会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bang xep hạng c1】Nỗi lo thiếu nước ngọt mùa khô!

【bang xep hạng c1】Nỗi lo thiếu nước ngọt mùa khô

时间:2025-01-13 13:57:16 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:479次

Báo Cà Mau(CMO) Thiếu nước ngọt vào mùa khô, câu chuyện diễn ra khá phổ biến nhiều năm và ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Dù đã nỗ lực bằng nhiều giải pháp nhưng nỗi lo người dân "khát" nước ngọt vào mùa khô chưa thể chấm dứt khi nhiều nơi vẫn chưa khoan được giếng, chưa xây dựng được công trình cấp nước tập trung hay nếu có thì trong tình trạng xuống cấp và hư hỏng.

Với điều kiện tự nhiên dân cư sống thưa thớt, hệ thống sông ngòi chằng chịt, suất đầu tư cao, song, đã có hơn 90,56% hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh và 44,2% theo quy chuẩn QCVN02:2009/BYT là nỗ lực không hề đơn giản.

Nỗ lực đưa nước sạch về nông thôn  

Chỉ cách đây hơn 1 năm, mỗi khi nhắc đến tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô không ai không nghĩ ngay đến người dân xã Biển Bạch và Tân Bằng, huyện Thới Bình. Bởi nơi đây là khu vực được xem thiếu nước ngọt nghiêm trọng nhất tỉnh và kéo dài trong nhiều năm. Vào những tháng mùa khô, có thời điểm xã Biển Bạch có tới 1.400 hộ dân ở 2 bên bờ Ðông và Tây sông Trẹm hàng ngày phải mua nước sử dụng với giá đắt đỏ. Trong đó, đặc biệt ấp Thanh Tùng và Ấp 18, toàn bộ các hộ dân không thể dùng nước giếng khoan do mạch nước ngầm bị nhiễm phèn mặn nặng. Nước ngọt đã trở thành “giấc mơ” của người dân nơi đây hơn 1 năm trước và giờ đây mong ước ấy đã được hiện thực hoá bằng trạm cấp nước tập trung tại xã Tân Bằng.

Trạm cấp nước tập trung xã Tân Bằng được đầu tư hoàn thành và đưa vào khai thác khoảng tháng 4/2017 với mức đầu tư 30,5 tỷ đồng, bằng nguồn vốn ODA của Ngân hàng Thế giới, vốn đối ứng từ ngân sách tỉnh và của các hộ dân được hưởng lợi. Từ khi công trình được đưa vào khai thác đã cấp nước sinh hoạt cho hơn 2.300 hộ dân ở 2 xã Biển Bạch và Tân Bằng.

Toàn tỉnh có khoảng 187.742 hộ đang sử dụng nước giếng khoan riêng lẻ.

Mở vòi tưới những cây mai vàng trước nhà chuẩn bị đón năm mới, ông Nguyễn Văn Hùng, ấp Thanh Tùng, xã Biển Bạch, trầm tư nhớ lại: "Vào thời điểm này của hơn 1 năm trước, tất cả những vật dụng trong nhà từ lu, bồn, xô… đều được chứa đầy nước mưa để cầm cự mấy tháng mùa khô. Còn hiện nay mở vòi là có nước. Hồi đó để đối phó với mùa khô, người dân phải dự trữ nước ngay trong mùa mưa và sử dụng cho ăn uống là chính, mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp cần tới nước ngọt đều tạm gác lại". 

Không chỉ có trạm cấp nước tại xã Tân Bằng, thời gian qua, dù nguồn kinh phí khó khăn nhưng tỉnh đã tranh thủ từ rất nhiều nguồn đầu tư đến 239 công trình cấp nước phục vụ người dân. Và nỗ lực này đã góp phần giúp hơn 90,56% hộ dân vùng nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh.

Tuy nhiên, một thực tế cần được nhìn nhận là hiện nay vẫn còn khá đông người dân vùng nông thôn đang trong tình trạng thiếu nước ngọt để phục vụ sinh hoạt, sản xuất và câu chuyện này chắc chắn sẽ tái diễn vào mùa khô này khi nhiều công trình đang trong tình trạng hư hỏng không còn sử dụng được.

Nguy cơ thiếu nước cao

Hiện nay, số hộ dân đang thiếu và chưa chủ động nước sinh hoạt là 9,44%, tương đương 21.324 hộ. Phó Ban Dân tộc HĐND tỉnh Nguyễn Minh Đương nhận định, đây là con số khá lớn và cần được quan tâm nhiều hơn. Trong số này còn rất nhiều hộ đang trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt thường xuyên, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc nghèo hiện phải sử dụng nước kênh rạch và vào mùa khô phải đi mua nước với giá khá cao.

Theo thống kê sơ bộ của Sở NN&PTNT, hiện toàn tỉnh có hơn 4.500 hộ đang gặp rất nhiều khó khăn về nguồn nước sinh hoạt. Cụ thể như các xã: Khánh Hoà, Khánh Tiến (huyện U Minh) với 500 hộ; Tân Lộc Đông (huyện Thới Bình) với 450 hộ; Khánh Bình Đông, Khánh Bình Tây Bắc, Trần Hợi (huyện Trần Văn Thời) với 1.100 hộ; Hiệp Tùng, Hàng Vịnh (huyện Năm Căn) với 700 hộ; Tân Duyệt, Ngọc Chánh, Quách Phẩm Bắc, Trần Phán (huyện Đầm Dơi) với 600 hộ; Tam Giang Tây (huyện Ngọc Hiển) với 500 hộ; Nguyễn Việt Khái (huyện Phú Tân) với 200 hộ; Lý Văn Lâm và An Xuyên (TP Cà Mau) với 400 hộ.

Trạm cấp nước tập trung xã Tân Bằng được đầu tư hoàn thành và đưa vào khai thác, góp phần cải thiện đời sống người dân.

Cũng theo thống kê, số hộ sử dụng nước từ công trình cấp nước tập trung khoảng 15,9%, tương đương 35.915 hộ, còn lại trên 187.742 hộ đang sử dụng nước giếng khoan riêng lẻ và nước mưa. Ngoài ra, tổng số 239 công trình cấp nước tập trung chỉ có 66 công trình hoạt động tốt, bền vững, còn lại 92 công trình hoạt động trung bình, đặc biệt đã có 81 công trình hoạt động kém hiệu quả hay ngưng hoạt động (44 công trình). Hầu hết số công trình hoạt động trung bình có dấu hiệu xuống cấp và hỏng khá nhiều nhưng hiện không có nguồn kinh phí để duy tu, sửa chữa.

Tiêu biểu như trạm cấp nước tuyến kênh T19, công trình này được đầu tư từ năm 2002, đến nay đã hư hỏng gần như hoàn toàn, tháp nước có thể đổ ngã bất cứ lúc nào, làm ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của người dân. Hệ thống đường ống bị hư hỏng rất nhiều và giếng nước bị nhiễm bẩn không thể sử dụng được... Từ đó, Sở NN&PTNT cũng như một số sở, ngành khác đã thống nhất và đề nghị tháo dỡ tháng 9/2018. Như vậy, việc tháo dỡ trạm nước này đã ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt hàng ngày của hơn 200 hộ dân đang sinh sống tại ấp Vồ Dơi (xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời) và Ấp 13 (xã Khánh An, huyện U Minh) do khu vực này nguồn nước mặt bị nhiễm phèn mặn rất nghiêm trọng, không thể sử dụng. Nước mưa dự trữ đến nay đã cạn kiệt, không đủ để sinh hoạt trong mùa khô năm nay. Từ đó sở đã xin chủ trương đầu tư khẩn cấp và hiện đang xin tạm ứng nguồn vốn đầu tư để đảm bảo nước sinh hoạt cho bà con khu vực này trước Tết Nguyên đán và mùa khô năm nay.

Một số công trình cấp nước nhỏ hoạt động kém hiệu quả hay ngưng hoạt động đa phần thuộc quyền quản lý, vận hành của UBND cấp xã và cộng đồng. Điều này cho thấy, mô hình quản lý vận hành thời gian qua chưa phù hợp. Liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Hải từng nhận định, thời gian qua, tỉnh đã nỗ lực rất nhiều. Tuy nhiên, khó khăn là do bà con sống không tập trung đòi hỏi sức đầu tư rất lớn. Ngoài ra, công tác quản lý còn rất nhiều hạn chế, vấn đề này tỉnh đã có phương án chuyển dần cho đơn vị có chuyên môn để ứng dụng công nghệ vào quản lý, vận hành. Tuy nhiên, việc này không thể làm ngay mà phải có lộ trình và kế hoạch cụ thể. Do đó, trước mắt người dân cần nâng cao ý thức trong việc sử dụng nước hết sức tiết kiệm, hiệu quả cũng như tham gia cùng Nhà nước quản lý các công trình đã được đầu tư./.

Nguyễn Phú

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Thời tiết ảnh hưởng do bão số 1, Hải Phòng và Quảng Ninh cấm biển
  • Danh tướng nào từng từ chối lấy công chúa nhà Nguyên?
  • Cô hiệu phó đứng lớp thay giáo viên xin tiền mua laptop ở TP.HCM
  • Dạy con đánh vần, tập viết, nhiều vợ chồng cãi nhau ỏm tỏi
  • 15 ngày tổng kiểm soát ô tô kinh doanh vận tải, CSGT xử lý 22 nghìn vi phạm
  • Thầy hiệu trưởng nghẹn ngào nhớ về 13 học sinh Làng Nủ tử vong do lũ quét
  • Vừa vào lớp 1, nhiều trẻ ‘vắt chân lên cổ’ học 9
  • Bảo Việt tặng 'Quỹ xe đạp chở ước mơ' cho trẻ em nghèo hiếu học trong gần 20 năm
推荐内容
  • Đại tá Nguyễn Thanh Hà làm Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang
  • Lùm xùm thi lớp 10 ở Thái Bình: Cách chức Giám đốc Sở GD&ĐT
  • Vua Việt nào tay không giết hổ, khiến tướng giặc sợ phát bệnh mà chết?
  • Thầy hiệu trưởng nghẹn ngào nhớ về 13 học sinh Làng Nủ tử vong do lũ quét
  • Apple Watch đời mới sẽ có mặt tròn?
  • Áp lực thành công khiến thần đồng tự tử ở tuổi 31