【tỷ số costa rica】Cân đối nguồn lực cho phục hồi kinh tế
Quốc hội nghe báo cáo giải trình trước khi thông qua các nghị quyết về ngân sách |
Linh hoạt nguồn vốn
Tuần qua,ânđốinguồnlựcchophụchồikinhtếtỷ số costa rica Quốc hội lần lượt bấm nút thông qua các nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2023, dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương năm 2023.
GDP tăng khoảng 6,5%, CPI bình quân khoảng 4,5% là những con số khiến đại biểu còn băn khoăn, nhưng sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, tuyệt đại đa số các đại biểu có mặt đã nhấn nút thuận. GDP, CPI, cùng 13 chỉ tiêu chủ yếu khác đã được Quốc hội thông qua cũng là cơ sở quan trọng để cân đối các nguồn lực khi dự toán và phân bổ ngân sách cho năm tới.
Lùi thời gian bấm nút hai dự thảo nghị quyết về ngân sách từ sáng xuống chiều 11/11 “do còn một số nội dung cần xin ý kiến cấp có thẩm quyền”, đa số đại biểu cũng đã nhấn nút thuận cho phương án “tiêu tiền” được trình. Theo đó, tổng thu ngân sách nhà nước là 1.620.744 tỷ đồng, tổng chi ngân sách nhà nước là 2.076.244 tỷ đồng, mức bội chi ngân sách nhà nước là 455.500 tỷ đồng, tương đương 4,42% GDP. Quốc hội thống nhất tổng mức vay của ngân sách nhà nước là 648.213 tỷ đồng.
Quốc hội cũng đồng ý nhiều nội dung bổ sung, điều chỉnh Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và điều chỉnh Kế hoạch đầu tưcông trung hạn giai đoạn 2021-2025 theo hướng linh hoạt. Chẳng hạn, bổ sung 7.265 tỷ đồng Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn nước ngoài nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho Bộ Giao thông - Vận tải từ nguồn ngân sách trung ương chưa phân bổ.
Số vốn trên để bố trí cho một dự ándo Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chínhViệt Nam làm chủ đầu tư đã được Quốc hội cho phép chuyển từ vốn vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ thành vốn cấp phát ngân sách nhà nước tại Nghị quyết số 63/2022/QH15.
Quốc hội cũng đồng ý bổ sung 31.392 tỷ đồng dự toán chi đầu tư phát triển vốn nước ngoài cho Bộ Giao thông - Vận tải, đồng thời tăng tương ứng bội chi ngân sách nhà nước năm 2022 để bố trí kế hoạch vốn năm 2022 cho 5 dự án. Theo đó, một dự án do Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam làm chủ đầu tư và 4 dự án do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam làm chủ đầu tư đã được Quốc hội cho phép chuyển từ vốn vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ thành vốn cấp phát ngân sách nhà nước tại Nghị quyết số 63/2022/QH15.
Phân bổ vốn của Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội cũng là vấn đề được đại biểu quan tâm trong quá trình thảo luận. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, theo quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15, toàn bộ 176.000 tỷ đồng chi đầu tư phát triển thuộc Chương trình này giải ngân trong 2 năm 2022-2023.
Cụ thể, năm 2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định phân bổ 38.155,353 tỷ đồng cho nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội. Số vốn còn lại 137.844,647 tỷ đồng, Chính phủ đã cân đối đủ trong Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 đang trình Quốc hội quyết định.
Tuy nhiên, việc giao chi tiết toàn bộ kế hoạch đầu tư vốn năm 2023 cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội trước ngày 31/12/2022 là không có khả năng thực hiện được, mà có thể phải kéo dài sang quý I/2023.
Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tập trung quyết liệt hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án, giao tối đa kế hoạch ngay từ những ngày đầu của năm để đến hết năm 2023 có thể giải ngân toàn bộ số vốn thuộc Chương trình.
Sau thời điểm 31/3/2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép xử lý theo hướng, số vốn chưa phân bổ của Kế hoạch đầu tư công trung hạn chuyển vào dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn; số vốn còn lại của Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội không thực hiện phân bổ tiếp.
Không chỉ tính cho năm 2023
Không còn quá nhiều yêu cầu định tính như “đẩy mạnh, tăng cường, phấn đấu”, Nghị quyết về Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 đã hơn một lần sử dụng các cụm từ nhấn mạnh yêu cầu phải giải quyết “ngay lập tức”, “dứt điểm” với một số vấn đề cấp bách.
Đó là, “tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu nhân lực, thuốc, trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế”; hay “khắc phục triệt để, hiệu quả tình trạng ‘sở hữu chéo’, cho vay không tài sản bảo đảm không đúng quy định hoặc tài sản bảo đảm không đúng giá trị, cho vay các doanh nghiệp‘nội bộ’, ‘sân sau’”.
Theo đại biểu Trịnh Xuân An, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội, đó là những việc cần làm ngay. Có những việc như giải quyết tình trạng bất ổn của xăng dầu, thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế, khắc phục càng nhanh càng tốt, chứ không phải chờ đến hết năm 2023.
“Nhưng cũng có những việc phải tạo cơ chế và hoàn thiện thể chế thì mới có thể giải quyết rốt ráo được, không nhất thiết chạy theo thời gian. Vì thế, những yêu cầu nêu tại Nghị quyết không chỉ cho riêng năm 2023, mà cho cả giai đoạn tới”, ông An trao đổi.
Với phân bổ ngân sách, Quốc hội cũng “lo xa”. Theo đó, về nguyên tắc, Quốc hội đồng ý, đối với việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách trung ương giữa các nhiệm vụ, dự án trong nội bộ của từng bộ, cơ quan trung ương và địa phương, thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công.
Trường hợp điều chuyển nội bộ làm thay đổi tổng mức vốn Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 theo ngành, lĩnh vực, báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định. Trường hợp cấp bách, trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội, Chính phủ tổng hợp, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến để thực hiện, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Tương tự, đối với việc thay thế, bổ sung nhiệm vụ, dự án mới vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 so với danh mục Chính phủ đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, Quốc hội cũng cho phép, trường hợp cấp bách, trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi giao vốn, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Quyết định linh hoạt, song Quốc hội cũng nêu rõ yêu cầu Chính phủ tập trung điều hành chính sách tài khóa phù hợp, hiệu quả, bảo đảm mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Chính phủ cũng được giao nhiệm vụ từ năm 2023, xây dựng cơ chế theo dõi số thu thuế của nhà cung cấp nước ngoài kê khai và nộp đối với thu nhập phát sinh sau khi cung cấp hàng hóa dịch vụ phân biệt riêng cho cá nhân và doanh nghiệp tại Việt Nam. Việc này được nêu rõ là để có cơ sở đánh giá, hoàn thiện và bảo đảm chế tài thực hiện chính sách quản lý thuế đối với các nhà cung cấp nước ngoài.
Quốc hội quyết định, từ ngày 1/7/2023, thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng; tăng 12,5% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do ngân sách nhà nước đảm bảo và hỗ trợ thêm đối với người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; tăng mức chuẩn trợ cấp người có công bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn hộ nghèo khu vực thành thị và tăng 20,8% chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.
Lý do không tăng lương từ ngày 1/1/2023 như đề xuất của nhiều đại biểu được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích, đây là thời điểm nhạy cảm, nhu cầu mua sắm sử dụng hàng hóa dịch vụ của người dân và doanh nghiệp tăng mạnh, tạo sức ép lên điều hành giá cả do tâm lý tăng lương đi kèm với tăng giá, gây áp lực đối với việc kiểm soát lạm phát và ảnh hưởng đến đời sống người dân.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Infographics: Phát hành trái phiếu chính phủ đạt 330.376 tỷ đồng trong năm 2024
- ·Quảng Bình: Có nơi mưa rất to, nhiều nơi bị chia cắt, ngập lụt
- ·TP.HCM: Không giao gói thầu mới cho nhà thầu 3 lần vi phạm hồ sơ
- ·Hành khách bàng hoàng phát hiện chuột trên trần cabin máy bay
- ·Lập đoàn kiểm tra vụ xã bán hàng nghìn m3 đất trái quy định
- ·Bắt đầu cấp mã số thuế TNCN cho người phụ thuộc
- ·Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam hút khách trong dịp lễ 30/4
- ·Yêu thần tốc sau khi lên truyền hình, cặp đôi có hôn nhân 'lạ lẫm' vì một điều
- ·Tranh đội tuyển Việt Nam chiến thắng của họa sĩ Thăng Fly gây sốt
- ·Chị chồng tương lai can thiệp quá sâu chuyện gia đình, tôi có nên hoãn đám cưới?
- ·Tuân thủ tự nguyện pháp luật thuế giúp đẩy nhanh quá trình giải quyết hoàn thuế
- ·Năm 2030: Việt Nam sẽ có thêm bao nhiêu kilômét đường cao tốc?
- ·Chỉ số trả nợ của Chính phủ nằm trong giới hạn an toàn
- ·Lương giáo viên: Không nên tăng tràn lan
- ·Thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 có bị ảnh hưởng bởi bão Saola?
- ·Đức trao đổi kinh nghiệm với Việt Nam về tài chính và ngân hàng xanh
- ·Cặp đôi dìu nhau nhảy trên sân khấu 'Bạn muốn hẹn hò' giờ ra sao?
- ·Đã có 50 công trình chung cư khắc phục được vi phạm về phòng cháy chữa cháy
- ·Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt thời điểm bước vào thương vụ kit test
- ·Quảng Bình: Đã tìm thấy thi thể nạn nhân mất tích do mưa lũ
- Giá vàng hôm nay 13/11: Giảm mạnh, mất mốc 2.600 USD/ounce
- Fed tiếp tục giảm lãi suất sẽ tác động thế nào đến Việt Nam?
- 'Để mỗi tổ chức tăng trưởng tín dụng vài chục phần trăm sẽ có rủi ro'
- Giá vàng hôm nay 10/11: Tiếp tục giảm
- Temu, Shein sẽ bị chặn nếu không hoàn thành đăng ký trong tháng 11/2024
- Đấu giá đất Hoài Đức cao nhất 109,3 triệu đồng/m2, gấp gần 15 lần giá khởi điểm
- Giá cà phê hôm nay 8/11: Thế giới tăng, trong nước giảm 1.000 đồng/kg
- Credit Card là gì?
- Thẻ trả trước vô danh là gì?
- Có phải xuất hóa đơn GTGT cho tiền lãi ngân hàng?