【nice đấu với clermont】Trao đổi về bài viết: “Băn khoăn về một giải mã”
Thực ra,đổivềbàiviếtBănkhoănvềmộtgiảimãnice đấu với clermont nếu ở bình phong miếu cây thị ở làng cổ Phước Tích chỉ có 2 ô hộc mang hình chữ “song hỷ” bình thường thì có thể ít tạo sự tò mò cho “bệnh” nghề nghiệp “đi tìm dấu tích xưa” của tôi. Song ở bình phong này còn có nhiều mảnh sứ cổ hình chữ song hỷ gắn trên cánh chim phụng và trên ô hộc hình chữ song hỷ nên tôi mới mày mò tìm hiểu vì sao trên miếu thờ thần lại có biểu tượng song hỷ. Anh Minh Khiêm băn khoăn cũng đúng thôi, vì hiện nay cái biểu tượng song hỷ ấy được dùng nhiều trong hôn lễ. Thậm chí, bây giờ trên từng quả cau nho nhỏ trong mâm lễ cưới, lễ hỏi cũng có dán biểu tượng song hỷ. Và, biểu tượng này ai cũng chấp nhận là nó phát sinh từ tích truyện Vương An Thạch như tôi đã trình bày trong bài viết. Vậy “giải mã” biểu tượng này để nói về chuyện cầu mong đỗ đạt và hôn nhân gia đình ở làng cổ Phước Tích có khiên cưỡng không? Riêng tôi cho rằng, nó không hề khiên cưỡng như anh Minh Khiêm băn khoăn.
Ngày xưa, ước mơ của đa số sĩ tử là mong được thi đỗ để được ra làm quan và sau đó… cưới vợ (thời đó, chủ yếu là nam giới đi thi). Sau này, nói chính xác hơn là lập gia đình vì nữ giới cũng tham gia học hành thi cử. Người ta thường ví von thi đỗ là “đại đăng khoa”, còn lập gia đình là “tiểu đăng khoa”. Nếu đạt cả hai mới là trọn vẹn, là thành đạt. Có người giải thích rằng: Thi đỗ là “đăng khoa” còn sau khi thi đỗ (thường là phải đỗ trạng nguyên hay tiến sĩ), được vua gả con gái (công chúa) được gọi là “phò mã gia” mới là “đại đăng khoa”. Lý giải này cũng không sai, vì “đăng khoa” là thi đỗ. Bởi vậy, mới có sách “đăng khoa lục” chép tên những người thi đỗ dưới thời phong kiến.
Nghiên cứu về văn hóa làng cổ Phước Tích cũng gặp nhiều điều kỳ thú. Đặc biệt là việc học. Ngay ngôi nhà đầu tiên ở ngõ rẽ vào miếu cây thị có treo bức hoành phi lớn với 4 chữ: “Tú tài đăng khoa” để tôn vinh về một người thi đỗ tú tài sớm trong gia đình. Có bức bình phong của một nhà thờ họ trong làng gắn những mảnh sứ cổ ghi các câu trong sách Luận Ngữ (sách ghi những câu nói của Khổng Tử). Tôi cho rằng, bình phong miếu cây thị với ô hộc hình chữ song hỷ, những mảnh sứ có chữ song hỷ, hay những mảnh sứ chứa đựng nội dung những câu nói của Khổng Tử ở làng cổ Phước Tích không phải là việc làm vô tình của người xưa, mà nó có chủ ý liên quan đến việc học hành, đỗ đạt của con em trong làng. Nó chính là những biểu tượng xã hội của người dân làng Phước Tích.
Còn vấn đề anh Minh Khiêm nêu: “Hay là chữ “song hỷ” kia nói lên nữ thần mang lại niềm vui cho hai dân tộc Việt và Chăm khi người Việt vào đây lập nghiệp?”. Riêng tôi, tôi không đồng tình với lý giải này. Mong được nghe ý kiến của bạn đọc. Một lần nữa, xin cảm ơn anh Minh Khiêm, bạn đọc và tòa soạn báo Thừa Thiên Huế.
Nguyễn Thế
(责任编辑:La liga)
- ·Hà Nội tiếp tục dẫn đầu thế giới về ô nhiễm không khí
- ·Cảnh báo hàng loạt fanpage quảng cáo sản phẩm dạ dày Mộc Thảo trái pháp luật?
- ·Phương pháp mới: Chế tạo da giả bền vững từ nấm mốc thân thiện với môi trường
- ·Bổ sung 'thuốc bổ' trong dịch Covid
- ·Ô tô bán tải va chạm với hai xe máy ở TP.HCM, một người tử vong
- ·Cẩn trọng bị nhiễm độc khi sử dụng túi ni lông, hộp xốp đựng thực phẩm nóng
- ·Tạo thời cơ mới giúp thị trường bảo hiểm phát triển chất lượng
- ·Giảm cân bằng cà phê, một người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu gấp
- ·Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 2025: Triển vọng tích cực
- ·Mắc viêm âm đạo do thói quen vệ sinh sai cách
- ·Bộ Công Thương đề xuất phương án tinh gọn bộ máy, giảm gần 18% đầu mối
- ·Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Res
- ·Ham rẻ mua tivi giảm giá sâu coi chừng dính hàng lỗi, mất tiền oan
- ·Nguy kịch khi bị sốt do mò cắn
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nắng nóng, các ngày sau mưa lớn
- ·Thức ăn chế biến từ côn trùng
- ·Tác hại khi dùng quá nhiều kem đánh răng cho mỗi lần
- ·Nam Định thu giữ lượng lớn phụ kiện thiết bị nhà vệ sinh, nhà bếp không rõ nguồn gốc
- ·Ngày 3/1: Giá thép Trung Quốc dứt đà tăng, nhập khẩu quặng sắt dự báo cao kỷ lục
- ·Loạn thuốc bổ hậu Covid