【everton đấu với bournemouth】Tăng năng suất lao động
Năng suất lao động bình quân được xem là chìa khóa của sự phát triển. |
Đây là vấn đề cần được quan tâm,ăngnăngsuấtlaođộeverton đấu với bournemouth bởi năng suất lao động bình quân được xem là chìa khóa của sự phát triển.
Nhằm thu hẹp khoảng cách về năng suất lao động với ASEAN-5, Dự thảo Kế hoạch Phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2021-2025 trình Quốc hội khóa XV xem xét, thông qua vào cuối năm nay đặt mục tiêu, trong giai đoạn 2021-2025, tốc độ tăng năng suất lao động bình quân tối thiểu phải đạt 6,5%/năm.
Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa đến năm 2020 (Quyết định 712/QĐ-TTg, ngày 21/5/2010) đặt ra các nhiệm vụ cụ thể. Theo đó, Nhà nước tạo nền tảng, hỗ trợ nâng cao năng suất và chất lượng; doanh nghiệpđóng vai trò chủ yếu; phát triển nguồn lực cần thiết để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa…; giai đoạn 2011-2015, năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) đóng góp 30% vào tăng trưởng GDP và nâng lên 35% trong giai đoạn 2016-2020.
Nhìn lại 10 năm thực hiện Quyết định 712/QĐ-TTg, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ghi nhận, năng suất lao động bình quân của Việt Nam tăng bình quân 5,11%/năm, cao hơn đáng kể so với mức 3,11% của khu vực ASEAN. TFP đóng góp 32,84% vào tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2011-2015; riêng giai đoạn 2016-2020 đạt 45,72% - vượt rất xa mục tiêu đặt ra.
Song, kết quả kể trên là chưa đủ để Việt Nam có thể san bằng khoảng cách về năng suất lao động bình quân với các nước trong khu vực. Bởi theo tính toán của ILO, năng suất lao động bình quân của Malaysia hiện gấp 7 lần Việt Nam, Trung Quốc gấp 4 lần, Thái Lan gấp 3 lần…
Như vậy, nếu Việt Nam vẫn giữ nguyên tốc độ tăng năng suất lao động bình quân như hiện nay, còn các nước xung quanh “dậm chân tại chỗ”, thì theo báo cáo mới được Tổ chức Năng suất châu Á công bố, phải mất 60 năm nữa, Việt Nam mới đuổi kịp Nhật Bản, mất 40 năm mới theo kịp Malaysia và 10 năm mới theo kịp Thái Lan.
Năng suất lao động bình quân của Việt Nam thấp là do số lao động làm việc ở khu vực có năng suất thấp vô cùng lớn; số lao động trong khu vực phi chính thức nhiều. Đó là chưa kể, 4% lực lượng lao động, chủ yếu là giới trẻ được coi là không sử dụng hết tiềm năng vì bình quân mỗi ngày họ chỉ làm việc 3,5 tiếng.
Trong khi đó, lĩnh vực chế biến - chế tạo được kỳ vọng trở thành đòn bẩy để nâng năng suất lao động bình quân chung toàn xã hội, sau một thời gian tăng trưởng khá cao, đã có dấu hiệu chững lại và đi xuống kể từ năm 2010 vì chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện ưu đãi tối đa đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động (từ 6.000 lao động trở lên) hoặc có doanh thu lớn (trên 20.000 tỷ đồng/năm). Với những ưu đãi này, doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài trong lĩnh vực công nghệ chế biến, chế tạo, kể cả những lĩnh vực đòi hỏi nhiều chất xám, sẽ không đầu tư nhiều cho thiết bị, công nghệ, dây chuyền tiên tiến, hiện đại, mà tập trung sử dụng nguồn lao động thủ công, trình độ không cao, thù lao thấp.
Có lẽ, Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội có thể duy trì được tốc độ tăng năng suất lao động ở mức rất cao như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan… - những nước đã làm được trong giai đoạn đầu mở cửa, hội nhập.
Ngoài những nguyên nhân kể trên, còn có nguyên nhân rất quan trọng nữa là nhiều bộ, ngành, địa phương dường như không mấy quan tâm đến việc tăng năng suất lao động. Đơn cử, Quyết định 712/QĐ-TTg đặt mục tiêu phải xây dựng đội ngũ chuyên gia, cán bộ tư vấn về năng suất và chất lượng; tổ chức, cá nhân hoạt động chuyên nghiệp về năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp. Tuy nhiên, kết thúc Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa đến năm 2020, số chuyên gia, cán bộ tư vấn về năng suất và chất lượng; tổ chức, cá nhân hoạt động chuyên nghiệp về năng suất và chất lượng, dù chưa được thống kê, nhưng chắc chắn rất ít.
Ngoại trừ một số ít nền kinh tế có nguồn dầu mỏ, khí đốt khổng lồ hoặc nằm ở vị trí đắc địa trong vận tải quốc tế, còn tất cả các nền kinh tế khác, muốn thịnh vượng thì không còn cách nào khác là phải tăng năng suất lao động. Chính vì vậy, tăng năng suất lao động là chìa khóa duy nhất giúp kinh tế Việt Nam phát triển bền vững. Và bài toán nâng cao năng suất lao động được đặt ra rất nghiêm túc: giai đoạn 2021-2025, năng suất lao động của Việt Nam phải tăng bình quân 6,5%/năm - mức tăng trưởng có thể nói là rất cao, chỉ thấp hơn mức 7% mà Trung Quốc đạt được trong thời gian vừa qua.
(责任编辑:World Cup)
- ·Choáng ngợp với đại bản doanh hình đĩa bay mới của Apple
- ·Có luật Biểu tình để ổn định an ninh
- ·Ông Trần Quốc Vượng: Đoàn cần đào tạo cán bộ trẻ chất lượng cho Đảng
- ·Để Tiểu vùng Mekong thành điểm đến du lịch của thế giới
- ·Ba người phụ nữ bị xích chân, nhốt trong nhà kho ở Lâm Đồng
- ·Tình hình biển Đông: Trung Quốc giấu tàu ngầm dưới đáy Biển Đông
- ·Việt Nam muốn phát triển ô tô nội, không phải co kéo lợi ích
- ·Tìm thấy mảnh vỡ của máy bay MH370
- ·168 cán bộ TP.HCM được chọn xác minh tài sản, thu nhập
- ·Tình hình Ukraine mới nhất: EU đề xuất miễn thị thực cho Ukraine
- ·Tạm giữ nam thanh niên ở Quảng Trị nghi hiếp dâm bé gái 5 tuổi
- ·Khủng bố IS và những tin tức mới cập nhật ngày 15/4/2016
- ·Tuyên bố Delhi của hội nghị cấp cao kỷ niệm ASEAN
- ·Cháy lớn ở chợ cũ Tân Hội: Bất lực nhìn bà Hỏa cướp trắng 40 kiốt
- ·Qualcomm và Google muốn đưa Android lên xe hơi
- ·100% đại biểu tán thành bầu ông Lê Quốc Phong làm Bí thư thứ nhất
- ·Thu hồi quyết định bổ nhiệm tài xế làm Phó văn phòng
- ·Báo Australia đưa đậm chuyến thăm của Thủ tướng
- ·Sau mưa lớn 2 ngôi nhà ở Quảng Ninh bị sụt lún, hở hàm ếch
- ·Hình ảnh lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào