会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ti so m7】Nhà đầu tư đổ tiền vào trái phiếu doanh nghiệp Mỹ vì tin lãi suất FED đã đạt đỉnh!

【ti so m7】Nhà đầu tư đổ tiền vào trái phiếu doanh nghiệp Mỹ vì tin lãi suất FED đã đạt đỉnh

时间:2025-01-10 21:04:30 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:337次
Nhà đầu tư đổ tiền vào trái phiếu doanh nghiệp Mỹ vì tin lãi suất FED đã đạt đỉnh
Lạm phát hạ nhiệt thúc đẩy các dự đoán FED đã kết thúc chu kỳ tăng lãi suất. Ảnh: Bloomberg

Dòngtiền kỷlục đổ vào trái phiếu doanh nghiệp

Hơn 16 tỷ USD đã đổ vào các quỹ trái phiếu doanh nghiệp trong tháng tính đến ngày 20/11, dữ liệu từ EPFR theo dõi dòng tiền cho thấy, đây đã là dòng vốn vào ròng lớn nhất kể từ tháng 7/2020.

Xu hướng này tập trung chủ yếu vào trái phiếu đầu cơ với 11,4 tỷ USD chảy vào các quỹ đầu tư trái phiếu cấp thấp, lợi suất cao trong tháng này. 5 tỷ USD khác đã được đổ vào các quỹ cấp đầu tư, nơi nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp có chất lượng tốt hơn.

Cuộc họp tháng 11 đánh dấu cuộc họp thứ hai liên tiếp mà FED chọn không tăng lãi suất, thay vào đó, giữ lãi suất quỹ liên bang ổn định ở mức cao nhất trong 22 năm, ở khoảng 5,25-5,5%. Một phần lý do khiến các quan chức thận trọng kéo dài thời gian cho giai đoạn tăng lãi suất trong chiến dịch thắt chặt tiền tệ của ngân hàng trung ương bắt nguồn từ sự bất ổn đang che mờ triển vọng kinh tế.

Dòng vốn chảy vào đáng kể nhấn mạnh lạm phát hạ nhiệt đã thúc đẩy dự đoán FED đã kết thúc chu kỳ tăng lãi suất. Nhu cầu mua trái phiếu được xếp hạng thấp hơn cũng phản ánh niềm tin ngày càng tăng rằng, việc giảm chi phí đi vay sẽ cho phép các công ty mắc nợ cao vượt qua nền kinh tế đang chậm lại mà không khiến tình trạng vỡ nợ gia tăng.

“Chúng tôi đã chứng kiến ​​​​sự thay đổi rất lớn trong tâm lý trên khắp các thị trường” - Will Smith, Giám đốc tín dụng năng suất cao của Mỹ tại AllianceBernstein cho biết. Smith nói thêm, một “cuộc cứu trợ lớn” với trái phiếu chính phủ Mỹ, khi các nhà đầu tư đua nhau chốt đặt cược vào việc giá tiếp tục giảm, đã ảnh hưởng đến trái phiếu doanh nghiệp.

FED đã siết chặt chính sách tiền tệ kể từ tháng 3 năm ngoái, đưa chi phí vay từ gần 0 xuống phạm vi mục tiêu từ 5,25% đến 5,5% nhằm kiềm chế lạm phát. Điều đó đã chuyển thành gánh nặng lãi suất lớn hơn cho các doanh nghiệp Mỹ, đồng thời làm dấy lên mối lo ngại về làn sóng vỡ nợ khi các doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro hơn phải vật lộn để trả nợ. Tuy nhiên, FED đã giữ lãi suất ổn định kể từ tháng 7/2023.

Với số liệu tuyển dụng lao động đã chậm lại cùng lạm phát giảm nhiều hơn dự kiến, các nhà đầu tư đã hạ thấp kỳ vọng của họ về một đợt tăng lãi suất khác của FED trước cuối năm nay, với thị trường tương lai định giá hai lần cắt giảm vào tháng 7/2024 - ngay cả khi ngân hàng trung ương ra tín hiệu có thể cần phải giữ chi phí vay cao hơn trong thời gian dài hơn.

Longại làn sóng mới có thể đảo chiều

Sự thay đổi trong triển vọng lãi suất đã thúc đẩy định giá trái phiếu doanh nghiệp. Dữ liệu của Ice BofA cho thấy, phí bảo hiểm trung bình mà những người đi vay cấp đầu tư ở Mỹ phải trả trên trái phiếu chính phủ Mỹ là 1,17 điểm phần trăm, giảm từ mức 1,3 điểm phần trăm vào thời điểm ngày 1/11. Chênh lệch trái phiếu rủi ro cao đã thu hẹp mạnh hơn, từ 4,47 điểm phần trăm xuống 3,95 điểm phần trăm.

Nhà đầu tư đổ tiền vào trái phiếu doanh nghiệp Mỹ vì tin lãi suất FED đã đạt đỉnh
Hơn 16 tỷ USD đã đổ vào các quỹ trái phiếu doanh nghiệp Mỹ trong tháng tính đến ngày 20/11. Ảnh: Reuters

Dòng vốn vào tháng 11 xuất hiện sau khi các quỹ lợi suất cao phải hứng chịu hơn 18 tỷ USD dòng vốn chảy ra trong năm tính đến ngày 31/10. Một số nhà kinh tế và nhà đầu tư lo ngại, làn sóng mới tràn vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể đảo chiều một lần nữa, nếu chi phí đi vay vẫn ở mức cao trong tương lai gần - giúp đẩy giá trái phiếu xuống và thúc đẩy chênh lệch tín dụng lớn hơn.

Theo kinh tế trưởng Torsten Slok của Apollo, các công ty được xếp hạng thấp nhất trong chỉ số lợi suất cao sẽ dễ bị tổn thương nhất trong kịch bản “cao hơn trong thời gian dài hơn”. Ông nói: “Họ có nhiều đòn bẩy hơn, tỷ lệ bảo hiểm thấp hơn, họ có dòng tiền yếu hơn”, đồng nghĩa với việc tỷ lệ vỡ nợ có thể tiếp tục tăng.

Dòng vốn vào tháng 11 cũng chỉ ra rằng, “con lắc chắc chắn đang đu đưa theo hướng lạm phát đã ở phía sau và mọi thứ đều ổn" - Slok nói thêm. Ông nhấn mạnh: “Vấn đề ở đây là con lắc có thể quay trở lại rất nhanh chóng” nếu một công ty nổi tiếng bị vỡ nợ.

FED khôngvội cắt giảm lãi suất

Trong diễn biến liên quan, các quan chức FED đã tỏ ra không mấy khẩn trương trong việc tăng lãi suất một lần nữa tại cuộc họp gần đây nhất của họ, ngay cả khi họ nhấn mạnh sẵn sàng thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa nếu có các diễn biến mới.

Theo biên bản, tỷ lệ cao hơn có thể là cần thiết “nếu thông tin đến cho thấy tiến độ hướng tới mục tiêu lạm phát của FOMC là không đủ”. Tất cả các quan chức đều nhấn mạnh chính sách cần phải “duy trì quan điểm hạn chế trong một thời gian cho đến khi lạm phát giảm rõ ràng theo hướng mục tiêu của ủy ban”.

Mary Daly - Chủ tịch FED San Francisco, gần đây đã nói rằng việc sớm tuyên bố chiến thắng lạm phát và sau đó phải tăng lãi suất lần nữa sẽ làm tổn hại đến uy tín của ngân hàng trung ương.

Biên bản cuộc họp tháng 11 của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC), cơ quan hoạch định lãi suất của FED, công bố ngày 21/11 xác nhận tất cả các quan chức vẫn cam kết tiến hành “cẩn thận” các quyết định lãi suất trong tương lai, khi họ tranh luận liệu việc siết chặt nền kinh tế có đủ để đưa lạm phát trở lại mức mục tiêu 2% hay không.

Biên bản nhấn mạnh dữ liệu “trong những tháng tới” sẽ làm rõ tiến trình chống lạm phát, với việc FED đang tìm kiếm các dấu hiệu cho thấy nhu cầu từ người tiêu dùng và doanh nghiệp đang giảm bớt và thị trường lao động hạ nhiệt.

Các quan chức FED cũng kết luận trong biên bản rằng tăng trưởng kinh tế sẽ “chậm lại rõ rệt”, sau quý thứ 3 mạnh mẽ đáng ngạc nhiên khi người tiêu dùng chùn bước trước ngân sách ngày càng cạn kiệt và tâm lý tiêu cực về triển vọng kinh tế. Biên bản cũng gợi ý rằng các quan chức nhìn thấy tiềm năng thắt chặt các điều kiện tài chính, đo lường chi phí đi vay của các công ty, để bù đắp cho hành động tiếp theo từ FED - nhưng chỉ khi những điều kiện chặt chẽ đó vẫn tồn tại.

Trong khi đó, đợt phục hồi gần đây của thị trường trái phiếu đã làm giảm lợi suất và giảm chi phí vốn - đồng nghĩa với việc nới lỏng các điều kiện tài chính - thì các nhà hoạch định chính sách của FED lại không tỏ ra lo ngại nhiều do tốc độ lạm phát đang chậm lại.

Cuộc tranh luận chính giữa các nhà hoạch định chính sách kể từ đó đã bắt đầu chuyển sang vấn đề FED sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản vào năm tới khi nào và nhanh như thế nào. Đầu tháng này, Chủ tịch FED Jerome Powell nhấn mạnh FOMC “hiện không nghĩ đến việc cắt giảm lãi suất”.

Các nhà giao dịch trên thị trường tương lai đang đặt cược FED sẽ trì hoãn việc giảm lãi suất cho đến khoảng giữa năm 2024./.

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Dự báo thời tiết hôm nay 6/8: Mưa to nhiều nơi, nguy cơ sạt lở cao
  • Điều tra tiêu cực: Nhà báo nhập vai có phải là tội?
  • Rút nhiều khoản đầu tư cho ASIAD 18
  • Vụ chốt số nước sai vì nghi bị người yêu bỏ: Xí nghiệp nước sạch nói gì?
  • Thêm 2 mái ấm cho người nghèo
  • Sáu người chết trong trận tuyết lở tại đỉnh Everest
  • Cha đẻ Flappy Bird lên sóng trực tiếp từ Sàn chứng khoán New York
  • Trẻ em không đội MBH: Tuyên truyền trước phạt sau
推荐内容
  • Sao Khuê 2017 tôn vinh các sản phẩm công nghệ chất lượng cao
  • Để Việt Nam không bị các nước gây hấn
  • 2 Bộ trưởng Công an Việt
  • Bác sỹ thua kiện Sở Y tế
  • Điều hành xuất khẩu gạo: Cần tăng cường sự phối hợp và trách nhiệm
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Việt Nam đã và sẽ làm hết sức bảo vệ chủ quyền