会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ket qua hang 2 tbn】Hà Đô chuyển sang đầu tư năng lượng khi bất động sản nhiều dang dở!

【ket qua hang 2 tbn】Hà Đô chuyển sang đầu tư năng lượng khi bất động sản nhiều dang dở

时间:2025-01-26 23:03:48 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:704次

Hà Đô chuyển sang đầu tư năng lượng khi bất động sản nhiều dang dở

Quỳnh Chi

Tập đoàn Hà Đô nắm trong tay rất nhiều dự án xây dựng lớn như Hado Charm Villas,àĐôchuyểnsangđầutưnănglượngkhibấtđộngsảnnhiềudangdởket qua hang 2 tbn Hado Green Lane hay Hado Minh Long… đều là các dự án nằm ở vị trí đắc địa của Hà Nội và TP HCM.

Ông trùm bất động sản tập trung toàn lực mảng năng lượng

Mới đây, Tập đoàn Hà Đô (Mã CK: HDG) công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị thông qua phương án phát hành trái phiếu ra công chúng không chuyển đổi, không kèm chứng quyền có tài sản bảo đảm với tổng mệnh giá 250 tỷ đồng.

Toàn bộ số tiền thu được từ đợt phát hành sẽ được dùng để bổ sung nguồn vốn thực hiện dự án Nhà máy điện gió số 7A, tỉnh Ninh Thuận và dự án Nhà máy Thủy điện Đắk Mi 2 tại Quảng Nam. Trước đó, Hà Đô cũng đã phát hành 300 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ, lãi suất 10,5%/năm phục vụ cho dự án 7A.

Như vậy, từ đầu năm đến nay, doanh nghiệp tiến hành huy động tổng cộng 550 tỷ đồng trái phiếu phục vụ đầu tư mảng năng lượng

Tập đoàn Hà Đô hoạt động trong 4 lĩnh vực chính là: bất động sản, năng lượng, xây lắp và thương mại dịch vụ. Riêng mảng năng lượng, doanh nghiệp này bắt đầu tham gia từ năm 2006, tổng công suất phát điện đến nay đạt 200 MW, mỗi năm cung cấp 653 triệu kWh.

Báo cáo năm 2019 ghi nhận mảng năng lượng mới đóng góp 11,2% tổng doanh thu của Hà Đô nhưng chiếm 23% lợi nhuận gộp. Từ năm 2019, đơn vị này đã vận hành nhà máy điện mặt trời đầu tiên lầ Hồng Phong 4.1 - dự án có tổng đầu tư 1.000 tỷ đồng, công suất 48 MWp, cùng 3 nhà máy thủy điện khác đang vận hành là Za Hưng (30 MW), Nậm Pông (39 MW) và Nhạn Hạc (59 MW).

Ngoài ra, đơn vị này đang đầu tư dự án thủy điện Đăk Mi 2 (147 MW), thủy điện Sông Tranh 4 (48 MW), nhà máy điện mặt trời Infra (50 MWp) và điện gió Ninh Thuận 7A (50 MW) dự kiến phát điện thương mại trong năm 2020-2021.

Cuối tháng 10 vừa qua, tập đoàn khánh thành nhà máy điện mặt trời Infra tại Ninh Thuận công suất 50 MWp, tổng mức đầu tư 1.066 tỷ đồng. 

Dự án điện mặt trời Hồng Phong 4 - Bình Thuận. Ảnh: Hà Đô Group.

Có thể nói, cũng giống như các "ông lớn" khác, Tập đoàn Hà Đô đang tập trung dồn tổng lực để phát triển lĩnh vực mới thay vì thế mạnh trước đây là bất động sản.

Mảng kinh doanh chính vẫn nhiều dở dang

Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô tiền thân là xí nghiệp xây dựng Bộ Quốc Phòng, được thành lập từ năm 1990. Năm 2004, doanh nghiệp đã chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần.

Lĩnh vực hoạt động chính của đơn vị này ngoài bất động sản còn có xây dựng công trình dân dụng, giao thông. Hiện Hà Đô sở hữu khoảng 67 ha đất với 11 dự án đã, đang triển khai. Đó đều là những dự án được nằm tại vị trí đắc địa tại Hà Nội và TP HCM.

Theo báo cáo từ Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 của Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô  (Hà Đô Group) thì dự án Hado Charm Villas được xây dựng ở xã An Thượng, Hoài Đức, Hà Nội với quy mô 528 căn hộ, gồm cả khu mua sắm và biệt thự đơn lập, song lập. Trong đó đã có 152 căn hộ được rao bán thành công nhưng do thủ tục pháp lý kéo dài cùng sự đi xuống của thị trường bất động sản kể từ sau năm 2009 khiến dự án bị đình trệ.

Sau khi điều chỉnh lại một số quy hoạch tổng thể dự án, Hà Đô đặt mục tiêu bán ra thị trường 376 căn còn lại trong nửa cuối năm 2020. Nếu bán hết được số căn hộ này, Tập đoàn Hà Đô sẽ có thể tăng doanh thu lên 3.300 tỷ đồng trong giai đoạn 2020-2022.

Một dự án khác của Hà Đô là Hado Centrosa trong 9 tháng đầu năm đã ghi nhận bàn giao 762 căn hộ. Như vậy, tính đến cuối tháng 10, tổng số căn hộ được bàn giao lũy kế là 2.000 căn (tương đương 87% quy mô của dự án). Các căn còn lại được dự kiến bàn giao hết trong quý IV năm 2020.

Dự án Hado Centrosa do Tập đoàn Hà Đô phát triển. 

Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đưa ra nhận định, từ năm 2021, Hado Centrosa sẽ không còn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu doanh thu của tập đoàn. Việc khai thác, cho thuê khu thương mại, văn phòng tại Hado Centrosa cũng đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Bên cạnh những dự án đang xây dựng, tập đoàn này còn hai dự án là Hado Green Lane (Bình An Riverside) và Hado Minh Long mới trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, chuẩn bị làm móng và dự kiến mở bán trong năm 2021. Trong đó, dự án Hado Green Lane tại đương Phạm Thế Hiển, quận 8, TP HCM, có quy mô hơn 2,3 ha. Dự kiến số lượng căn hộ vào khoảng 1.231 căn.

Dự án Hado Minh Long nằm trên đường Kha Vạn Cân, phường Linh Trung, quận Thủ Đức có quy mô 60 căn nhà phố, 20 căn shophouse và 920 căn hộ. Dự án ban đầu thuộc sở hữu của Công ty cổ phần Mua bán nợ Minh Long và đã về tay Hà Đô Group thông qua thương vụ M&A vào cuối năm 2018.

Kết thúc năm 2020, Hà Đô cho biết sẽ tiếp tục chiến lược phát triển 3 ngành nghề mũi nhọn là bất động sản, năng lượng và xây lắp. Tuy nhiên, với mảng bất động sản, công ty sẽ chỉ tập trung vào việc giải quyết các tồn đọng tại các dự án gồm Linh Trung – Thủ Đức, Bình An – Quận 8, 162 Phan Đình Giót – Thanh Xuân, Dịch Vọng, An Thượng…

Tất cả những báo cáo này đã cơ bản phác hoạ nên bức tranh các dự án bất động sản mà Hà Đô đang triển khai. Phần lớn các dự án đều đang dang dở.

Báo cáo kết quả kinh doanh quý III/2020, doanh thu của Hà Đô giảm gần 33% so với cùng kỳ, xuống còn 840 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 187 tỷ đồng, giảm 31,5% so với quý III/2019, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 128 tỷ đồng.

Cùng kết quả kinh doanh thụt lùi, quy mô tổng tài sản của Hà Đô cũng giảm nhẹ gần 2% so với đầu năm xuống gần 13.623 tỷ đồng. Tổng nợ phải trả đến cuối tháng 9 chiếm đến 71% tổng tài sản ở mức 9.706 tỷ đồng. So với các doanh nghiệp cùng hoạt động trong ngành bất động sản - nhóm lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro thì Hà Đô là một trong những doanh nghiệp có dư nợ vay cao vượt trội.