【kèo nice】Tạo động lực phát triển kinh tế
(CMO) “Những tháng đầu năm, huyện chịu nhiều tác động của cơ chế thị trường, dịch Covid-19 ảnh hưởng, khiến giá cả một số mặt hàng nông, thuỷ sản sụt giảm. Dịch bệnh trên tôm nuôi, trên đàn gia súc, gia cầm; thiên tai tác động trực tiếp làm thiệt hại trên 1,2 tỷ đồng. Nhưng với sự điều hành linh hoạt của UBND huyện, sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhân dân, đã tạo động lực quan trọng cho kinh tế của huyện những tháng đầu năm tăng trưởng khá”, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển Trần Hoàng Lạc đánh giá.
7 tháng đầu năm, tổng sản lượng khai thác và nuôi thuỷ sản của huyện đạt hơn 41.100 tấn. Sản xuất giống thuỷ sản được tiếp tục mở rộng với sản lượng tôm giống xuất trại trên 4,5 tỷ con, tăng 19% so với cùng kỳ. Diện tích nuôi tôm sinh thái 18.410 ha, tăng 19% so với cùng kỳ, trong đó có 10.410 ha được thế giới chứng nhận đạt chuẩn nuôi tôm sinh thái. Rau màu xuống giống được 575 ha, đạt 75% kế hoạch năm. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn được quan tâm, huyện đã mở 12 lớp tập huấn, hội thảo đầu bờ, truyền nghề cho 600 lao động với những ngành nghề truyền thống như nuôi tôm, cua, trồng hoa màu.
Huyện quan tâm chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể, xây dựng mô hình hợp tác xã gắn với dự án khoa học và công nghệ; thành lập các mô hình mới như Hội quán tôm - rừng, Hiệp hội doanh nghiệp, Cà phê kết nối doanh nghiệp. Ðến nay, trên địa bàn huyện có 25 hợp tác xã, 115 tổ hợp tác hoạt động hiệu quả. Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được thực hiện quyết liệt, tiếp tục phát huy các sản phẩm đã được công nhận. Có một số sản phẩm: đũa đước, tôm khô, bánh phồng tôm... của 3 cơ sở đủ điều kiện tham gia thực hiện.
Triển khai dự án nuôi tôm sú sinh thái cho 103 hộ dân với diện tích 500 ha, sản lượng đạt 220 kg/ha, tăng 20% so với hình thức nuôi truyền thống. Thử nghiệm 3 dự án: nuôi vỗ cua trứng; nuôi cá mú lồng thương phẩm trong vuông sinh thái; nuôi tôm sú quảng canh cải tiến kết hợp cua dưới tán rừng, nuôi tôm sú quảng canh cải tiến 2 giai đoạn, với nguồn vốn tỉnh hỗ trợ 6,4 tỷ đồng. Qua đó, nhân rộng mô hình trong Nhân dân, giúp dân tăng thu nhập.
Ông Nguyễn Chí Thức (thị trấn Rạch Gốc) phấn khởi với mô hình nuôi tôm sinh thái đạt hiệu quả cao. |
Huyện còn xây dựng lợi ích kinh tế từ cây rừng, điều hoà khí hậu, đa dạng sản vật dưới tán rừng; mở hướng kinh tế từ ngành hàng gỗ đước, tìm kiếm đối tác để tiêu thụ sản phẩm gỗ đước. Trước tiên, huyện sẽ tập trung mọi nguồn lực, định hướng các giải pháp, tạo ra hướng đi mới để tăng hiệu quả kinh tế cho nông dân từ cây rừng.
Chủ tịch Hội Thuỷ sản huyện Ngọc Hiển Ðào Văn Tươi cho rằng, ngành hàng chủ lực từ con tôm được huyện xác định là hướng đi phù hợp. Từ con tôm sẽ tạo ra các chuỗi cung ứng sản phẩm như tôm nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu thị trường trong và ngoài nước; định hướng các mặt hàng từ tôm như tôm khô, bánh phồng tôm, chà bông tôm, muối tôm, mắm tôm… đưa vào Siêu thị Co.opmart; hình thành làng nghề truyền thống, hướng đến OCOP gắn với phát triển du lịch.
Về cây rừng, lợi ích kinh tế những năm gần đây đã thấy rõ, rừng đước hỗ trợ sinh kế cho hàng ngàn hộ dân ven biển. Bà con đa dạng hình thức nuôi kết hợp với tôm như cua, sò huyết, vọp, ốc len, cá… đem lại nguồn thu nhập khá. Hiện nay, chúng ta cần tăng cường tuyên truyền để người dân cùng liên kết sản xuất, hình thành những hợp tác xã hoạt động hiệu quả kết hợp bảo vệ môi trường giữ rừng, thì bài toán kinh tế sẽ bền vững, đời sống người dân được nâng lên.
Ông Trần Hoàng Lạc cho biết, những tháng cuối năm huyện tiếp tục tập trung dồn lực để thực hiện đạt các chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra. Tăng cường giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả; phòng chống thiên tai, sạt lở đất. Ưu tiên các nguồn lực để phát triển mô hình nuôi tôm sinh thái, liên kết các nhà máy chế biến thuỷ sản để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, hạn chế bị thương lái ép giá. Tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã, phát huy hiệu quả câu lạc bộ doanh nghiệp. Quy hoạch, chỉnh trang khu trung tâm hành chính huyện, thị trấn Rạch Gốc và đưa vào sử dụng chợ Rạch Gốc. Phấn đấu xã Ðất Mũi, xã Tam Giang Tây hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới./.
Chí Hiểu
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Sạc nhanh pin điện thoại bằng một vài thủ thuật
- ·Quyết tâm từ đầu năm
- ·Tổng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hơn 1.695 tỉ đồng
- ·Cấp bách phòng, chống sạt lở
- ·Kỳ vọng vào năm mới có nhiều cơ hội và thành công
- ·Hoàn chỉnh hạ tầng: xứng tầm đô thị trung tâm
- ·Tăng cường thực hiện kiểm soát thanh toán các khoản chi
- ·Hậu Giang phát huy được thế mạnh sản phẩm OCOP
- ·Ba người phụ nữ bị xích chân, nhốt trong nhà kho ở Lâm Đồng
- ·Giá heo hơi tăng cao, người nuôi chưa dám tăng đàn
- ·Chưa rõ nguyên nhân khiến cáp quang biển quốc tế AAG bị đứt
- ·Đủ gạo tiêu thụ trong nước và xuất khẩu
- ·Philippines sẽ tiếp tục là quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới
- ·Kim ngạch xuất khẩu đạt 93,06 tỷ USD trong quý I
- ·Indonesia: Lở đất khiến bốn người thiệt mạng, núi lửa Lewotobi phun trào trở lại
- ·Niềm vui từ những “món quà” sinh kế
- ·Phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Một Ngàn đến năm 2040
- ·Xây dựng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại tỉnh Hậu Giang
- ·Công điện của Thủ tướng về việc tai nạn trong diễn tập tại Quân khu 7
- ·Mỗi ngày có hơn 450 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đầu năm 2024