【giải bóng đá quốc gia pháp】Vài nét về đại lễ Phật đản Vesak 2014
Ngày 8-5-2014,i ngiải bóng đá quốc gia pháp tại Trung tâm Hội nghị quốc tế chùa Bái Đính (tỉnh Ninh Bình) đã diễn ra lễ khai mạc đại lễ Phật đản Vesak Liên hiệp quốc 2014 (đại lễ Vesak 2014) với sự tham dự của gần 2.000 đại biểu quốc tế đến từ 95 quốc gia, vùng lãnh thổ và hơn 20 ngàn phật tử trong, ngoài nước. Chủ đề của đại lễ Vesak 2014 là “Phật giáo góp phần thực hiện thành tựu các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc”. Chủ đề do nước chủ nhà Việt Nam đề xuất, nhằm khẳng định tín đồ Phật giáo Việt Nam cũng như toàn thế giới mong muốn xây dựng một thế giới hòa bình, an lạc, hạnh phúc cho tất cả mọi người, vì một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Vesak là gì?
Vesak là tiếng Sinhalese của người dân đảo quốc Sri Lanka (Tích Lan), tiếng Pali là Vesakha, tiếng Phạn (Sanskrit) là Vaisakha, là tháng theo lịch Ấn Độ. Đó cũng là tháng đầu trong năm của lịch nước Nepal. Từ xa xưa, đại lễ Vesak hay còn gọi là lễ Tam hợp (Phật đản sinh, Phật thành đạo và Phật Niết bàn - là ngày lễ kỷ niệm 3 sự kiện quan trọng trong cuộc đời của đức Phật Thích Ca Mâu Ni), đã được tổ chức tại các quốc gia Phật giáo theo truyền thống Nam truyền, bắt đầu từ Sri Lanka, sau đó truyền sang Miến Điện, Thái Lan, Lào... Trong khi đó, một số quốc gia theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền, như Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản, thường cử hành ba dịp trọng đại trên vào ba ngày khác nhau trong năm. Tuy nhiên, ngày rằm tháng 4 âm lịch được xem là ngày lễ Phật giáo trọng đại nhất và đã được các lãnh đạo Phật giáo chấp nhận trong kỳ Đại hội Phật giáo thế giới lần thứ VI vào năm 1961. Riêng tại Việt Nam, trước năm 1964 các chùa và Hội Phật giáo đều tổ chức lễ Phật đản vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch. Khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất ra đời quyết định tổ chức Lễ Phật đản vào ngày rằm tháng 4 âm lịch theo quy định chung của Đại hội Liên hữu Phật giáo thế giới lần thứ nhất năm 1950 họp tại Tích Lan và lần thứ 3 năm 1952 họp tại Nhật. Từ đó đến nay, Phật giáo Việt Nam đều lấy ngày rằm tháng 4 âm lịch làm đại lễ Phật đản.
Ý nghĩa của đại lễ Vesak
Ngày 15-12-1999, Đại hội đồng Liên hiệp quốc (khóa 54) đã chính thức công nhận đại lễ Phật đản là đại lễ Vesak Liên hiệp quốc và thời gian tổ chức vào tháng 5 dương lịch. Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc là một lễ hội Phật giáo, là sự kiện thường niên có quy mô lớn nhất trong hệ thống các lễ hội Phật giáo trên thế giới. Lễ hội năm 2014 là lần thứ 11 được tổ chức lồng ghép cùng với Hội thảo Phật giáo quốc tế do Việt Nam đăng cai. Đến dự đại lễ Vesak 2014 và Hội thảo Phật giáo quốc tế có hàng chục ngàn người tham dự, trong đó có lãnh đạo các giáo hội, hệ phái Phật giáo, các giáo sư, tiến sĩ, học giả Phật giáo cũng như các phật tử đến từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới cùng đồng bào, phật tử và nhân dân trong nước.
Phật tử dự đại lễ Vesak 2014 tại chùa Bái Đính - Ảnh internet
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Cơ quan hải quan nỗ lực giúp doanh nghiệp nâng mức độ tuân thủ
- ·Ta có thật là người thương?
- ·10 triệu USD bảo tồn các loài quý hiếm tại Việt Nam
- ·Tập trung tái cấu trúc công ty chứng khoán
- ·Đồng won Hàn Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong gần 16 năm
- ·Mèo làm đổ gương, cô gái đang nằm ngủ có hành động nhanh như điện
- ·Bộ trưởng Vương Đình Huệ tiếp Tổng giám đốc KPMG Việt Nam
- ·Cân nhắc giảm thuế nhập khẩu gas
- ·Hàm Rồng sẵn sàng cho đại hội điểm
- ·Bí kíp giữ nhan sắc ‘trẻ hơn tuổi thật’ của các hotgirl
- ·Nhận định, soi kèo Estrela Amadora vs Estoril Praia, 03h30 ngày 6/1: Vị khách yếu bóng vía
- ·8.311 phương tiện bị xử lý vi phạm qua dữ liệu hộp đen
- ·Công an Thừa Thiên
- ·Các tỉnh từ Nghệ An đến Ninh Thuận chủ động phòng tránh mưa lũ
- ·Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ bị tin tặc tấn công?
- ·Gõ cửa thăm nhà tập 189: ‘Soái ca đến muộn’ tiết lộ thuở mới vào nghề bị gạ tình
- ·Tháng 7, Hà Nội sẽ trình đề án hạn chế phương tiện cá nhân
- ·Hà Nội: Thưởng Tết Nguyên đán cao nhất là 205 triệu đồng
- ·Vietlott tăng trưởng vượt bậc năm 2024, sẻ chia nhiều cơ hội tốt hơn đến cộng đồng
- ·Cây bồ đề hàng trăm tuổi ôm kín ngôi mộ vị thiền sư ở chùa