【kqbd số】Vì sao Thụy Sĩ bỏ trần lãi suất?
>> 7 đối tượng bị thiệt hại nặng khi đồng Franc Thụy Sĩ tăng mạnh
>> Bỏ trần tỷ giá,ìsaoThụySĩbỏtrầnlãisuấkqbd số Thụy Sĩ gây bất ngờ lớn cho thị trường tài chính quốc tế
Trước hết là về trần tỷ giá, có thể thấy, hầu hết các nước giàu có đều để đồng tiền của họ trôi nổi tự do, nghĩa là giá trị của chúng được xác định bởi các giao dịch diễn ra trong thị trường tài chính. Tuy nhiên, một ngân hàng trung ương có thể hành động theo cách khác. Họ có thể quyết định đặt một mức giới hạn tối đa về giá trị cho đồng tiền khi nó lên giá so với một đồng tiền khác (gọi là mức trần tỷ giá). Để duy trì mức trần này, các cơ quan tiền tệ sẽ cam kết mua ngoại tệ để đẩy làm giảm giá trị đồng tiền của mình bất cứ khi nào mức trần trên bị xâm phạm.
Tại sao Thụy Sĩ áp dụng chế độ tỷ giá này này?
Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Thụy Sĩ đã thấy một dòng vốn lớn từ các nhà đầu tư tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn khi thị trường bất ổn đang lan rộng. Cầu với đồng franc Thụy Sĩ tăng đã dẫn đến một sự lên giá mạnh mẽ: trong năm 2011, ở đỉnh cao của cuộc khủng hoảng nợ khu vực đồng euro, giá trị của đồng tiền Thụy Sĩ đã tăng khoảng 20% trong khoảng tháng Bảy và tháng Tám, khi được đo so với đồng tiền của những đối tác thương mại chính của nó.
Điều này đã gây hại cho xuất khẩu của Thụy Sỹ khi hàng hóa và dịch vụ của họ đắt lên một cách tương đối và mất khả năng cạnh tranh ở nước ngoài. Hàng hóa nhập khẩu nhờ vậy mà đã trở nên rẻ hơn đáng kể, góp phần làm giảm lạm phát trong nước. Vào tháng 9 năm 2011, Ngân hàng trung ương Thụy Sỹ đã vào cuộc, thiết lập một mức trần tối đa 1.2 đồng Thụy Sỹ đổi 1 đồng Euro.
Trụ sở của Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ. Ảnh: Gulf-times |
Mức trần này có hoạt động trong thời gian qua?
Nhìn chung là có. SNB cố gắng giữ cho giá trị đồng Franc ở phía dưới một mức mong muốn - thành tích không nhỏ khi họ phải đối mặt với hàng ngàn nhà đầu cơ tiền tệ đã sẵn sàng để đặt cược chống lại cam kết của mình. Đôi lúc, họ đã phải mua một số lượng lớn các tài sản ngoại tệ để giữ vững được mức trần này nhằm duy trì cam kết của mình.
Đối với các tác động đến nền kinh tế, kết quả của việc duy trì mức trần này còn khá trái ngược. Trong bốn năm qua, Thụy Sĩ đã phát triển nhanh hơn so với khu vực châu Âu kim ngạch xuất khẩu tương đối tốt, bất chấp việc đồng Franc không hề yếu (điều này không tốt cho xuất nhập khẩu – như đã nêu ở trên) và sự yếu kém của liên minh tiền tệ EU - đối tác thương mại chính của Thụy Sĩ.
Tuy nhiên, lạm phát vẫn âm trong giai đoạn 2011-2013 và dao động quanh mức 0, nghĩa là thấp hơn 2% so với mục tiêu của SNB. Nhiều nhà phân tích cho rằng áp lực giá cả thậm chí có thể thấp hơn nếu Ngân hàng trung ương không can thiệp.
Vì sao mức trần trên lại bị phá bỏ?
Vào sáng ngày 15/1, SNB biện minh quyết định của mình khi nói rằng sự "định giá quá cao một cách đặc biệt" của đồng Franc so với các đồng tiền khác đã giảm đi kể từ khi mức trần trên được sử dụng. Đặc biệt, sự lên giá gần đây của đồng đô la Mỹ so với đồng Euro đã dẫn đến mất giá mạnh của đồng Franc Thụy Sĩ so với đồng USD (do đồng Franc neo tỷ giá với đồng Euro).
Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế tin rằng quyết định này có liên quan cuộc họp hội đồng quản trị của Ngân hàng Trung ương châu Âu vào tuần tới, khi các nhà hoạch định chính sách tiền tệ của khối EU có thể khởi động một chương trình nới lỏng định lượng. Điều này có thể thúc đẩy một làn sóng mới của các dòng vốn chảy vào tài sản của Thụy Sĩ, gây áp lực lên tỷ giá và buộc Ngân hàng Trung ương can thiệp trên một quy mô có thể lớn hơn nhiều so với trước.
Thomas Jordan, Chủ tịch Hội đồng quản trị của SNB, dường như thừa nhận điều này khi ông nói vào hôm 15/1 rằng, một khi việc duy trì trần tỷ giá này không còn bền vững, các ngân hàng trung ương rõ ràng cảm thấy buộc phải hành động nhanh chóng. "Tốt hơn là làm điều đó ngay bây giờ hơn là sau 6 tháng hoặc 12 tháng khi nó sẽ làm tổn thương nhiều hơn", ông nói.
Liệu điều này có nghĩa là SNB sẽ không có vai trò gì trong tương lai?
Hoàn toàn không phải vậy. Khi SBN công bố bỏ mức trần tỷ giá, họ đồng thời giảm lãi suất huy động từ -0,25% xuống - 0,75%. Điều này có nghĩa là các ngân hàng phải trả nhiều hơn so với trước đây cho gửi tiền dự trữ của họ tại Ngân hàng trung ương (vì lãi suất tiền gửi bị âm nhiều hơn), do đó sẽ khuyến khích họ tung đồng Franc ra nền kinh tế, giúp đẩy giá đồng Franc xuống. Hơn nữa, SNB cũng không loại trừ việc sẽ tiếp tục can thiệp vào thị trường ngoại hối, mặc dù kích thước và hiệu quả của những thương vụ này vẫn chưa được biết./.
D.T (nguồn: bsc.com.vn, Financial Times)
(责任编辑:Cúp C2)
- ·SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam
- ·Nhiều người tranh cãi: 'Cơn dông' hay 'cơn giông'?
- ·Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu qua đời ở tuổi 104
- ·Phụ huynh bị 'vận động' đóng góp ít nhất 200.000 đồng làm đường ở TP.HCM
- ·Câu chuyện lan tỏa cảm hứng: Một gia đình từ bỏ nghề giết mổ, buôn bán thịt mèo
- ·IJC Festival 2024: 'Nhà máy hiện thực hoá ước mơ' của tân sinh viên trường Báo
- ·Nữ thần đồng Trung Quốc tự kết liễu cuộc đời ở tuổi 31
- ·Sinh viên đi xe buýt sẽ được cộng điểm rèn luyện
- ·Thời tiết Hà Nội 11/8: Nắng gián đoạn, mưa giông bất chợt vào trưa chiều
- ·Chàng trai Việt mê robot, sở hữu doanh nghiệp in 3D ở tuổi 24
- ·Tìm thấy thi thể cụ ông bị mất tích sau trận mưa lũ ở Nghệ An
- ·Từng đỗ đại học top đầu châu Á, chàng trai gây thất vọng vì bỏ học về quê
- ·Phân biệt Tiếng Việt: 'Quá trớn' hay 'quá chớn'?
- ·Câu đố mẹo khiến thí sinh Đường lên đỉnh Olympia hoang mang
- ·'Gia đình không vào cuộc thì trẻ em khó an toàn trên môi trường mạng'
- ·Ô tô nằm ở ô số mấy trong bãi đỗ xe?
- ·Gần 41.600 bộ sách giáo khoa bị hỏng do mưa lũ
- ·Gần 60 học sinh, giáo viên tử vong và mất tích sau bão Yagi
- ·15 ngày tổng kiểm soát ô tô kinh doanh vận tải, CSGT xử lý 22 nghìn vi phạm
- ·99% mắc lỗi chính tả: 'Reo rắc' hay 'gieo rắc'?