会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【u19 slovenia】Giải mã nguồn gốc 4 khẩu thần công tại Bảo tàng lịch sử tỉnh!

【u19 slovenia】Giải mã nguồn gốc 4 khẩu thần công tại Bảo tàng lịch sử tỉnh

时间:2025-01-26 05:25:17 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:210次

Tồn nghi từ những họa tiết,ảimãnguồngốckhẩuthầncôngtạiBảotànglịchsửtỉu19 slovenia hoa văn cách điệu

Hiện nay, ngoài Cửu vị thần công được đúc dưới thời vua Gia Long (1803) đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia, Huế vẫn còn giữ được nhiều súng thần công có niên đại khá sớm ở các bảo tàng. Trong đó, đáng chú ý là 4 khẩu súng đúc bằng đồng, có niên đại từ thế kỷ XVII được trục vớt tại cửa biển Thuận An (Huế) vào năm 2007 đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử tỉnh.

Biểu tượng phượng hoàng và các hoa văn họa tiết được trang trí trên các súng thần công

Những khẩu thần công này được chia làm hai cặp, không chỉ có giá trị trên lĩnh vực quân sự, công năng trong chiến đấu, mà còn có giá trị về mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, nghệ thuật, mỹ thuật, kỹ thuật…

Cặp thứ nhất có số đăng ký: 3466/KL 1379. Trọng lượng 230 kg/1 khẩu. Sơ qua về hình dáng, súng hình trụ tròn đầu nhỏ và to dần về phía đuôi. Từ điểm này chia súng thành hai phần: Từ quai súng trở về đuôi (dài 83cm) và từ quai súng trở lên nòng (dài 92cm).

Phần từ quai súng trở lên nòng: Được trang trí thành hai phần hoa văn, phần thứ nhất cách miệng nòng 14 cm là một vòng hoa văn cách điệu (gồm 14 hoa, có thể là hoa cúc) và đối xứng là một vòng hoa văn như vậy nằm ngược lại, được ngăn cách bởi cách một đường gờ nổi chạy quanh nòng súng. Từ đây cách 77cm về phía quai súng là một vòng hoa văn lớn hơn rộng 6cm chạy quanh thân súng được trang trí rất tinh xảo, gồm hình 4 con phượng hoàng phân thành hai cặp châu đầu vào quả cầu lửa, trong tư thế đang nằm trên cành cây thân dây có lá, hoa và quả (giống quả lựu).

Ở phần từ quai súng trở về đuôi khoảng 23cm là một khối gồm 3 vòng hoa văn như là một logo hình oval mà ở giữa là hình chim phượng hoàng trong tư thế đứng vươn cao cổ, dang hai cánh. Quanh phượng hoàng được trang trí bằng hai vòng hoa, lá cách điệu. Có cả hoa cách điệu hình chữ thập - biểu tượng đặc trưng của Kitô giáo và vòng ngoài cùng được trang trí một vòng hoa lớn hơn như là vòng nguyệt quế. Từ hoa văn này trở về đuôi súng 9cm là một lỗ nhỏ dùng để khai hỏa khi bắn. Tiếp đến là phần đuôi súng dài 15cm được cấu tạo theo hình trôn ốc nhỏ dần về sau. Hai mặt bên trụ tròn có khắc chữ Hán: ‘‘Tả thủy đội kiên thuyền’’, ‘‘Hữu thủy kiên thuyền’’ và ‘‘Kiên nhất thập bát cửu’’, ‘‘Kiên nhị thập’’, đây là tên gọi của các đơn vị thuộc thủy quân thời chúa Nguyễn. Theo Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục: ‘‘Tả thủy, Hữu thủy là các đơn vị thuyền thuộc Nội thủy binh của chính dinh Phú Xuân... ’’.

Các ký tự chữ Quốc ngữ được khắc trên các khẩu súng Thần công

Cặp thứ hai có số đăng ký: 3466/KL 1380. Trọng lượng mỗi khẩu là 258 kg. Về kiểu thức, hình dáng, hoa văn trang trí tương tự với cặp thứ nhất. Tuy nhiên ở phần quai súng trở về đuôi được trang trí đa dạng hơn với 4 phần hoa văn. Cách quai về phía đuôi súng 7cm là một hình hoa văn như là một logo, ở đây không phải là chim phượng hoàng mà là Thập giá, biểu tượng đặc trưng của Kitô giáo. Cách biểu tượng này 2cm là một khối hoa văn hình chữ nhật và xung quanh là một đường hoa văn uốn lượn, ở giữa hình chữ nhật là hình một con cừu -  mô típ trang trí phổ biến ở phương Tây, hai bên hình con cừu có các kí tự chữ Latinh. Cách các kí tự này về phía đuôi súng 3cm là một khối hoa văn mà bên ngoài là hình hoa lá cách điệu, bên trong có hình bầu dục có những kí tự chữ Latinh in khắc ngược. Súng cũng có khắc chữ Hán như hai khẩu trên.

Theo các nhà nghiên cứu, đây là tên của vị giáo sĩ người Bồ Đào Nha Jean de la Croix (Joaz da Cruz), có thể vị giáo sĩ này đã đứng tên chịu trách nhiệm để đúc các khẩu thần công cho chúa Nguyễn (ghi năm đúc 1660, tức dưới thời Chúa Nguyễn Phúc Tần (1646 - 1687). Căn cứ vào những mô típ, hoa văn, họa tiết trang trí mang đậm phong cách của phương Tây như biểu tượng thập giá, chim phượng hoàng, con cừu… và một số hoa văn truyền thống của Á Đông như rồng, phượng, hoa cúc… được khắc trên bốn khẩu thần công, nên dù cặp súng thứ nhất không khắc tên người đúc hay năm sản xuất, nhưng về chất liệu đồng và các hoa văn họa tiết trang trí khác thì cả 4 khẩu đều giống nhau, nên cũng có thể cả 4 khẩu thần công này có cùng niên đại thế kỷ XVII. Tuy nhiên về địa điểm để sản xuất những khẩu thần công này cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.

Một số các nhà nghiên cứu nhận định, những khẩu thần công này được sản xuất tại phường Đúc – Huế. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến khác cho rằng, những khẩu thần công này được chúa Nguyễn đặt hàng cho vị giáo sĩ Jean de la Croix và được đúc tại Bồ Đào Nha hay cơ sở xưởng đúc của người Bồ Đào Nha lúc bấy giờ được đặt tại Ma Cao – Trung Quốc, sau đó được đưa lên thuyền buôn chở đến nước ta. Hoặc, những khẩu thần công này được chúa Nguyễn thu được từ các con tàu đắm của các nước phương Tây…

Giải mã

Theo tài liệu Lịch sử Đạo Thiên chúa của tác giả Hồng Lam ghi lại : ‘‘… Chúa Nguyễn hay giao thiệp với người Bồ Đào Nha. Một người nước đó tên là Jean de la Croix năm 1614 (?) đã đến ở gần Huế mở lò đúc súng tại đấy, ngày nay vẫn gọi là Thợ Đúc hay là phường Đúc… ’’.

Trong một tác phẩm khác có tên là ‘‘A History of the Vietnamese” tác giả Taylor viết: “Jean de la Croix có khả năng đúc súng, được vua Miên cho làm quan ở một tỉnh. Năm 1658 bị bắt ở mặt trận Việt - Miên và được đưa về Thuận Hóa làm nghề đúc súng…”.

Đôi chim phượng hoàng đang châu đầu vào quả cầu lửa được khắc trên các khẩu súng Thần công

Căn cứ từ những nguồn sử liệu trên, Jean de la Croix hay João da Cruz được khắc trên các khẩu súng thần công là người Bồ Đào Nha đã giúp chúa Nguyễn ở Đàng Trong mở xưởng đúc vũ khí, đạn dược, phục vụ cho nhu cầu phòng thủ trước các cuộc tấn công của chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, chính là chủ nhân sản xuất ra những khẩu thần công này và địa điểm để sản xuất hay công xưởng đúc lúc bấy giờ cũng chính là phường Đúc – Huế ngày nay.

Trong một công trình nghiên cứu, khi nói về thời điểm Jean de la Croix đến nước ta, tác giả L. Cadière viết: “Joao da Cruz (Jean de la Croix) đến ít lắm cũng trong những năm (1655-1661) thời kỳ có chiến tranh mạnh…”. Như vậy có thể đúng như nhận định của L. Cadière, giáo sĩ Jean de la Croix đến nước ta trong thời kỳ chiến tranh Trịnh - Nguyễn. Thời gian này cũng phù hợp với số liệu khắc trên những khẩu súng thần công năm 1660.

Dẫu vậy, việc phát hiện những khẩu thần công này ở khu vực cửa biển Thuận An (Phú Vang) cũng gợi mở nhiều nghi vấn khác nhau. Có thể những khẩu thần công này đã chìm đắm từ thời các chúa Nguyễn, hay dưới thời vua Tự Đức (1847 – 1883) đã sử dụng những khẩu thần công này để đánh lại sự xâm lược của quân Pháp, khi tàu chiến của Pháp đổ bộ tấn công vào cửa biển Thuận An năm 1883. Trước hỏa lực mạnh của đối phương, tàu chiến của ta đã bị địch đánh chìm và những khẩu thần công được trang bị trên tàu cũng chìm dưới biển từ đó (?!).

Bài, ảnh: NGỌC KIÊM

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Tiếp tục nâng cao tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt
  • VN, Hungary eye comprehensive boost to bilateral relations
  • Journalism contest highlights Party
  • President presents Tết gifts to the needy in Lào Cai
  • Khám phá biệt thự bằng tre độc đáo có độ bền như thép
  • President hosts new Japanese envoy
  • Kerry urges Việt Nam to apply labour, environmental values embedded in TPP
  • President receives newly
推荐内容
  • Clip đoàn xe phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
  • Party chief urges Nam Định to attract more investment
  • Party chief to pay official visit to China this month
  • Cambodian official calls for co
  • Hà Nội tưởng niệm nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ
  • President praises security linkages with Cambodia