【kết quả tỷ số psg】Chơn Thành bứt phá phát triển nhanh, mạnh mẽ
BPO - Trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta,ơnThagravenhbứtphaacutephaacutettriểnnhanhmạnhmẽkết quả tỷ số psg vai trò lịch sử và sự đóng góp của Đảng bộ, dân và quân tỉnh Bình Phước, trong đó có huyện Chơn Thành đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Kế thừa, phát huy các giá trị lịch sử, truyền thống đấu tranh cách mạng hào hùng; linh hoạt, sáng tạo, quyết tâm trong thời kỳ đổi mới; chủ động thích ứng với phòng, chống dịch trong tình hình mới…, đến nay diện mạo và tiềm lực kinh tế - xã hội của huyện Chơn Thành đã có những chuyển biến tích cực, từng bước khẳng định vị thế là một trong những huyện trọng điểm phát triển công nghiệp của tỉnh.
TÔ THẮM TRUYỀN THỐNG ANH HÙNG
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với 2 huyện Bình Long và Lộc Ninh, Chơn Thành là bàn đạp vững chắc của cách mạng, là mũi tấn công các hướng. Đặc biệt, Chơn Thành là nơi có 2 tuyến quốc lộ 13, 14 đi qua và giao nhau mang tính chiến lược cả về kinh tế lẫn quốc phòng, chế độ ngụy quân, ngụy quyền xem Chơn Thành - Bình Long là một địa điểm trấn giữ Sài Gòn từ xa. Chơn Thành là một căn cứ quân sự của Mỹ - ngụy rất kiên cố. Nơi đây án ngữ lực lượng quân giải phóng ở cửa ngõ Tây Bắc chặn đứng đường 13 trước khi đến Bến Cát, Thủ Dầu Một, là lá chắn thép của cửa ngõ Sài Gòn - Gia Định.
Sau khi ta giải phóng hoàn toàn tỉnh Phước Long, địch ở An Lộc (Bình Long) cố thủ dưới chiến hào. Trong lúc đó, từ ngày 20-3, hai sư đoàn ngụy đã bị ta cầm chân ở Tây Ninh. Không có khả năng tiếp viện cho nhau và biết chắc sẽ bị tiêu diệt, ngày 23-3-1975, địch rút chạy về Chơn Thành kết hợp với bọn ngụy ở Chơn Thành trấn giữ cửa ngõ vùng Tây Bắc Sài Gòn.
Chơn Thành đã và đang khẳng định vị thế một trong những huyện trọng điểm phát triển công nghiệp của tỉnh. Trong ảnh: Một góc Khu công nghiệp Minh Hưng - Hàn Quốc - Ảnh: Phú Quý
Trước diễn biến mới, ngày 20-3-1975, theo chỉ đạo của Bộ Chỉ huy Miền, lực lượng vũ trang tỉnh Bình Phước từ hướng Bù Đốp hành quân xuống bao vây Bình Long để lực lượng Bình Long xuống bao vây Chơn Thành. 20 giờ ngày 23-3-1975, nhận được thông báo của Bộ Chỉ huy Miền về việc trong đêm địch ở Bình Long rút chạy xuống Chơn Thành để tiếp tục xuống Lai Khê, Tỉnh ủy đưa đại đội địa phương huyện Chơn Thành tổ chức bao vây phía Nam, nghi binh là trung đoàn để cầm chân địch. Được tăng cường thêm quân từ Tiểu khu Bình Long, Chi khu An Lộc về, lực lượng địch ở Chơn Thành khá mạnh, gồm 1 liên đoàn biệt động quân, 3 pháo đội, 4 chi đội xe tăng thiết giáp cùng với lính bảo an, dân vệ. Thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị và Thường vụ Trung ương Cục, bộ đội địa phương kết hợp với bộ đội chủ lực mở trận tấn công đánh thẳng vào Chi khu Chơn Thành.
Ta tiếp tục truy quét, bắt thêm một số tên địch và một số khác lần lượt ra đầu thú với cách mạng. Chiều 2-4-1975, Chơn Thành được giải phóng, góp phần cùng quân và dân các tỉnh miền Nam và các binh đoàn chủ lực tiến về giải phóng Sài Gòn, hoàn thành trọn vẹn sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.Thực hiện thế đánh chiến lược, quân ta đánh vào các chốt bảo an ở ấp Chơn Thành 2, Ngọc Lầu, sau đó tiến vào phía Bắc chi khu. Ở phía Đông, ta bắn kìm chân lực lượng biệt động quân đóng ở vườn cao su ngã tư Chơn Thành. Lực lượng đặc công của tỉnh chỉ huy đã nhanh chóng tìm cách khắc phục những bất lợi về địa hình ở phía Tây, tiêu diệt trận địa pháo của liên đoàn biệt động quân bên cạnh Tòa hành chính, sau đó phối hợp với cánh quân phía Đông từ Nha Bích lên, phá cổng chi khu, mở đường cho quân chủ lực và bộ đội tỉnh đánh vào. Ngày 31-3-1975, ta tiếp tục tăng cường thêm lực lượng mở đợt tấn công vào Chi khu Chơn Thành, đến sáng 2-4-1975 địch tháo chạy.
XÂY DỰNG CHƠN THÀNH PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN, BỀN VỮNG
Sau ngày giải phóng, phát huy truyền thống anh hùng, Đảng bộ, chính quyền, dân và quân huyện Chơn Thành đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, tiến hành xây dựng, chỉnh đốn Đảng, củng cố hệ thống chính tri.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Cường và đoàn công tác của tỉnh khảo sát khu đất dự kiến quy hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành - Ảnh: Ngọc Thảo
Trong các nhiệm kỳ, Đảng bộ huyện Chơn Thành đều xác định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, đoàn kết toàn dân; xây dựng huyện trở thành đô thị mới văn minh và từng bước hiện đại; phát triển mạnh về kinh tế; rút ngắn khoảng cách chênh lệch về đời sống và hạ tầng xã hội từ khu vực trung tâm đến các khu vực khác trên địa bàn. Điểm sáng nổi bật là sản xuất công nghiệp xây dựng, dịch vụ, thu ngân sách, kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hoàn thiện, đời sống nhân dân ngày càng phát triển; quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; hệ thống chính trị được tăng cường củng cố, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên được nâng lên. Lấy ví dụ nhiệm kỳ gần nhất (2015-2020) cho thấy những nỗ lực, cố gắng vượt bậc của Chơn Thành khi đã có 16/28 chỉ tiêu vượt và 10/28 chỉ tiêu đạt nghị quyết đại hội đề ra; đặc biệt là công tác phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới và trở thành đô thị loại IV, làm cơ sở để thành lập thị xã Chơn Thành trong thời gian tới.
Làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Chơn Thành ngày 26-2-2022, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Cường đề nghị huyện tiếp tục làm tốt công tác giải phóng mặt bằng để tạo điều kiện tốt nhất cho công nghiệp phát triển, nhất là dự án Becamex - Bình Phước. Đồng thời, phải hết sức coi trọng công tác xây dựng Đảng, trước hết là nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ; chú trọng công tác điều động, luân chuyển cán bộ để ngày càng trưởng thành hơn trong công việc. |
Với quyết tâm chính trị cao, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Chơn Thành nhiệm kỳ 2020-2025 đưa ra mục tiêu cụ thể: …Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng bền vững; chuyển dịch thương mại - dịch vụ theo hướng tích cực, tạo bước đột phá. Trong cơ cấu kinh tế đến năm 2025, huyện phấn đấu công nghiệp - xây dựng chiếm 75%, thương mại - dịch vụ 15%, nông nghiệp 10%. Phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ, Chơn Thành tự cân đối thu, chi ngân sách địa phương.
PHÁT TRIỂN NHANH CÔNG NGHIỆP, ĐÔ THỊ
Chơn Thành là một trong những địa phương đi đầu trong phát triển công nghiệp của tỉnh. Năm đầu mới thành lập (2003), kinh tế của huyện có tỷ trọng nông nghiệp chiếm trên 60%, giá trị sản xuất công nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào các doanh nghiệp quy mô nhỏ. Với nhiều yếu tố thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, cùng sự quan tâm đầu tư của tỉnh, đến nay, huyện Chơn Thành đã có các khu công nghiệp (KCN) lớn đi vào hoạt động như: KCN Minh Hưng - Hàn Quốc, KCN Minh Hưng III, KCN Chơn Thành I, KCN Chơn Thành II và Khu liên hợp công nghiệp và đô thị Becamex - Bình Phước cùng nhiều dự án khác đang trong quá trình đầu tư. Trong tương lai gần, các dự án sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước đến Chơn Thành, với những ngành nghề sản xuất có giá trị kinh tế cao, đóng góp quan trọng vào giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, tác động mạnh mẽ đến sự tăng trưởng kinh tế của huyện và của tỉnh.
Trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng trong quý 1/2022, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh đã được Đảng bộ huyện tập trung triển khai với tinh thần chủ động, sáng tạo, quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp ước thực hiện 6.088 tỷ đồng, đạt 24,78% kế hoạch, bằng 117,6% so với cùng kỳ năm 2021; giá trị sản xuất ngành xây dựng ước thực hiện 562 tỷ đồng, đạt 26,67% kế hoạch, bằng 115,78% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng thu ngân sách ước thực hiện 158,289 tỷ đồng, đạt 19,4% dự toán tỉnh giao và đạt 16,93% dự toán HĐND huyện thông qua… |
Định hướng phát triển đô thị và kế hoạch xây dựng huyện Chơn Thành thành thị xã, huyện đã và đang tập trung nâng cao chất lượng đô thị, phát triển theo mô hình đô thị xanh, đô thị thông minh, phát triển thương mại - dịch vụ, nông nghiệp công nghệ cao, bảo vệ môi trường, tạo diện mạo kiến trúc cảnh quan đô thị và nâng cao chất lượng cuộc sống. Huyện đã xây dựng kế hoạch đầu tư hạ tầng giai đoạn 2021-2025, với khái toán nguồn kinh phí đầu tư hơn 4.929 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn doanh nghiệp (xã hội hóa) khoảng 545,3 tỷ đồng.
47 năm sau giải phóng - một chặng đường đủ dài để minh chứng cho sự chuyển mình mạnh mẽ, bứt tốc, đầy triển vọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị của Đảng bộ huyện Chơn Thành. Đảng bộ, chính quyền, dân, quân trong huyện đang ra sức xây dựng Chơn Thành giàu đẹp, văn minh, phát triển toàn diện và bền vững.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Thanh niên, phụ nữ chung sức xây dựng nông thôn mới
- ·People’s Councils told to improve
- ·Party chief welcomes US Defence Secretary
- ·President pays pre
- ·Ngăn chặn pháo nổ nơi cửa ngõ miền Trung
- ·Thăng admits wrongs, seeks leniency
- ·Interrogation begins in PVN corruption trial
- ·APPF 26 to build on APEC 2017 outcome via parliamentary channel: NA chief
- ·Ngày 3/1: Giá bạc đồng loạt tăng cả thị trường thế giới và trong nước
- ·Parliamentarians prepare for meeting
- ·Vì sao Gen Z ngày càng hờ hững với hẹn hò online?
- ·Deputy PM Minh hosts reception for diplomatic corps
- ·PM leaves Hà Nội for Mekong
- ·Police urged to fight smuggling, fraud
- ·Kiểm tra ma tuý tài xế vụ tai nạn khiến 3 người CLB HAGL tử vong
- ·Former Vinashin chairman investigated
- ·Bình Định urged to make breakthroughs in tourism
- ·Trial for corruption at State
- ·Các nhà mạng chạy đua phủ sóng 4G
- ·Party leader welcomes new Cuban Ambassador