【xem tỷ số ngoại hạng anh】Đà Nẵng hướng đến trung tâm tài chính khu vực
Từ vai trò dẫn dắt
Đà Nẵng nằm ở điểm giữa của đất nước. Từ Đà Nẵng,ĐàNẵnghướngđếntrungtâmtàichínhkhuvựxem tỷ số ngoại hạng anh chỉ mất khoảng 3 giờ bay là đến các nền kinh tếnăng động ở châu Á. Hiện có hàng trăm chuyến bay quốc tế kết nối 35 thành phố của 9 quốc gia, vùng lãnh thổ với Đà Nẵng. Dự kiến đến năm 2030, sân bay Đà Nẵng sẽ được mở rộng với công suất đạt khoảng 30 triệu lượt khách/năm.
Là trung tâm của Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung với tốc độ tăng trưởng và quy mô GRDP/đầu người thuộc nhóm cao nhất cả nước, Đà Nẵng không chỉ là thành phố có môi trường sống an toàn, ổn định, mà còn là trung tâm giáo dục - đào tạo ở miền Trung và đã hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định, xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm kinh tế - xã hội của cả nước và khu vực, trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính.
Trước đó, tháng 3/2021, Thủ tướng Chính phủ cho phép nghiên cứu, lập Đề án Xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm tài chính khu vực. Dấu mốc này mở ra cơ hội rất tốt để cộng đồng doanh nghiệpĐà Nẵng và miền Trung tiếp cận nguồn vốn, đổi mới sáng tạo, phát triển mạnh mẽ hơn, tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế Đà Nẵng.
Ý tưởng xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm tài chính khu vực đã được ấp ủ từ lâu. Song, để điều này trở thành hiện thực, Đà Nẵng còn nhiều việc phải làm, như hoàn thiện hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực... Bên cạnh đó, cần có những chính sách đặc thù để thu hút các nhà đầu tư.
Theo TS. Huỳnh Huy Hòa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, trung tâm tài chính Đà Nẵng sẽ có những điểm khác biệt so với TP.HCM.
Cụ thể, Đà Nẵng sẽ không dựa vào các trụ cột tài chính quốc gia và phát triển các sở giao dịch hàng hóa để phát triển thị trường hàng hóa, phái sinh, thị trường mua bán - sáp nhập doanh nghiệp…, mà sẽ phát triển dịch vụ offshore (hoạt động ra nước ngoài), kết nối dịch vụ công nghệ tài chính (fintech) và tài trợ khởi nghiệp trong các lĩnh vực kinh doanh về cung ứng dịch vụ hỗ trợ tài chính, tiện ích vui chơi - giải trí cao cấp khác…
Đến động lực cho kinh tế bứt phá
Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 3/11/2022 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng chia sẻ, Nghị quyết số 26 đã nêu ra 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, trong đó, Đà Nẵng đóng vai trò trung tâm của nhiều ngành, lĩnh vực và nhiệm vụ rất quan trọng là xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính quy mô khu vực.
“Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Đà Nẵng đã chủ động, tích cực phối hợp với các bộ, ngành, chuyên gia trong và ngoài nước hoàn thiện Đề án Xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm tài chính khu vực, trình Chính phủ xem xét”, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng thông tin.
Theo Thành ủy Đà Nẵng, giai đoạn 2022 - 2023, sẽ hoàn thiện Đề án trình Chính phủ phê duyệt; báo cáo Bộ Chính trị cho chủ trương, định hướng, trên cơ sở đó trình Quốc hội xem xét ban hành nghị quyết về phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Giai đoạn 2023 - 2024, lựa chọn nhà đầu tư chiến lược phát triển trung tâm tài chính; đề xuất cơ chế thành lập hội đồng phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam để thực hiện chức năng quản lý, giám sát.
Giai đoạn 2024 - 2030, phát triển hạ tầng trung tâm tài chính (hạ tầng cứng và hạ tầng mềm); thu hút các định chế tài chính quốc tế, công ty công nghệ có ảnh hưởng trên thế giới, triển khai từng bước các hoạt động của trung tâm tài chính offshore; phát triển hạ tầng kỹ thuật và không gian hoạt động cho fintech; nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện và sửa đổi, bổ sung các quy định pháp lý có liên quan.
Giai đoạn sau năm 2030, chuyển đổi mô hình trung tâm tài chính để cung cấp các dịch vụ tài chính trong nước và cho một số quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hướng đến trở thành trung tâm tài chính quy mô khu vực và trung tâm fintech của quốc gia vào năm 2045.
Trong thời gian tới, Đà Nẵng sẽ thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, như: đánh giá khả năng thu hút đầu tư khi xây dựng trung tâm tài chính; tập trung hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội hiện đại theo mô hình đô thị thông minh, đột phá, như hạ tầng giao thông kết nối trong nước, quốc tế và hạ tầng chuyển đổi số, phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ cao…
Bên cạnh đó, khai thác hiệu quả cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, cảng biển Tiên Sa, xây dựng cảng biển Liên Chiểu và hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, tạo sự năng động về kinh tế gắn với mục tiêu xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển mạnh có tầm quốc gia, quốc tế.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Người Việt chi gần 20.000 tỉ đồng mua smartphone trong quí 1/2017
- ·Hợp tác quốc tế, nâng cao vị thế
- ·Khát vọng tuổi 20
- ·Linh hoạt tư vấn tuyển sinh học nghề
- ·Netflix tới Việt Nam, sôi động truyền hình Internet
- ·Đề nghị các địa phương tạo điều kiện để phát hành sách giáo khoa
- ·Cơ hội việc làm tốt từ ngành Ðiều dưỡng
- ·Nghĩa tình đồng hương
- ·Khai mạc Chợ Tết Công đoàn
- ·Gần 26.000 hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp
- ·Na Uy xây hầm tận thế chứa dữ liệu toàn nhân loại
- ·Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh lần 2 khung kế hoạch thời gian năm học 2019
- ·Đề nghị các địa phương tạo điều kiện để phát hành sách giáo khoa
- ·Công bố Mẫu Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông
- ·Sức mạnh tổ hợp tên lửa kết hợp pháo phòng không Pantsir
- ·Bộ GD&ĐT yêu cầu sách giáo khoa lớp 1 phải đến tay học sinh trước 15/8
- ·Mức điểm tối thiểu xét tuyển đại học 2018 giảm
- ·Công bố Quyết định công nhận Hội đồng trường Trường Ðại học Y Dược Cần Thơ
- ·Bắt nguyên phó phòng và chuyên viên quản lý đô thị huyện Trảng Bom
- ·Bếp quê trong trường học