【kết quả bings đá】NATO ở đâu trong xung đột Thái Bình Dương ?
Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) liệu có can dự nếu một cuộc xung đột nổ ra tại châu Á - Thái Bình Dương?ởđacircutrongxungđộtThaacuteiBigravenhDươkết quả bings đá
Kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, chức năng phòng thủ tập thể của NATO đã mở rộng ra khỏi biên giới châu Âu đến khu vực Trung Á, cụ thể là cuộc chiến chống khủng bố tại Afghanistan.
Việc NATO can dự vào cuộc chiến Afghanistan dựa trên Điều 5 trong hiệp ước phòng thủ tập thể của khối này. Trước viễn cảnh nổ ra xung đột tại Thái Bình Dương, câu hỏi về vai trò vai trò của NATO đã được đặt ra.
Mục tiêu Trung Quốc ?
Theo tạp chí quân sự Kanwa Asian Defence số tháng 8, tại một cuộc hội thảo do Không quân hoàng gia Anh tài trợ, chiến đấu cơ tàng hình J-20 của Trung Quốc được xem là một trong những mục tiêu giả định. Sự việc này làm dấy lên nghi ngờ về việc NATO hiện xem Trung Quốc là một kẻ thù tiềm tàng.
Vào tháng 4-2013, giữa lúc căng thẳng dâng cao tại bán đảo Triều Tiên, Tổng thư ký NATO Anders Rasmussen đã có chuyến thăm Nhật. Trong chuyến thăm, ông Rasmussen đã thảo luận về tình hình bán đảo Triều Tiên với các quan chức Nhật và tuyên bố nếu Mỹ bị CHDCND Triều Tiên tấn công, NATO sẽ hành động theo Điều 5 của hiệp ước phòng thủ tập thể. Điều này cho thấy có nhiều khả năng NATO sẽ tham gia vào các cuộc xung đột tại châu Á - Thái Bình Dương.
Ông Rasmussen cũng cám ơn Nhật vì những trợ giúp tài chính của Tokyo trong cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan. Ngoài ra, ông cũng ký Tuyên bố chung Nhật - NATO. Theo đó, lần đầu tiên trong lịch sử Nhật sẽ cử đại diện tại NATO.
Trong tuyên bố chung, hai phía đề cao việc hợp tác trong lĩnh vực chống khủng bố, cứu trợ thảm họa, cấm phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và an ninh mạng.
Mặc dù Tổng thư ký NATO không nhắc đến tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật, lập trường của Mỹ về việc này rất rõ ràng. Theo đó, Senkaku/Điếu Ngư thuộc phạm vi hiệp ước an ninh song phương Mỹ - Nhật.
Nếu tranh chấp dẫn đến việc can thiệp quân sự của Mỹ thì Washington có quyền viện đến điều khoản phòng thủ tập thể với NATO. Ngoài ra, Nhật cũng có thể yêu cầu NATO trợ giúp như là sự đền đáp từ việc Tokyo hỗ trợ cuộc chiến ở Afghanistan.
|
Một yếu tố thứ hai có thể dẫn đến việc NATO can thiệp vào châu Á - Thái Bình Dương là vấn đề CHDCND Triều Tiên. Nếu Mỹ bị CHDCND Triều Tiên tấn công, NATO chắc chắn sẽ viện đến điều khoản phòng thủ tập thể và hỗ trợ quân sự cho Mỹ hoặc thậm chí tham gia trực tiếp vào các cuộc tấn công CHDCND Triều Tiên.
Tranh chấp biển Đông
Một cuộc xung đột tiềm tàng khác mà NATO có thể tham gia là tranh chấp biển Đông. Cả Mỹ và Anh đều dính líu đến những tranh chấp tại tuyến đường hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới này.
Anh hiện có Hiệp ước Phòng thủ Ngũ Cường (Five Power Defence Arrangements) với Úc, New Zealand, Malaysia và Singapore về việc tham vấn trong trường hợp nảy sinh mối đe dọa xâm lược hoặc tấn công từ bên ngoài đối với hai quốc gia Đông Nam Á này.
Trong bài phát biểu kêu gọi minh bạch về quốc phòng tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore vào tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Philip Hammond đã đề cập đến Hiệp ước Phòng thủ Ngũ Cường cùng lợi ích hàng hải của Anh tại biển Đông và tuyên bố: “Anh có lợi ích rõ rệt trong việc duy trì ổn định khu vực và đặc biệt là quyền tự do tại các vùng biển trong khu vực”.
Trong phần trả lời câu hỏi, ông Hammon cũng nhắc đến sự chú trọng của Anh với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo đó, ngoài nước Úc, London cũng tăng cường hợp tác với Nhật, Việt Nam và các đối tác trong khu vực.
Ngoài ra, Mỹ cũng là đồng minh hiệp ước với Philippines, một quốc gia Đông Nam Á hiện căng thẳng về tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Tóm lại, Mỹ, Anh, Úc và Nhật có thể sẽ đoàn kết để kiềm chế Trung Quốc trong trường hợp nổ ra xung đột tại biển Đông, theKanwa Asian Defence. Nếu xung đột nổ ra giữa Trung Quốc và hai quốc gia NATO, khối quân sự này hoàn toàn có cơ sở pháp lý để can thiệp vào khu vực.
Mức độ can thiệp
Mức độ can thiệp của NATO có thể sẽ khác nhau trong ba cuộc xung đột tiềm tàng kể trên. Nếu chiến tranh nổ ra trên bán đảo Triều Tiên và Mỹ tham gia, NATO nhiều khả năng sẽ can dự trực tiếp theo tiền lệ từ cuộc chiến Afghanistan. Các máy bay cảnh báo sớm và chiến đấu cơ của NATO có thể cất cánh từ tàu sân bay của Pháp để tấn công trực tiếp vào các mục tiêu CHDCND Triều Tiên.
Hiện tại, có các trở ngại pháp lý bởi NATO chưa thể trực tiếp sử dụng các căn cứ quân sự của Nhật và Hàn Quốc do chưa có hiệp ước về việc này. Tuy nhiên, khả năng một thỏa thuận tương tự được ký kết giữa Nhật và NATO là không thể loại bỏ. Nếu điều này diễn ra, Nhật về bản chất sẽ không khác gì một thành viên NATO nhờ hiệp ước an ninh “dắt dây” với Mỹ.
Ngoài ra, NATO có thể tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình trong trường hợp Mỹ và Hàn Quốc tấn công lên phía bắc, tương tự như vai trò tại Afghanistan.
Trong hai kịch bản còn lại, khi Mỹ và Anh trực tiếp đối đầu với Trung Quốc. NATO nhiều khả năng sẽ cử các hạm đội hải quân đến Viễn Đông nhân danh quyền phòng thủ tập thể. Trong giai đoạn đầu, họ có thể giúp răn đe, cung cấp thông tin cảnh báo sớm, thông tin tình báo cũng như hộ tống hàng không và hàng hải. Mức độ can dự của NATO sẽ tùy thuộc vào mức độ dính líu của Mỹ trong xung đột.
(Theo TNO)
(责任编辑:La liga)
- ·Nhận định, soi kèo Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1: Đòi lại ngôi đầu
- ·Đội hình Quả bóng Vàng xuất sắc nhất: Ai xứng đáng ngang hàng Messi, Ronaldo?
- ·Trực tiếp bóng đá U17 Việt Nam 2
- ·Thực hư thông tin Nguyễn Xuân Son kịp dự AFF Cup 2024
- ·Dự báo thời tiết 1/8: Mưa lớn nhiều nơi, Trung bộ nắng nóng
- ·Tuyển Anh giao nhiệm vụ cực khó, hứa thưởng nóng Tuchel đến 100 tỷ đồng
- ·Xác định 8 trận đấu ở vòng 1/8 cúp Quốc gia 2024/2025
- ·'Thánh Muay' Buakaw chưa chốt được lịch đấu Pacquiao
- ·Tỷ giá hôm nay (6/1): Đồng USD trên thị trường “chợ đen” vẫn tiếp tục tăng
- ·3 cách cầm vợt pickleball chuẩn kỹ thuật, phù hợp cho mọi cú đánh
- ·Thời tiết Hà Nội 25/8: Nắng nóng oi bức xen kẽ mưa giông
- ·HLV Roland: 'Cầu thủ U17 Việt Nam còn trẻ, mong CĐV thông cảm'
- ·Bóng 3 lần đập xà ngang, Man Utd trắng tay rời London
- ·Vì sao tuyệt kỹ Lý Tiểu Long bị đề nghị cấm sử dụng?
- ·Ngày 5/1: Giá cao su trong nước ổn định, sàn giao dịch duy trì mức thấp
- ·Sergio Ramos cổ vũ, 'Bò tót' Topuria đấm lệch hàm cựu vương UFC
- ·U17 Việt Nam 'đá ma' nửa trận có đáng bị chê bai?
- ·Vì sao tuyệt kỹ Lý Tiểu Long bị đề nghị cấm sử dụng?
- ·Xuất cấp hơn 1.128 tấn gạo dự trữ quốc gia cho tỉnh Gia Lai dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt
- ·Ngôi sao bản địa Indonesia thu nhập thua xa Công Phượng, Hoàng Đức