăng 4,8%; sản lượng mật ong 26.000 tấn, tăng 9,2%; sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp quy đổi đạt trên 22 triệu tấn, tăng 2,6%.
Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP. Ảnh: TL |
Lưu ý những nhiệm vụ cần tập trung trong năm 2025, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, trước những yêu cầu ngày càng cao của các thị trường và cạnh tranh khốc liệt, Cục Chăn nuôi, Viện Chăn nuôi… khi xây dựng các công trình nghiên cứu, đề tài, dự án, chương trình phải hướng tới tính mới, bắt kịp xu thế khoa học công nghệ, chuyển đổi số của thế giới thì mới không bị tụt hậu.
Ngành Chăn nuôi cần tích cực phối hợp với các đơn vị, hiệp hội, địa phương, nhất là các đơn vị truyền thông triển khai quyết liệt công tác phòng, chống buôn lậu gia súc, gia cầm, sản phẩm chăn nuôi qua biên giới, tạo không gian thuận lợi cho hoạt động chăn nuôi trong nước phát triển.
“Năm 2025, ngành Chăn nuôi cần tập trung ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng con giống, thức ăn chăn nuôi và an toàn sinh học. Các chính sách cần được truyền thông hiệu quả, đưa vào thực tiễn để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tiếp cận dễ dàng hơn. Việc đầu tư theo chuỗi, phát triển kinh tế tuần hoàn và đổi mới công nghệ, hợp tác quốc tế phải được coi là trọng tâm, với mục tiêu thu hút thêm đối tác nước ngoài, cải thiện thương hiệu và đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Nỗ lực hơn nữa để đưa Việt Nam trở thành “bếp của thế giới” - ông Phùng Đức Tiến nhấn mạnh./.
Năm 2024, lĩnh vực thức ăn chăn nuôi có nhiều thuận lợi như quy mô chăn nuôi lớn, thị trường lớn; thủ tục xuất nhập khẩu khá thuận lợi, thông thoáng; miễn giảm tối đa thuế suất nhập khẩu các mặt hàng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi... |
(责任编辑:La liga)
- ·Chubb Life Việt Nam được vinh danh tại chương trình ‘Mùa xuân cho em’ lần thứ 18
- ·Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Xử phạt 120 triệu đồng doanh nghiệp vi phạm tài nguyên nước và khoáng sản
- ·Thách thức trong phát triển bền vững
- ·Xử lý thuế nguyên liệu tồn đọng của DN bỏ trốn, mất tích
- ·Thủ tướng gặp mặt chúc mừng đội tuyển bóng đá quốc gia
- ·Giải mã nguyên nhân khối ngoại liên tục bán ròng?
- ·HOSE trở lại giao dịch bình thường
- ·Hơn 4.500 doanh nghiệp tham gia Cơ chế một cửa quốc gia
- ·Ô tô Camry lao lên vỉa hè ở Hà Nội, 4 người bị thương
- ·Tháng 4/2021: Thu về 51,49 tỷ đồng qua IPO trên HNX
- ·Duy trì, nhân rộng hơn 570 mô hình học tập và làm theo Bác
- ·Nhà máy xi măng 900 tỉ đồng bị lãng quên hơn 1 thập kỷ
- ·Cổ phiếu CLG sẽ bị hủy niêm yết trên HOSE từ ngày 24/4
- ·Bao giờ dòng vốn ngoại sẽ đảo chiều?
- ·Long An truy điệu, an táng 122 hài cốt liệt sĩ
- ·Phát triển thị trường vốn để thúc đẩy hiệu quả tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước
- ·HLV Hoàng Anh Tuấn dẫn dắt U20 Việt Nam
- ·Vướng mắc khi thực hiện Thông tư 37 của Bộ Công Thương
- ·Nhận định, soi kèo Barbastro vs Barca, 01h00 ngày 5/1: Khách thắng nhẹ
- ·Cổ phiếu SJC và VMI bị hủy niêm yết trên sàn HNX từ ngày 24/6