【banthang.tv trực tiếp bóng đá】Đẩy mạnh giám sát và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS
Thời gian qua, ngành y tế đẩy mạnh triển khai nhiều hoạt động phòng, chống HIV/AIDS đến tất cả xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. Trong đó, tập trung giám sát phát hiện ca nhiễm mới và nâng cao chất lượng điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS nhằm giúp người bệnh được chăm sóc nâng cao sức khoẻ, hạn chế tối đa lây nhiễm và số người tử vong do AIDS.
Tại Cà Mau, công tác điều trị bằng thuốc kháng vi-rút ARV cho người nhiễm HIV/AIDS được triển khai từ năm 2005. Ðến nay, toàn tỉnh có 5 phòng khám ngoại trú được đặt tại: Khoa Nhiễm, Bệnh viện Ða khoa tỉnh Cà Mau; Trung tâm Y tế TP Cà Mau; Khoa Nhiễm, Bệnh viện Ða khoa huyện Cái Nước; Trung tâm Y tế huyện Trần Văn Thời và Trại giam K1 Cái Tàu.
Tại đây, bệnh nhân sẽ được tư vấn, chăm sóc và điều trị tốt hơn. Y sĩ Trương Quang đấu, Trung tâm Y tế TP Cà Mau, cho biết: “Phòng khám ngoại trú tại Trung tâm Y tế TP Cà Mau hằng tháng khám và chăm sóc cho bệnh nhân HIV chủ yếu là các bệnh nhiễm trùng cơ hội và cung cấp thuốc ARV định kỳ. Bệnh nhân được quản lý và điều trị tại đây tuân thủ quá trình điều trị khá tốt, không chỉ bệnh nhân trên địa bàn mà bệnh nhân ở các huyện lân cận của tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng cũng đến đây điều trị. Trước khi điều trị cho bệnh nhân, nhân viên y tế tư vấn, hướng dẫn phương pháp điều trị để đạt hiệu quả cao nhất”.
Lấy mẫu máu xét nghiệm cho bệnh nhân đang điều trị tại Phòng khám Ngoại trú, Trung tâm Y tế TP Cà Mau. |
Những bệnh nhân HIV khi được điều trị ARV sẽ giúp làm giảm sự phá huỷ tế bào do vi-rút, giảm tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng cơ hội và nâng cao chất lượng cuộc sống. Do đó, người bệnh cần phải tuân thủ đúng nguyên tắc và phác đồ điều trị. Ngoài ra, việc điều trị sớm bằng thuốc ARV sẽ làm giảm khả năng lây nhiễm HIV qua đường tình dục và lây truyền HIV từ mẹ sang con. Phần lớn những người nhiễm HIV/AIDS đều có những hoàn cảnh rất khó khăn, phải đi làm ăn xa nên trong quá trình điều trị bị gián đoạn, gây khó khăn trong quản lý, điều trị.
Ông Lý Húa, bệnh nhân đang điều trị tại Phòng khám Ngoại trú, Trung tâm Y tế TP Cà Mau, cho biết: “Hằng tháng tôi đều đến phòng khám nhận thuốc và 6 tháng thì đến lấy máu xét nghiệm 1 lần để nhân viên y tế theo dõi bệnh. Theo tôi, kết quả điều trị như thế nào phần lớn là do mình, khi mình sợ kỳ thị, trốn tránh hay uống thuốc bỏ cử sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Do tuân thủ điều trị, uống thuốc đều đặn nên sức khoẻ tôi dần ổn định”.
Hiện nay, hiểu biết về nguy cơ lây nhiễm cũng như việc chăm sóc và điều trị của người nhiễm HIV/AIDS còn hạn chế, một số bệnh nhân khi tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc, điều trị đã muộn, nên hiệu quả điều trị chưa cao. Nhằm hướng đến mục tiêu 90% người nhiễm biết được tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV; 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi-rút ở mức thấp. Với 3 mục tiêu quan trọng này, hầu hết người nhiễm HIV trong cộng đồng đều được phát hiện và điều trị kịp thời.
Bác sĩ Nguyễn Minh Trí, Trưởng Khoa Quản lý điều trị, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Cà Mau, cho biết: “Trong quá trình điều trị, nhân viên y tế sẽ theo dõi sát tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân, đồng thời tuyên truyền giáo dục để bệnh nhân tuân thủ quá trình điều trị. Hiện tại trên địa bàn tỉnh Cà Mau có gần 60% bệnh nhân nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV. Thời gian tới, chúng tôi sẽ củng cố công tác giám sát, theo dõi và điều trị tại các phòng khám ngoại trú trên địa bàn tỉnh, tăng cường tuyên truyền, động viên những đối tượng có nguy cao đến cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm và điều trị kịp thời. Ðến năm 2020 sẽ đạt mục tiêu 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV”.
Hưởng ứng tháng Hành động phòng, chống HIV/AIDS năm 2016, ngành y tế tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng công tác truyền thông phòng, chống HIV/AIDS. Duy trì hoạt động tư vấn, tuyên truyền của đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên đồng đẳng. Ðồng thời, nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị để người nhiễm HIV/AIDS tiếp cận với các dịch vụ điều trị phòng tránh lây nhiễm, nhằm thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và mục tiêu kết thúc đại dịch AIDS tại Việt Nam vào năm 2030./.
Bài và ảnh: Minh Khang
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Ngày 4/1: Giá cà phê, giá tiêu trong nước bất ngờ tăng vọt
- ·Nguyên nhân gây tăng cân, viêm da sau khi khỏi Covid
- ·Cảnh báo biến chứng nguy hiểm khi dùng thuốc nam trị vảy nến
- ·Cảnh báo tình trạng AirTag được dùng vào mục đích theo dõi người dùng
- ·Bộ Thông tin và Truyền thông lên tiếng về lộ trình tắt sóng 2G
- ·Sản phẩm NEOMIL của Công ty Cổ phần Công nghệ Dược phẩm NAFACO: ‘Thổi phồng’ công dụng, chất lượng
- ·Người dùng nên cảnh giác Trà Cam Mộc Slim giảm cân của Công ty Hoàng Gia Phát?
- ·Nhiều loại bệnh cực kỳ nguy hiểm từ thịt lợn có thể truyền sang người nếu chế biến sai
- ·Netflix tới Việt Nam, sôi động truyền hình Internet
- ·Lạng Sơn thu giữ nhiều hộp thuốc tân dược không chứng minh được nguồn gốc nhập khẩu
- ·Tạm đình chỉ công tác trưởng công an xã đánh người dân ở Bình Phước
- ·Thu hồi trứng chocolate Kinder Surprise do nghi nhiễm khuẩn
- ·Suýt mù mắt chỉ sau ít giờ nâng mũi bằng filler ở spa
- ·Tác dụng phụ không mong muốn của nấm linh chi
- ·Ngành Tài chính: Thành công lớn khi vượt thu trong bối cảnh hỗ trợ tối đa cho nền kinh tế
- ·Thuốc Viêm da Bảo Phương bị thu hồi do không đạt chuẩn chất lượng
- ·Thói quen sử dụng tai nghe sai cách có thể khiến 1,1 tỷ người trẻ bị điếc
- ·Phụ nữ mang thai uống saffron 'lợi ít hại nhiều'
- ·Tạm giữ 17 con bạc
- ·Người dùng nên cảnh giác Trà Cam Mộc Slim giảm cân của Công ty Hoàng Gia Phát?